Viêm tủy răng là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách điều trị

Viêm tủy răng
Viêm tủy răng

Tủy răng là một hệ thống nằm bên trong răng và có nhiều khả năng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Cùng Bác sĩ chuyên khoa nha Nguyễn Mạnh Hùng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị tủy răng.

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một hệ thống gồm các dây thần kinh, mạch máu và bạch mạch nằm sâu bên trong răng, được bao bọc bởi lớp ngà răng và men răng, gồm hai phần: tủy buồng và hệ thống ống tủy. Tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ nhỏ ở cuống răng, có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng răng.

Viêm tủy răng là viêm nhiễm xảy ra tại khoang tủy của răng thường có nguyên nhân trực tiếp gây nên bởi những loại vi khuẩn có hại trong miệng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chấn thương ngoài da, nhiễm độc,…

Viêm tủy răng là gì?

Tủy răng là cấu trúc nằm sâu bên trong răng, ở trong khoang tủy. Phía ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Dưới tủy răng có chứa nhiều lỗ nhỏ để mạch máu đi qua làm nhiệm vụ dẫn chuyền thần kinh và dinh dưỡng của cơ thể vào răng.

Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là gì?

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gây viêm tủy răng  phổ biến nhất. Vi khuẩn sau khi đã phá hủy được men răng, sẽ tiến vào ngà răng và “ăn mòn” các cấu trúc của răng tại đây. Khi ngà răng bị hủy hoại cũng là lúc tủy răng bị lộ ra, vi khuẩn dễ dàng tấn công tiếp vào tủy và gây viêm tủy răng.

Viêm lợi (nướu)

Viêm lợi cũng giống như sâu răng, đều do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên. Khi nướu bạn bị sưng đỏ, xuất hiện cảm giác đau khi ăn uống, chảy máu khi đánh răng, rất có thể bạn đã mắc viêm lợi. Viêm lợi nếu không được điều trị mà để bệnh tái phát lại nhiều có thể dẫn tới viêm nha chu. Khi đó, các ổ mủ xuất hiện gây tổn thương tới hệ thống xung quanh răng trong đó có tủy răng. Hậu quả nặng nề hơn có thể khiến bạn rụng răng.

Tổn thương tại răng

Tổn thương do sang chấn đôi khi để lại những hậu quả nghiêm trọng. Những yếu tố từ bên ngoài như tai nạn có thể khiến cho răng bị sứt, vỡ mẻ, ít nhiều ảnh hưởng tới tủy răng. Viêm tủy răng là điều không thể tránh khỏi nếu mức độ của sang chấn trên răng lớn.

Răng có cấu tạo khác thường

Đối với nhiều người do yếu tố di truyền có thể có một số răng có hình dạng khác thường như răng nhọn hoặc răng có hốc lõm, gồ ghề. Những yếu tố này khiến răng dễ bị mài mòn và thức ăn dễ dàng lại mắc kẹt lại, tạo điều khiển cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh viêm tủy răng.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Do quá trình ăn uống của con người, đôi khi chúng ta có thể vô tình ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm cho tủy răng bị sung huyết, dẫn đến viêm nhiễm ở tủy răng.

Viêm tủy răng nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ gây ra những biến chứng không chỉ ở trong miệng. Vi khuẩn sẽ theo tủy, vào trong đường máu và đi ra khắp các cơ quan của cơ thể để gây bệnh. Một số nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường có liên quan gián tiếp đến vi khuẩn trong miệng.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Điều trị viêm tủy răng

Viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh, đến nỗi họ có thể mất ăn mất ngủ về căn bệnh này. Điều bạn cần làm là nên tới những phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

Đối với những cơ đau gây nên do viêm tủy, bạn có thể dùng những phương pháp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên đối với những cơ đau nhức dai dẳng, cường độ ngày càng mạnh thì cần phải có sự can thiệp của các nha sĩ. Lúc này, tùy vào mức độ viêm tủy mà bạn đang mắc phải, các bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định điều trị.

  • Cơn đau ngắn (từ 3-5 phút): Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi tủy răng, nếu răng sâu thì tiến hành làm sạch ngà mủn và trám kín bằng hydroxit canxi để lấp vết sâu.
  • Nếu tủy răng ngày càng đau và kéo dài: Phương pháp phổ biến được thực hiện là tiến hành lấy bỏ tủy. Bệnh nhân được gây tê quanh chân răng và khoa mở tủy. Tủy sẽ được loại bỏ hoàn toàn và các bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình hệ thống ống tủy và hàn kín chúng lại để đảm bảo được chức năng của răng sau này.

Triệu chứng viêm tủy răng qua các giai đoạn

Viêm tủy răng có phục hồi

Đây là giai đoạn có những biểu hiện tương đối khó nhận biết. Người mắc bệnh viêm tủy răng trong giai đoạn đầu thường khó có thể phát hiện ra mình bị bệnh. Do đó, cần phải chú ý những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.

Tromg giai đoạn này, bệnh nhân thường có những cơn đau thoáng qua, nguyên nhân thường là do trước đó đã bị sâu răng mà không tiến hành điều trị. Cơn đau dễ nhận biết nhất là vào ban đêm, khi cảm giác ê buốt trở nên rõ ràng hơn, người bệnh có thể nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh răng miệng khác. Khi có nhiệt độ thay đổi đột ngột trong miệng như lúc ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm xuất hiện cơn đau của tủy răng.

Đây là giai đoạn ngắn nhưng khó phát hiện, nếu người bệnh được phát hiện và điều trị ngay tại giai đoạn này, tủy răng sẽ phục hồi lại như ban đầu.

Triệu chứng viêm tủy răng qua các giai đoạn
Triệu chứng viêm tủy răng qua các giai đoạn

Viêm tủy răng cấp

Dấu hiệu nhật biết rõ ràng hơn khi người bệnh ở giai đoạn viêm tủy răng cấp. Cơn đau xuất hiện với mật độ và cường độ ngày càng cao, có thể đau đến chảy nước mắt, sự đau đớn còn lan sang cả những răng bên cạnh và vùng nướu. Khi hết cơn đau, người bệnh trở lại bình thường. Nhưng khi có tác động từ bên ngoài như thức ăn lọt vào vùng tủy bị viêm, uống nước quá nóng hoặc lạnh thì cơn đau sẽ tái diễn.

Một số người sẽ xuất hiện mủ trong răng khiến họ đau dữ dội hơn, vừa đau vừa giật, như có người gõ trống trong tai, sẽ có cảm giác răng có tủy bị viêm lung lay và trồi lên cao hơn các răng khác,

Viêm tủy mạn tính

Những cơn đau đột ngột của viêm tủy răng cấp tính sẽ chuyển sang những cơn đau âm ỉ hàng giờ khi người bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khoảng cách giữa những cơn đau rất ngắn và đau liên tục về đêm, ngay cả khi cử động miệng để nói hoặc nhai thức ăn cũng có cảm giác đau.

Tổng kết lại, để bạn phát hiện bệnh sớm nhất, một khi có những dấu hiệu sau đây, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị viêm tủy răng kịp thời:

  • Xuất hiện những cơn đau những ở vùng răng và quanh răng.
  • Những cơn đau xuất hiện nhiều dần theo thời gian, với cường độ tăng dần.
  • Đau nhiều nhất là vào ban đêm.
  • Khi ăn thức ăn quá nóng và quá lạnh cũng cảm thấy đau nhức.

Viêm tủy răng là căn bệnh nguy hiểm. Bởi khi không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử, bệnh nhân không còn cảm thấy đau nữa. Nhưng lúc này là lúc viêm tủy răng gây ra những biến chứng nặng nề như viêm quanh răng, ổ mủ xuất hiện quanh chân răng, có thể khiến rụng răng, viêm xương, viêm hạch.

Biến chứng của viêm tủy răng

Viêm tủy răng phần lớn bắt nguồn từ những tổn thương trên bề mặt răng. Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gặp được điều kiện thuận lợi như mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt lại trên răng. Chúng sẽ sử dụng những thức ăn này làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hóa thành axit và bào mòn men răng. Đi qua được lớp men răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu phá hủy lớp ngà răng. Đến khi lớp ngà răng bị hủy hoại, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy răng.

Ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển lặng lẽ của bệnh. Bạn hầu như sẽ không cảm thấy cơn đau do viêm tủy gây nên. Những cơn đau trong giai đoạn này của bệnh chủ yếu xảy ra vào ban đêm, đau âm ỉ ở một khu vực và bạn khó có thể phát hiện được chính xác cơ đau phát ra từ chiếc răng nào.

Đến giai đoạn tiếp theo, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều hơn với cường độ ngày một lớn. Bệnh từ viêm tủy cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm mạn tính. Lúc này ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng khiến bạn bị đau đớn. Mất ngủ, mất ăn vì đau đớn là điếu khó tránh khỏi đối với người bị viêm tủy mạn tính. Khi chuyển sang giai đoạn cuối, tủy sẽ dần dần bị thối và chết đi, đây còn được gọi là tình trạng hoại tử của tủy. Khi đó, không chỉ đau đớn mà người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó phải kể đến:

Biến chứng của viêm tủy răng
Biến chứng của viêm tủy răng
  •  Viêm nhiễm vùng xương hàm: Sau khi hoại tử, các chất chứa trong tủy răng mang theo mầm bệnh sẽ thoát ra phía ngoài ống tủy và lỗ chân răng gây nên những bệnh vùng chân răng như viêm chân răng. Dần dần các cấu trúc nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, có thể dẫn tới viêm xương hàm.
  • Nang chân răng: Trái lại với tình trạng trên, các chất hoại tử nếu không thoát ra bên ngoài sẽ tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng, tạo nên các ổ mủ trên nướu khiến người bệnh khó chịu.
  • Mất răng: Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng. Vi khuẩn sau khi phá vỡ các cấu trúc bảo vệ và nâng đỡ răng, hủy hoại các mạch máu khiến răng không còn được nuôi dưỡng bởi cơ thể. Răng sẽ xỉn màu và rụng đi.
  • Bệnh liên quan tới tim mạch, hệ hô hấp: Có nhiều nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa vi khuẩn gây hại cho răng với các bệnh tim mạch và hô hấp. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tủy, chúng sẽ theo đường máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể để gây bệnh, trong đó có tim và phổi.

Tại sao cần điều trị tủy răng?

Tủy răng cần điều trị khi nhiễm trùng hoặc những tổn thương không thể phục hồi của tủy răng. Như đã đề cập ở trên, sâu răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tủy răng. Vi khuẩn gây sâu răng ở khoang miệng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào cấu trúc bảo vệ của răng. Cụ thể, chúng sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ những mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt lại trong miệng để chuyển hóa thành axit bào mòn men răng. Vi khuẩn sau khi đã làm hỏng men răng sẽ “đột nhập” vào ngà răng. Khi người bệnh không chữa trị sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công các cấu trúc còn lại của răng, “ăn mòn” chúng theo năm tháng, cuối cùng sẽ tới tủy răng.

Tủy răng là hệ thống mạch máu nằm ở khoang tủy của răng, nằm phía sâu trong lớp ngà răng. Tủy là nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh và các chất dinh dưỡng cho răng. Khi men và ngà răng bị vi khuẩn phá hoại cho đến khi tới hệ thống ống tủy, tất cả những điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng với nhiễm trùng bên trong răng.

Khi tủy đã bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, nặng hơn nữa là nhiễm trùng xung quanh tủy sẽ tạo ra áp xe răng. Nếu không điều trị tủy răng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe toàn thân.

Viêm tủy răng có chữa được không?

Viêm tủy răng có chữa được hay không và độ hồi phục của tủy phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Bệnh càng phát triển tới giai đoạn sau, các cấu trúc của răng bị phá hủy nhiều hơn, cơ hội phục hồi của tủy càng khó. Khi răng trưởng thành, bác sĩ có thể lây đi tủy răng một cách an toàn khỏi ống răng và buồng tủy mà vẫn giữ được răng toàn vẹn. Đây được gọi là cách điều trị nội nha khi tủy bị vi khuẩn tấn công mà không còn khả năng phục hồi.

Khi người bệnh ở giai đoạn viêm tủy răng mạn tính, các cơn đau nhức chỉ thỉnh thoảng xảy ra và chủ yếu vào ban đêm. Trong giai đoạn này, tủy chưa nhiễm trùng thì khả năng tủy sẽ trở lại bình thường rất cao nếu được phát hiện và điều trị viêm tủy răng kịp thời.

Viêm tủy răng có chữa được không?
Viêm tủy răng có chữa được không?

Một khi tủy bị nhiễm khuẩn, người bệnh chuyển sang giai đoạn viêm tủy răng mạn tính. Phương pháp điều trị lúc này đó là cứu răng bằng cách lấy đi đoạn tủy bị nhiễm trùng, xử lý để tránh vi khuẩn lây lan ra những khu vực xung quanh bằng cách bít ống tủy bằng các nguyên liệu nha khoa chuyên dụng. Nếu bệnh đã tiến triển quá nặng, vi khuẩn đã phá vỡ các cấu trúc nâng đỡ răng thì khả năng người bệnh phải nhổ răng là điều khó tránh khỏi.

Ngoài sâu răng và các bệnh trong khoang miệng, tủy răng còn có thể bị tổn thương do sáng chấn, gãy răng. Lúc này các bác sĩ cần tiến hành những biện pháp điều trị chấn thương và giảm khả năng tủy răng bị viêm nhiễm.

Thời gian điều trị tủy răng phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Khi tủy đã viêm mạn tính, việc điều trị cần chia thành nhiều giai đoạn để đảm bảo nhiễm trùng được loại bỏ hoàn toàn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm tủy răng như vị trí răng bị viêm, ống tủy cong, vị trí có nhiều ống tủy…

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây