HƯỚNG DẪN CHA MẸ CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG SỮA CHO TRẺ

KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI SỮA CHO TRẺ?

* Cần thay đổi theo độ tuổi phát triển của trẻ:
● Sữa mẹ là dòng sữa duy nhất, quý giá mà mẹ có thể dành tặng cho bé khi chào đời, khuyến khích cho các bé bú ngay khi mới sinh và luôn là ưu tiên thứ 1 cho trẻ.
● Sữa công thức là sữa đứng thứ 2 sau sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Các loại sữa khác không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Sau 1 tuổi, trẻ có thể tiếp tục dùng sữa công thức trước đó hoặc bắt đầu chuyển qua uống sữa tươi thanh trùng.
● Sau 2 tuổi, trẻ có thể dùng đa dạng các loại sữa như sữa công thức, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng hay sữa hạt vì sau độ tuổi này sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính, mà sữa lúc này khuyên dùng như 1 khẩu phần trong chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng để cung cấp canxi cho trẻ.
● Sữa hạt thực ra không phải sữa, mà nói đúng hơn là nước ép hạt. Chất béo và một số thành phần khác trong sữa này ít hơn sữa tươi và sữa công thức. Không khuyên dùng thay thế sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi thanh trùng cho bé dưới 2 tuổi.
● Sau 3 tuổi trẻ có thể dùng đa dạng các loại sữa như trên, bao gồm cả đa dạng mùi vị, tùy vào sở thích và sự thuận tiện của gia đình.
Mục đích của việc thay đổi sữa theo độ tuổi là để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và mức độ tiêu hóa khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
* Cần thay đổi khi trẻ có dấu hiệu không hợp với loại sữa đó
Theo Văn Phòng Y Tế Minnesota, Mỹ, trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu sau thì cần tham vấn chuyên gia để đổi sữa cho trẻ.
• Có xuất hiện tiêu chảy sau khi uống và không có khuynh hướng giảm
• Phân có lẫn máu và nhầy nhụa
• Ói (tránh lầm với nôn trớ)
• Có biểu hiện đau, quấy khóc khi bạn kéo chân trẻ lên để thực hiện động tác đạp xe.
• Cân nặng của trẻ thay đổi quá nhiều như giảm cân hoặc tăng cân nhanh.
Lưu ý: khi thay đổi sữa cho trẻ, trẻ có thể có 1 số thay đổi như xì hơi, ợ sau khi uống, hoặc nôn trớ. Phân cũng có 1 ít thay đổi như về màu sắc hoặc độ đặc (như lỏng hơn hay cứng hơn). Trẻ cũng có hành vi không thích uống. Tuy nhiên, hầu hết các thay đổi này là tạm thời, không ảnh hưởng đến trẻ và trẻ sẽ sớm thích nghi với sữa mới đó

NHỮNG NGÀY TRẺ BỆNH, BIẾNG ĂN NÊN BÙ SỮA CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Bạn vẫn nên cố gắng giữ lượng sữa như hiện tại mỗi ngày của trẻ. Nếu trẻ biếng ăn nhiều, có thể bù bằng sữa nhưng không quá 800ml/ngày. Sau đó, luôn cố gắng quay về lượng sữa như hiện tại của trẻ. Dù trong những ngày trẻ biếng ăn cũng không cho trẻ bỏ bữa mà bạn vẫn tiếp tục cho trẻ ăn vì trẻ xây dựng hành vi ăn uống trước 6 tuổi là thông qua trải nghiệm. Trải nghiệm mới sẽ thay thế trải nghiệm cũ. Do đó, việc không cho trẻ ăn mà chỉ bù sữa sẽ làm trẻ không có trải nghiệm của việc ăn. Khi đó, sau vài ngày bạn cho ăn lại thì trẻ khó ăn được như ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cho trẻ ăn như bình thường, thì có thể chỉ sau 1-2 ngày trẻ lại bắt đầu ăn uống tốt trở lại.
Hơn nữa, khi biếng ăn, trẻ thường thích chọn sữa vì nó dễ uống, uống nhanh để quay lại cuộc chơi, do đó trẻ rất dễ hình thành hành vi phụ thuộc vào sữa. Để tránh hành vi này, song song với bù sữa, bạn cần kết hợp thêm những cách khác như tăng năng lượng trong bữa ăn của trẻ, chọn những snack giàu năng lượng, bánh crackers, phô mai, sữa chua…
Sau cơn mưa trời lại sáng. Không có đứa trẻ nào biếng ăn mãi mà chỉ là trẻ đang học cách ăn. Học thì sẽ có lúc này, lúc khác. Cứ kiên nhẫn giới thiệu, chọn giải pháp thích hợp, trẻ học được thì sẽ hết biếng ăn và sẽ ăn uống tốt.

GẦN ĐÂY, CHÚNG TA NGHE NHẮC ĐẾN NHIỀU VỀ THÀNH PHẦN ĐẠM A2, VẬY SỮA CÓ BỒ SUNG THÊM THÀNH PHẦN NÀY LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu đạm sữa A2 là gì?
Thật ra đạm sữa A2 cũng là 1 loại đạm beta-casein có trong sữa như các loại khác. Trong sữa mẹ hoặc sữa động vật thường có chứa loại đạm này, nhưng với tỷ lệ nhỏ. Một số vật nuôi thuần A2 như bò thuần A2 có thể tạo ra sữa chỉ có thành phần đạm sữa A2 trong sữa của nó. Loại đạm này đã bắt đầu được nghiên cứu và phát triển từ cách đây hơn 20 năm bởi nhóm nghiên cứu của TS. Corran, ĐH Cambridge, Anh Quốc về lợi ích của nó liên quan đến tiêu hóa. Vài năm gần đây, nó trở nên khá phổ biến do nhiều báo cáo cho thấy đạm sữa này có liên quan đến việc gia tăng glutathione – một hợp chất chống oxy hóa và giúp giảm sản xuất các hoạt chất gây kích ứng đường ruột. Còn nghiên cứu của TS. Yellan, ĐH Monash, Úc cũng cho thấy đạm sữa A2 có cấu trúc an toàn, dễ hấp thu và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mà gần đây chúng ta thấy đạm sữa A2 đươc ứng dụng khá nhiều trong các dòng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như trong sữa Bubs Supreme khá nổi tiếng của Úc. Không những vậy, dòng sữa này còn đạt giải thưởng Clean Label – một chứng nhận tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ tổ chức Clean Label Project (CLP) đến từ Mỹ.
* Khái niệm “Clean Label” hay “nhãn sạch” đã ra đời và phát triển hơn mười năm, có thể hiểu đơn giản rằng: các sản phẩm được coi là nhãn sạch nếu có thông tin sản phẩm minh bạch, được làm từ các thành phần tự nhiên, dễ nhận diện, nguồn gốc bền vững, không chứa các chất phụ gia tổng hợp hay các chất không tốt cho sức khoẻ,…Ngày nay, “nhãn sạch” đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành thực phẩm, sữa.. ở các nước tiên tiến.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây