ĐỐI PHÓ GIA TĂNG BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG Ở TRẺ EM

DINH DƯỠNG CẦN ĐI TRƯỚC

Theo báo cáo của Đơn Vị Phát Triển và Sức Khỏe Trẻ Em (CHD), thuộc tổ chức Y Tế Thế Giới WHO cho thấy các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi và tiêu chảy tiếp tục là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 9 tuổi. Điều này càng đáng quan tâm hơn khi tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi nhanh của nhiều loại tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút trong thời gian gần đây. Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng rất nhạy cảm với các biến đổi này bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hòa thiện.
Thực vậy, thường xuyên bị viêm nhiễm lúc nhỏ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao và trí tuệ của trẻ. Như, GS. Santosham, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh tiêu chảy thường xuyên (2-3 lần/năm) ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gây giảm 8 cm chiều cao và 10 chỉ số IQ ở độ tuổi 7-9 tuổi. Theo báo cáo của CHD, dinh dưỡng là 1 trong 3 chiến lược can thiệp quan trọng để ngăn ngừa hay chặng đứng sự viêm nhiễm xảy ra ở trẻ. Vì sao dinh dưỡng lại quan trọng và phải đi trước như vậy?
Bởi tăng cường miễn dịch bằng giải pháp dinh dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất cần thời gian. Điều này có nghĩa là, nếu chờ đến khi trẻ mắc bệnh mới “chăm chút” dinh dưỡng và bổ sung là không kịp thời cũng như không đạt được hiệu quả cao nhất. Do đó, dinh dưỡng là nên chuẩn bị càng sớm càng tốt.
Khi trẻ được can thiệp dinh dưỡng tốt thì “vòng tròn sức khỏe” của trẻ sẽ luôn được khỏe mạnh và cân bằng. Cụ thể như sau:
Dinh dưỡng đa dạng cân bằng (1) –> đủ năng lượng cho hoạt động tư duy và thể chất, cũng như đủ vi chất cho các phản ứng sinh hóa, miễn dịch trong cơ thể (2) –> miễn dịch khỏe mạnh (3)–> ít bị bệnh viêm nhiễm (4) –> sinh hoạt, vui chơi khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng (5) –> dinh dưỡng tốt cân bằng (1)

LÀM SAO ĐỂ “VÒNG TRÒN SỨC KHỎE” CỦA TRẺ LUÔN CHẠY TỐT NHẤT

Để trẻ có sức khỏe tốt bạn cần lưu ý những điều sau:
• Ưu tiên cho trẻ bú mẹ từ mới sinh.
• Khi trẻ ăn dặm, trẻ nên có chế độ ăn đa dạng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu rau củ quả để lấy đủ chất xơ và các vitamin.
• Giúp hệ lợi khuẩn đường ruột của trẻ phát triển tốt thông qua chế độ ăn có bổ sung các vi khuẩn có lợi tự nhiên hằng ngày như sữa chua, sữa uống lên men…
• Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh bởi vì điều này có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển. Trong khi đó, tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh mới hiện không bắt kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Thực tế, để phát triển 1 loại kháng sinh mới phải mất đến 15 năm, tiêu tốn hàng tỷ đô la và tỷ lệ thành công thường rất thấp chỉ 1 trên 30 loại có thể đến tay bệnh nhân. Do đó, khi trẻ bị bệnh và được kê kháng sinh cần cho trẻ uống đúng liều và đúng thời gian quy định.
• Chế độ ăn đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá, trứng … để trẻ lấy đủ đạm và các chất khoáng quan trọng như kẽm, sắt–những nguyên tố này không chỉ quan trọng cho tăng trưởng thể chất mà còn quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống bệnh.
Kẽm được biết đến có nhiều vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho T, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu lượng sắt trong máu thấp sẽ làm ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch của một số tế bào như tế bào lympho T vì những tế bào này cần sắt để hỗ trợ quá trình trao đổi chất của chúng. Như chúng ta đã biết tế bào lympho T có đa dạng vai trò trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể như tiêu diệt các tế bào bất thường, điều hòa miễn dịch…
Tuy nhiên, việc thiếu hụt kẽm, sắt ở trẻ nhỏ khá thường xảy ra và khó nhận biết do nhiều nguyên nhân như tỷ lệ hấp thụ khác nhau tùy mỗi bé, biếng ăn hay ăn lệch (chỉ ăn 1-2 loại thức ăn). Theo cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 được thực hiện bởi Viện Dinh Dưỡng quốc gia, có đến 58% trẻ em từ 6 tháng đến gần 5 tuổi bị thiếu kẽm trong khi cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm lại đi đôi thiếu sắt vì chúng thường có từ một nguồn thực phẩm.
Thiếu hụt một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến việc tạo máu, tăng trưởng kém và làm suy yếu các hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó, nếu trẻ không đạt đủ từ thực phẩm hoặc biếng ăn hoặc ăn uống kém đa dạng thì có thể bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng dễ uống cho trẻ hiện nay như Fitobimbi Ferro C vừa có chứa kẽm và sắt hữu cơ dạng gluconate – thành phần kẽm và sắt ở dạng hữu cơ này có hàm lượng đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, trong sản phẩm này còn bổ sung thêm dịch chiết xuất quả Sơ ri giàu vitamin C không chỉ giúp hấp thụ sắt hiệu quả mà còn hỗ trợ miễn dịch, tăng khả năng tập trung và giảm mệt mỏi.
• Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh, bim bim vì các thực phẩm này giàu đường và chất béo không tốt. Việc tiêu thụ các loại này ở độ tuổi nhỏ có ảnh hưởng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ
Không chỉ vậy, có một điều mà chúng ta cần chú ý tới đó là để một đứa trẻ được phát triển tốt nhất bên cạnh dinh dưỡng tốt còn cần những yếu tố tinh thần như môi trường chăm sóc để trẻ luôn được tự do phát triển, được yêu thương và quan tâm của cả bố và mẹ. Điều này mới thật sự làm trẻ phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Do đó, bố mẹ nên
• Giúp trẻ có cơ hội vui chơi, hạnh phúc.
• Giúp trẻ có cơ hội vận động, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng màn hình điện thoại, Ipad
• Giúp trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Kết luận

Chắc chắn chúng ta không thể tạo được một môi trường hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật cho trẻ. Thay vào đó, chúng ta có thể giúp trẻ xây dựng một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong thông qua một lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Để kết tôi lấy lại câu nói của Thomas Edison, môt nhà phát minh vĩ đại của nhân loại, cũng là một người có tư tưởng đi trước thời đại. Ông từng có hàng loạt các nhận định về tương lai, hầu hết đã thành hiện thực sau gần 100 năm như “sách điện tử” cái mà ông gọi thứ chỉ dày chưa tới 5 cm có thể chứa hàng ngàn trang sách, có thể đọc bất cứ đâu. Khi nói về “bác sĩ của tương lai”, ông nói “họ sẽ không còn chữa bệnh cho con người bằng thuốc nữa mà sẽ chữa và phòng bệnh bằng dinh dưỡng.”

Note

Communicable diseases among children. WHO
Santosham, M. (2015) How can we reduce child deaths from diarrhea? Weforum.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây