Để nuôi con BẰNG SỮA MẸ THÀNH CÔNG

ĐỊNH NGHĨA

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn/uống bất cứ
thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Lợi ích cho con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng
đầu. Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu. Sữa mẹ có các kháng thể và các yếu tố bảo
vệ nên giúp trẻ phòng ngừa/chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy
và nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa mẹ dễ tiêu hóa- hấp thu, sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở
nhiệt độ phù hợp

Lợi ích cho mẹ

Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp sổ rau và kích thích co hồi tử cung tốt, cho trẻ
bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa, phòng cương tức sữa, tiết kiệm chi phí, tăng cường tình cảm mẹ con, tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung), chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại

Lợi ích cho gia đình

Giảm bệnh tật, giảm các chi phí y tế

TẦN SUẤT VÀ THỜI GIAN CHO BÚ

Bú theo nhu cầu

Bú hết một bên rồi chuyển sang bên kia

Trẻ được bú cả ngày lẫn đêm.

Trẻ được coi là bú đủ khi trẻ đi tiểu ít nhất

> 6 lần/ngày và tăng cân tốt

HƯỚNG DẪN CÁCH CHO TRẺ BÚ MẸ

HƯỚNG DẪN CÁCH NÂNG VÚ BẰNG TAY

Cách nâng vú

Các ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú

Ngón tay trỏ nâng vú

Ngón tay cái để ở phía trên

Các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú.

Giúp trẻ ngậm bắt vú

Chạm núm vú vào môi trẻ, đợi đến khi miệng mở rộng nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú sao cho hướng môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Mẹ nên đưa trẻ vào vú mình. Bà mẹ không nên tự chuyển động người hoặc đưa vú vào miệng trẻ

CÁC KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ XỬ LÝ

KHÔNG ĐỦ SỮA

Các dấu hiệu chắc chắn chứng tỏ trẻ không nhận đủ sữa

  • Tăng cân kém (< 600 gam/1 tháng), đi tiểu ít (<6 lần/ngày) và nước tiểu cô đặc.
  • Trẻ không thoả mãn sau mỗi bữa bú
  • Trẻ khóc thường xuyên
  • Các bữa bú quá gần nhau
  • Bú kéo dài
  • Trẻ không chịu bú mẹ
  • Trẻ đi ngoài phân rắn, đôi khi ít phân
  • Khi bà mẹ vắt sữa không thấy sữa chảy ra
  • Hai bầu vú không to lên trong khi có thai
  • Sữa không “về” sau khi sinh

Xử trí không đủ sữa

Cho trẻ bú khi trẻ muốn, bất kể ngày hay đêm. Đánh thức trẻ dậy nếu trẻ ngủ thâu
đêm. Cho trẻ ngậm vú đúng cách. Xây dựng sự tự tin cho mẹ là mình có thể có đủ sữa

NẾU TRẺ KHÔNG THỂ BÚ MẸ HIỆU QUẢ TRONG 1 – 2 TUẦN ĐẦU, HÃY GIÚP MẸ

Vắt sữa và cho trẻ ăn bằng cốc.

Vắt 1 ít sữa trực tiếp vào miệng trẻ.

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với mẹ để trẻ cố gắng tự ngậm bắt vú mẹ

VÚ CĂNG TỨC

Nguyên nhân

Nhiều sữa quá, không cho con bú sớm, bé ngậm bắt vú kém, hút sữa không thường xuyên, hạn chế thời gian các bữa bú.

Xử trí

Bú mẹ ngay sau khi sinh, giúp trẻ ngậm bắt vú đúng, khuyến khích cho bú
không hạn chế.

Điều trị: không để vú được “nghỉ”

Nếu trẻ có thể bú được: cho bú thường xuyên, giúp đặt trẻ vào vú

Nếu trẻ không thể bú được: vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút sữa.

Trước khi cho bú: Dùng gạc ấm hoặc tắm nước ấm, massage cổ và lưng, xoa bóp vú nhẹ nhàng, kích thích da núm vú, giúp bà mẹ thư giãn.

Sau khi cho bú: Đặt gạc lạnh lên vú để giảm phù nề

ĐAU NÚM VÚ, NỨT CỔ GÀ

Nguyên nhân

Không cho trẻ bú sớm, không cho bú đúng cách: ngậm bắt vú sai.

Xử trí

Đảm bảo trẻ ngậm đầu vú đúng cách, để hở vú ra ngoài không khí và ánh sáng, bắt đầu
cho trẻ bú bên phía ít đau hơn.

Không nên rửa bầu vú nhiều lần trong ngày (vì làm mất chất dầu tự nhiên có ở da núm vú và dễ gây nứt núm vú), không nên sử dụng xà phòng hoặc khăn thô ráp, không dùng các loại thuốc hoặc dầu bôi vì sẽ gây kích ứng da núm vú. Sau mỗi lần trẻ bú, vắt 1 ít sữa bôi xung quanh núm và đầu vú sẽ giúp nhanh chóng lành vết nứt.

Nguồn: Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi trung ương

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây