“MÓN NỢ MIỄN DỊCH”
Dạo gần đây, chúng ta thấy cụm từ này xuất hiện khá thường xuyên trên các trang báo lớn quốc tế và cả trong nước. Không những vậy, số ca mắc bệnh ở trẻ nhỏ lại ngày càng tăng cao, nhiều ca tiến triển nặng và thời gian mắc bệnh kéo dài. Vậy, có phải thực sự là trẻ đang phải “trả nợ miễn dịch” hay không?
HIỂU VỀ “MÓN NỢ MIỄN DỊCH” Ở TRẺ NHỎ
Một báo cáo quan trọng về hệ miễn dịch từ nhóm nghiên cứu của TS. Davis, ĐH Stanford, Mỹ đăng trên tập san khoa học hàng đầu Cell cho biết: miễn dịch khỏe mạnh của con người không tự sinh ra là có, mà nó là kết quả thông qua những trải nghiệm với các yếu tố môi trường xung quanh. Đầu tiên trẻ nhận các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ. Kế đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phát triển dần thông qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc với môi trường (bao gồm cả virus, vi khuẩn) thông qua chơi đùa ngoài trời, nơi mà hệ miễn dịch được “huấn luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn.
Thực tế, trẻ nhỏ dễ bị bệnh hơn người lớn là điều dễ hiểu vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu và đang học hỏi. Phải đến 3 tuổi hệ miễn dịch của trẻ mới bắt đầu dần hoàn thiện. Tuy nhiên, do thời gian dài bị giãn cách xã hội, trẻ thường xuyên phải ở nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh… Chính những điều này làm hệ miễn dịch của trẻ tạm thời “được nghĩ dưỡng”, ít có cơ hội được huấn luyện bởi môi trường và tương tác với virus, vi khuẩn để sản sinh các kháng thể. Trong khi đó, các vi rút, vi khuẩn cơ hội vẫn đang hoạt động bình thường. Khi trẻ đi học lại, hay được vui chơi ngoài trời, khoảng trống về miễn dịch hay còn gọi là “món nợ miễn dịch” có thể làm trẻ dễ bị tấn công bởi các vi rút, vi khuẩn cơ hội hơn khiến cho các bệnh lý được coi là thông thường trước đây như: Cúm A, Cúm B, Adeno, RVS..lại là nguyên nhân khiến trẻ bệnh nặng hơn và tỉ lệ nhập viện cao hơn
Không những vậy, khi trẻ thường xuyên bị bệnh thì trẻ lại dễ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn thiếu dinh dưỡng và bệnh như sau:
Trẻ bị bệnh –> bệnh rồi thì cần nhiều năng lượng đối phó bệnh, vị giác kém, cơ thể hấp thu kém –> Dinh dưỡng kém –> thiếu năng lượng và vi chất –> miễn dịch kém –> trẻ dễ bị bệnh lại
Trẻ rơi vào bất cứ điểm nào trong vòng tròn này, sẽ bị cuốn theo nó. Do đó, khi trẻ bị bệnh thường biếng ăn gây thiếu dinh dưỡng, dẫn đến miễn dịch kém, rồi lại dễ mắc bệnh hơn.
3 LỜI KHUYÊN CHA MẸ NÊN LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ “TRẢ NỢ MIỄN DỊCH” TRONG THỜI ĐIỂM NÀY
Giúp trẻ vui chơi, khám phá và có lối sống năng động
Những Top Tips được khuyên để tăng sức đề kháng cho trẻ của các nhà khoa học tại Harvard là giúp trẻ vui chơi khi có thể và hạn chế thời gian sử dụng màn hình của trẻ dưới 1 tiếng mỗi ngày. Cụ thể,
Các hoạt động vui chơi của trẻ dưới 6 tuổi nên hướng đến sự năng động như đi bộ công viên, các trò chơi ngoài trời, ném bắt bóng, nhảy dây…Điều này không chỉ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, mà còn giúp giảm thời gian thụ động của trẻ như nằm dài xem TV, Ipad, điện thoại.
Một số hoạt động gợi ý bạn và bé có thể cùng chơi tại nhà như: chơi ú à, chi chi chành chành, dẫn bé đi “thám hiểm” vườn nhà, đi cầu thang cùng mẹ, đánh banh, bắt bóng, hướng dẫn bé về các món ăn, các loại gia vị và tên nguyên vật liệu, các trò chơi đóng vai như làm bác sĩ, làm cô giáo…
NGỦ ĐỦ GIẤC
Theo TS. Besedovsky, ĐH Tübingen, Đức, giấc ngủ không tốt có thể làm yếu cả hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này làm trẻ dễ bị bệnh hay viêm nhiễm hơn. Bạn có thể tạo 1 hoạt động hugging time với trẻ khoảng 10-20 phút trước giờ ngủ. Điều này giúp mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ của trẻ. Có thể là đọc sách, kể chuyện vui, ca hát…Quan trọng là các hoạt động này nên diễn ra trên giường và không có màn hình điện tử. Và kết thúc thời gian hugging time bằng cách ôm hôn và chúc con ngủ ngon.
DINH DƯỠNG CÂN BẰNG VÀ ĐẦY ĐỦ
Trong các yếu tố thì dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất mà cha mẹ cần quan tâm. Bởi vì nó là yếu tố quyết định sức đề kháng của cơ thể, cũng như giúp trẻ thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn của bệnh. Nhóm nghiên cứu của TS. Dewey, ĐH California, Mỹ đã cho thấy dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng là cần thiết trong việc giúp trẻ có “hàng rào miễn nhiễm” tốt để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của vi rút, vi khuẩn.
Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần có và nên được phối hợp trong bữa ăn của trẻ, đặc biệt là trong những thời điểm nhạy cảm này:
Lựa chọn các loại rau củ quả có màu vàng, cam, đỏ như bưởi, cà rốt, nước ép ổi, cà chua…để bữa ăn của trẻ giàu những chất chống oxy hóa quan trọng như vitamin C và Vitamin A. Bên cạnh đó. chế độ ăn của trẻ cũng cần đa dạng chất đạm từ nhiều nguồn như thịt bò, thịt heo, thịt gà… vì đây là nguồn cung cấp chính kẽm và sắt- hai nguyên tố cần thiết và quan trọng cho các hoạt động của hệ miễn dịch.
Cụ thể, kẽm giữ vai trò kích thích và hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch T. Không những vậy, kẽm cũng đóng vai trò then chốt trong con đường tín hiệu tế bào của quá trình phát triển tế bào miễn dịch B- nhóm tế bào liên quan đến miễn dịch đặc hiệu và sản xuất kháng thể. Trong khi đó thiếu sắt làm hạn chế nhiều cơ chế đề kháng tự nhiên, gây giới hạn hoạt động của các protein miễn dịch chống vi khuẩn của cơ thể. Việc thiếu kẽm sắt thường liên quan đến trẻ dễ bị bệnh và dễ tái nhiễm hơn.
Một điều đáng chú ý nữa là, sau 1 đợt bệnh cơ thể trẻ thường mệt mỏi ăn không ngon, mất năng lượng do phải chống trả với vi trùng gây bệnh. Không những vậy, cả những vi chất như sắt, kẽm …cơ thể cũng cần sử dụng nhiều hơn để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhiều bằng chứng cho thấy sắt nguyên tố trong cơ thể trẻ cũng thường bị vi trùng gây bệnh “tận rút” làm nguyên liệu cho quá trình tăng trưởng của chúng. Do đó, sau bệnh trẻ gặp tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu vi chất là điều rất dễ hiểu.
Mặc dù, sắt kẽm quan trọng như vậy nhưng tỷ lệ trẻ ở Việt Nam thiếu rất cao: Theo thông kê của Viện dinh dưỡng Quốc Gia năm 2019-2020 có đến 60% trẻ thiếu kẽm, và cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt 2 vi chất này thường thiếu cùng nhau do sắt và kẽm thường có mặt trong cùng nguồn thực phẩm.
Do đó, nếu trẻ thường xuyên bị bệnh, biếng ăn hoặc ăn uống kém đa dạng không thể nhận đủ kẽm, sắt từ thực phẩm thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ dưới dạng thực phẩm bổ sung. Nên chọn dạng lỏng để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng, khá phổ biết cho trẻ hiện nay như Fitobimbi Ferro C vừa có chứa kẽm và sắt hữu cơ dạng gluconate với tỷ lệ cân bằng 1:1- tỷ lệ này giúp kẽm và sắt hấp thu tốt và không ảnh hưởng khi kết hợp cùng nhau. Ngoài ra, trong sản phẩm còn bổ sung thêm dịch chiết xuất quả Sơ ri giàu vitamin C không chỉ giúp hấp thụ sắt hiệu quả mà còn giúp hỗ trợ miễn dịch
Notes
A new role for Zinc in immune function. Oxford University. 2019
Haschka D, Hoffmann A, Weiss G. Iron in immune cell function and host defense. Semin Cell Dev Biol. 2021;115:27-36.