Viêm lợi là chứng bệnh thông thường và phổ biến hiện nay. Vì là bệnh phổ biến nên nhiều người còn xem thường chứng bệnh này mà không biết viêm lợi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm lợi là gì?
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn, mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm lợi
Mọi người đều có thể bị viêm lợi và yếu tố góp phần phổ biến nhất là thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng đúng cách. Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu là do mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.
Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân làm gia tăng vi khuẩn gây viêm lợi như:
Viêm lợi do thường xuyên ăn thức ăn quá mềm
Thức ăn mềm làm cho răng bạn hoạt động kém hiệu quả dần. Đến khi chúng taăn thức ăn cứng sẽ khó khăn hơn do các cấu trúc răng suy giảm, trong đó lợi đã yếu đi trông thấy do thường xuyên sử dụng đồ ăn mềm.
Viêm lợi do sử dụng thuốc
Một số thuốc làm giảm chức năng của tuyến nước bọt. Nước bọt có công dụng làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng. Nếu tuyến nước bọt bị suy giảm, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công khiến lợi bị tổn thương. Do đó, sử dụng thuốc có thể dẫn tới viêm lợi, đặc biệt là các thuốc cảm lạnh và trầm cảm
Viêm lợi do giảm miễn dịch
Bất cứ bệnh nào cũng vậy, khi hệ miễn dịch của người bệnh ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác khiến cơ quan miễn dịch suy giảm chức năng, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm lợi.
Viêm lợi do sự thay đổi hormon trong cơ thể
Thay đổi hormon trong cơ thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác như da, tóc, thói quen ăn uống và suy giảm sức đề kháng của lợi. Thay đổi hooc mon thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai (hay còn gọi là rối loạn nội tiết).
Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng không khoa học : thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi và dễ bị viêm.
Giảm tiết nước bọt: Một số thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng. Không có tác dụng làm sạch của nước bọt, mảng bám răng và cao răng có thể tích tụ dễ dàng hơn. Sự tích tụ này cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Uống rượu cũng làm giảm tiết nước bọt. Hơn nữa, ở một số người cao tuổi, khi lợi và răng không khít, thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.
Bệnh đái tháo đường: Người bị đái tháo đường không kiểm soát được hoặc kiểm soát đường huyết kém dễ bị bệnh viêm lợi hơn. Đường huyết cao làm áp lực mạch máu tăng lên, giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi. Điều này làm cho lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm lợi có mấy giai đoạn?
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn đầu , lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác.
Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc vệ sinh răng lợi hàng ngày.
Giai đoạn hai: Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Dấu hiệu viêm nướu răng
Nướu răng là phần mô lợi bao bọc phía quanh răng, góp phần giữ cho cấu trúc của răng chắc khỏe. Nướu răng kết hợp với dây chằng răng và xương ổ răng tạo thành một thể nâng đỡ răng thống nhất. Khi nướu bị ảnh hưởng thì các bộ phận còn lại cũng theo đó mà có những triệu chứng suy yếu.
- Nướu răng đỏ, sưng: Nướu răng chắc khỏe là nướu răng có màu hồng nhạt hoặc màu hồng có pha lẫn với màu trắng ở phía dưới chân răng. Ngoài công dụng giữ răng chắc khỏe, nướu còn có các mô mềm nhô ra ngoài làm nhiệm vụ giúp thức ăn trôi và khó bám dính được vào bề mặt của nướu. Khi nướu bị vi khuẩn tấn công, nướu sẽ chuyển dần từ màu hồng nhạt sang màu đỏ và đỏ sậm tùy theo tình trạng viêm nhiễm của nướu.
- Nướu mềm, răng có thể bị lung lay: Viêm nhiễm khiến cho mô nướu mềm ra, khi phát triển tới giai đoạn nặng, hay còn gọi là viêm nha chu, các tổ chức bảo vệ và nâng đỡ cho răng sẽ dần dần bị tiêu hủy khiến răng không còn khả năng đứng vững và lung lay. Răng sẽ rụng nếu không được điều trị kịp thời.
- Chảy máu lợi: Viêm chân răng khiến nướu lợi bị tổn thương, lợi sẽ dễ dàng chảy máu bởi những tác động từ bên ngoài như đánh răng, xỉa răng bằng tăm.
- Hơi thở có mùi khó chịu: viêm nướu răng gây ra những biến đổi trong khoang miệng, mảng bám răng cùng vời thức ăn mắc kẹt lâu ngày trong miệng sẽ tạo ra mùi không mấy dễ chịu khi chúng ta giao tiếp, khi thở ra bằng miệng.
Khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến những cơ sở nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm nướu răng nếu để lâu và tái phát nhiều lần, không chỉ sẽ khiến rụng răng, mà còn gây nên một số biến chứng liên quan tới tim mạch, phổi.
Tuy nhiên, hầu hết người bị viêm nướu răng ban đầu sẽ không có triệu chứng gì hoặc những triệu chứng rất khó phát hiện, chỉ đến khi bệnh phát triển tới giai đoạn nặng, người bệnh mới bắt đầu đi khám. Lúc này, quá trình điều trị sẽ tốn kém hơn và hiệu quả phục hồi là không cao. Do đó, bạn nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ, ngay cả khi không có dấu hiệu của các bệnh về răng miệng.
Điều trị viêm lợi
Các phương pháp điều trị viêm nướu phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, nếu viêm nướu quá nặng, khi các phương pháp chữa trị bình thường tỏ ra không mấy hiệu quả thì cũng là lúc bạn cần đến sự can thiệp cơ học được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn. Đối với những người có những triệu chứng ở những giai đoạn đầu của viêm nướu hoặc hay bị tái phát nhiều lần có thể tham khảo những loại thuốc điều trị viêm nướu sau đây để chọn được cho mình phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất.
Thuốc điều trị viêm nướu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị viêm nướu răng. Do đó, bằng kiến thức chuyên ngành tới từ những nha khoa nhiều kinh nghiệm nhất, igygate.vn phân các loại thuốc này thành các nhóm sau:
Nhóm thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh tác động vào vi khuẩn gây bệnh cư trú dưới mô lợi, tiêu diệt vi khuẩn giúp ổ viêm chóng lành. Tuy nhiên, kháng sinh không giúp ích trong việc phòng ngừa tái phát bệnh lý viêm nướu, ngoài ra, kháng sinh còn tác động lên tất cả các loại vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa như khoang miệng, đường ruột dẫn tới một số tình trạng như rối loạn tiêu hóa. Hiện nay, bệnh nhân đang lạm dụng kháng sinh rất phổ biến, có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc và gây hậu quả nghiêm trọng khi điều trị các bệnh lý khác cũng như điều trị bệnh răng lợi trong tương lai. Đối với nhóm thuốc kê đơn này, bạn nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ để sử dụng sản phẩm được an toàn, hiệu quả.
Nhóm dung dịch súc miệng: Đây là những loại nước được sử dụng trong việc làm sạch khoang miệng bởi vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu. Trong thành phần thường chứa những loại chất chống khuẩn như Chlorin dioxide, Chlorhexidin, Hexetidin… giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn nhanh chóng.
Nhóm giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol…) được sử dụng để giảm những cơn đau tức thời do viêm nướu gây nên chứ không được dùng để điều trị lâu dài.
Nhóm thuốc kháng viêm: non-steriod (acid mefenamic, iburprofrn, meloxicam. diclophenac…) được dùng để giảm sưng, đau gây nên từ viêm nướu và corticosteriod (dexamethason. prednisolon…) có tính kháng viêm mạnh hơn và cũng có thể được kê đơn trong một số trường hợp để điều trị các triệu chứng sưng, đau nhức của viêm nướu răng ở giai đoạn nặng.
Bài thuốc dân gian điều trị viêm nướu
Sử dụng những bài thuốc dân gian để điều trị viêm nướu cũng là cách điều trị hữu hiệu thay thế cho phương pháp điều trị dùng thuốc nêu trên. Sau đây là những bài phổ biến nhất được chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp.
Túi trà
Bạn sẽ bất ngờ bởi công dụng điều trị viêm nướu của những túi trà sau khi đã qua sử dụng. Trong túi trà chứa các thuộc tính có tác dụng làm sạch và giảm sưng ở nướu. Lấy một túi trà sau khi dùng và để nguội sau đó áp vào khu vực bị đau sẽ tạm thời giảm đau và sưng nướu.
Tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất chống viêm nhiễm rất tốt cho nướu răng. Tỏi giã nát với đinh hương và trộn với một chút muối để đắp lên lợi, tính chất kháng khuẩn của tỏi sẽ khiến bệnh viêm nướu răng sớm thuyên giảm.
Hành tây
Cũng giống như tỏi, trong hành tây có chứa nhiều thành phần chống nhiễm trùng. Chỉ cần một nhánh hành tây nhỏ đặt vào chỗ nướu bị viêm. vi khuẩn gây đau nhức và viêm nhiễm sẽ sớm bị tiêu diệt.
Dầu ô liu
Sử dụng bông tăm thấm dầu ô liu và bôi trực tiếp lên vùng bị nướu bị viêm. Dầu ô liu cũng là một loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
Viên ngậm IgYGate DC-PG – Hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu
Nếu bạn đang phân vân giữa các phương pháp khi bị viêm nướu, vậy tại sao không sử dụng kháng thể IgY? Kháng thể IgY ra đời bởi công trình nghiên cứu trên 20 năm của các nhà khoa học Nhật Bản. Hiện nay, kháng thể IgY cũng là lựa chọn hàng đầu trong bảo vệ răng lợi tại Nhật Bản và không còn quá xa lạ.
Kháng thể IgY giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây các bệnh răng miệng như vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, vi khuẩn gây viêm lợi P.gingivalis. Ngoài ra, chất làm ngọt tự nhiên Xylitol cũng an toàn cho răng, giúp ngăn ngừa mảng bám trên răng. An toàn hơn thuốc điều trị trên mọi đối tượng, hiệu quả không những với những người đang mang bệnh mà còn giúp phòng ngừa tái phát bệnh, đó là những ưu điểm vượt trội của loại kháng thể IgY này. Kháng thể IgY được sử dụng rộng rãi tại Nhật trên mọi lứa tuổi đã giúp cho mọi người gạt bỏ nỗi lo về các bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm quanh răng, hôi miệng.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đem sản phẩm có chứa kháng thể IgY với tên gọi Viên ngậm IgYGate DC-PG – giúp bảo vệ răng, hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu. Hiện sản phẩm này đang được bán trực tiếp Online và phân phối tại 1 số nhà thuốc trên toàn quốc.
Các biến chứng do viêm lợi
Viêm lợi với những dấu hiệu đơn giản, tưởng chừng như vô hại, người bệnh dễ dàng có thể bỏ qua những triệu chứng này. Nhưng họ ko biết rằng, viêm lợi có thể là khởi nguồn cho những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Đau tim, đột quỵ vì viêm lợi
Những người mắc bệnh viêm nướu có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn người khác. Nhưng các nhà khoa học vẫn nghi ngờ liệu vi khuẩn gây viêm lợi có phải là thủ phạm?
Bệnh tim và bệnh viêm lợi đều có nhiều yếu tố nguy cơ chung như bệnh tiểu đường hút thuốc, tuổi tác. Do đó, các nhà nghiên cứu đã cho rằng bệnh viêm lợi có liên quan mật thiết tới bệnh tim.
Theo một công trình nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã dùng bốn loại vi khuẩn gây viêm lợi thử nghiệm trên chuột. Trong vòng 6 tháng, họ đã phát hiện sự lan truyền của các loại vi khuẩn này, nó di chuyển từ miệng tới tim và động mạch chủ, khiến nồng độ cholesterol và viêm nhiễm ở chuột tăng cao. Ngoài ra các loại vi khuẩn này cũng có thể di chuyển tới phổi, thận và gan. Kết quả chỉ ra vi khuẩn gây bệnh về nướu cũng làm bệnh tim phát triển.
Người bị viêm lợi dễ dàng bị viêm phổi
Sau cuộc khảo sát nguyên cứu của các chuyên gia thuộc Khoa Y Đại học Yale sau 1 tháng theo dõi sức khỏe của 37 bệnh nhân trong bệnh viện, họ nhận thấy những người viêm phổi thường trải qua giai đoạn mà thành phần vi khuẩn trong miệng thay đổi đáng kể, đặc biệt là khi họ mắc những bệnh về răng miệng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi chủ yếu là do vi khuẩn chúng ta hít phải từ các bọt khí nhỏ li ti mang virus vào phổi. Tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nếu người bệnh có nhiều lỗ sâu ở răng và lợi, do đây là những chỗ lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ và gây bệnh.
Con sinh ra bị thiếu cân do mẹ bị viêm lợi
Thời kỳ mang thai là khoảng thời gian có nhiều thay đổi nhất đối với người mẹ, Khi còn trong bụng, trẻ sẽ lấy đi một lượng canxi từ răng của người mẹ. Lượng canxi này rất cần thiết để phát triển xương và răng của trẻ.
Phụ nữ mang thai thay đổi về hormon khiến các mô lợi rất nhạy cảm với các chứng viêm và chảy máu. Họ thường ăn vặt và không vệ sinh răng miệng thật kỹ, khiến những mảng bám hình thành, mức độ viêm nướu từ các thai phụ được đẩy lên một mức cao hơn.
Khi người mẹ mang thai mà bị viêm lợi, lượng canxi mà trẻ hấp thụ được từ mẹ sẽ suy giảm, khiến cân nặng của bé sau khi chào đời rất dễ bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của trẻ khi lớn lên.
Viêm lợi và bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là loại bệnh lý khiến lượng đường huyết trong máu ở mức cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản xuất đủ hormon insulin hoặc sản xuất đủ lượng hormon insulin nhưng bị mất tác dụng làm giảm đường huyết trong máu.
Theo nghiên cứu gần đây của Mỹ, bệnh viêm lợi có liên quan trực tiếp tới bệnh đái tháo đường. Các vi khuẩn gây viêm lợi khiến việc kiểm soát nồng độ đường ở trong máu trở nên khó khăn khiến cơ thể dễ mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người bị bệnh tiểu đường việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng để phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn huyết, hôn mê… do đó việc bảo vệ răng lợi cũng là điều thiết yếu cần làm để đảm bảo thành công của các biện pháp điều trị khác.
Cách phòng chống viêm lợi
Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng.
Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc; Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
Ngoài ra, bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi.
Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi; Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt; Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.