5 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH THỰC ĐƠN CỦA TRẺ CÓ ĐỦ CHẤT CHƯA?

5 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH THỰC ĐƠN CỦA TRẺ CÓ ĐỦ CHẤT CHƯA?
5 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH THỰC ĐƠN CỦA TRẺ CÓ ĐỦ CHẤT CHƯA?
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn giữ “bài sửa” với đầy những đường gạch bỏ khi ngày đầu tiên tôi thực tập tại 1 bệnh viện ở Worcester. Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng tôi chỉ nhận được lời phê bình như sau: “thiếu đánh giá thực tế, cần tập trung vào nhu cầu bệnh nhân của bạn”. Với những lời khuyên tưởng chừng như không thể sai như: “Trẻ cần được ăn uống đa dạng và cân bằng các nhóm thực phẩm, nên ăn nhiều rau củ”, hay “uống thêm nước” đều bị cô thẳng tay gạch bỏ”. Sau đó, tôi mới hiểu rằng việc đánh giá và lên thực đơn là không phải cứ ra menu là được, mà cô đòi hỏi tôi cần hiểu về nhu cầu của mỗi đứa trẻ và từ đó đưa ra 1 chương trình tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cho mỗi cá nhân. Đó mới là điều bệnh nhân của bạn cần và thực sự giúp ích cho họ. Kể từ đó, tôi đã soạn ra 1 bảng đánh giá để giúp các bà mẹ tự đánh giá thực đơn của con họ trước mỗi buổi tư vấn. Hiệu quả của phương pháp này là tự bản thân của họ sẽ nhận ra điều gì cần cho con mình và điều này đã thực sự mang lại hiệu quả kỳ diệu không chỉ với những “ khách hàng nhí” mà còn cho chính tôi.
Đây là 5 tiêu chí để đánh giá thực đơn của trẻ có đa dạng và đủ chất dinh dưỡng.

1. Bữa ăn của trẻ có đa dạng và đủ lượng các nhóm dinh dưỡng

Để giúp cha mẹ dễ dàng ước lượng lượng ăn của các nhóm thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, BV Cincinnati, Mỹ đưa ra hướng dẫn lượng ăn của trẻ mỗi bữa theo kích thước bàn tay của trẻ. Cụ thể mỗi bữa gồm:
• Lượng cơm, bún hoặc mì: tương đương 1 nắm tay của trẻ
• Lượng rau củ hoặc trái cây: tương đương chứa đầy 2 lòng bàn tay của trẻ.
• Lượng thịt, cá: tương đương độ dày và kích thước lòng bàn tay của trẻ
• Lượng chất béo lành mạnh từ các nguồn như: phô mai và bơ đậu phộng… tương đương kích thước ngón tay cái của trẻ. Chúng ta thường biết đến phô mai là 1 nguồn canxi và chất béo tốt, nhưng phô mai cũng là 1 nguồn đạm và kẽm tốt và tiện lợi cho trẻ nhỏ. Tôi thấy các bé nhỏ thường được mẹ cho dùng phô mai vuông Belcube (5g/viên) là rất tốt cho nhu cầu phát triển của trẻ. 3 viên này đã đáp ứng khoảng 22% nhu cầu kẽm mỗi ngày cho trẻ 4-6 tuổi. Đặc biệt ở VN ta, có khoảng 60% trẻ dưới 5 tuổi là thiếu vi chất này. Trẻ thiếu kẽm thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh và mắc bệnh lâu hết. Bởi vì kẽm có nhiều vai trò quan trọng với hệ miễn dịch như kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch quan trọng cho cơ thể như lympho B và lympho T, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trẻ được khuyên nên kết hợp đa dạng các thực phẩm để gia tăng nguồn kẽm nguyên tố cho trẻ. Bạn có thể kết hợp phô mai với các thực phẩm khác để gia tăng vi chất này cho trẻ trong thực đơn hàng ngày. Lưu ý, khi dùng các thực phẩm giàu kẽm, nên tránh ăn cùng các thực phẩm giàu phytate như đậu nành, đậu phộng, đậu lăng, khoai tây, củ dền, bông cải, bắp cải, bó xôi… để tránh ngăn hấp thu vi khoáng này.

2. Có rau củ hoặc trái cây ở mỗi bữa

Trong bữa ăn có rau củ hoặc trái cây ở mỗi bữa

3. Có đủ 3 bữa mỗi tuần

Có đủ 3 bữa mỗi tuần có các loại cá dầu gồm cá thu, lươn sông, cá hồi, cá chép

4. Có kết hợp dạng đạm từ 2 nguồn: động vật và thực vật mỗi tuần

Lí tưởng là ít nhất 2 loại đạm thực vật khác nhau và 3 loại đạm động vật khác nhau trong đó nên có cá, thịt gà … Lượng ăn của chất đạm mỗi bữa có thể ước lượng tương đối theo kích thước bàn tay của trẻ vì trẻ ở các độ tuổi khác nhau sẽ có kích thước bàn tay phát triển theo từng độ tuổi.

5. Không bị lặp lại 1 món

Không bị lặp lại 1 món nhiều hơn 4 lần mỗi tuần
( Các bạn xem ảnh dưới comment để biết cách ước lượng theo bàn tay của trẻ)

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây