Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng – Báo sức khỏe đời sống

Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng
Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng

Các bệnh răng miệng tuy không nguy hiểm tới tính mạng giống như Ung thư, Tim mạch…tuy nhiên do ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống nên nó đang trở thành nỗi lo của nhiều người cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn một số vấn đề thường gặp về bệnh răng miệng, igygate.vn trích dẫn một bài trên báo Sức Khỏe Đời Sống tháng 5/2015 của Bộ Y Tế để độc giả tham khảo.

Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng – Báo sức khỏe đời sống
Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng – Báo sức khỏe đời sống

Răng lợi khỏe đẹp nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Con tôi đã bị sâu răng, có thể chữa khỏi răng đã bị sâu không?

Nếu cháu mới bị chớm sâu răng với dấu hiệu là có vết màu trắng trên men răng, nghĩa là men răng bị mất chất khoáng thì Sâu răng có thể dừng hoặc hồi phục tại. Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng chất khoáng từ nước bọt và flour từ kem đánh răng hoặc các nguồn khác. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không nhận ra và bỏ qua ‘thời điểm vàng’ đó. Vì vậy thường là chỉ phát hiện ra sâu răng khi đã có đau, có lỗ sâu trên răng. Lỗ sâu răng là một tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục và nha sĩ phải sửa chữa nó bằng cách làm đầy bằng các vật liệu thích hợp, gọi là trám răng hay hàn răng.

Do vậy với sâu răng, điều quan trọng nhất là bạn phải sử dụng tích cực và đúng cách các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sâu răng tiến triển gồm: vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế ăn đường và thức ăn chứa nhiều đường, thăm khám nha sỹ định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, ngăn chặn tác động của vi khuẩn sâu răng bằng kháng thể IgY (Ovalgen DC) dạng ngậm hàng ngày.

2. Tôi nghe nói sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà có thể phòng ngừa được bệnh đau lợi và sâu răng, xin bác sỹ giải thích về thông tin trên?

Kháng thể từ lòng đỏ trứng gà mà chị kể trên là kháng thể IgY mà hiện nay được sử dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng. Hiện nay có hai loại kháng thể IgY được sử dụng trên lâm sàng là kháng thể IgY ức chế vi khuẩn gây Sâu răng (Ovalgen DC) và loại kháng thể IgY ức chế vi khuẩn gây Viêm lợi, bệnh quanh răng (Ovalgen PG), hai loại này kết hợp với nhau trong một dạng viên ngậm giúp bảo vệ cả răng và lợi.

Nhờ khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh và duy trì nồng độ vi khuẩn ở mức thấp hơn mức gây bệnh nên viên ngậm có chứa các kháng thể kể trên giúp ngăn ngừa sâu răng, làm sâu răng không lây lan sang các răng khác, đồng thời giúp tránh tái phát các bệnh lý quanh răng như viêm sưng lợi, hôi miệng, chảy máu chân răng. Trên lâm sàng, các nhà khoa cũng cũng đã chứng minh được công dụng tốt cả hai loại kháng thể kể trên. Các nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản và Việt Nam đều cho kết quả tương tự là bằng chứng thuyết phục về khả năng phòng ngừa và phối hợp điều trị bệnh của loại kháng thể này đối với các bệnh răng lợi.

3. Chồng tôi rất hay bị viêm lợi, mỗi lần như vậy lợi sưng lên, đau nhức, dễ chảy máu và bị hôi miệng. Bình thường dùng kháng sinh thì đều khỏi, nhưng đợt gần đây, tôi thấy chồng tôi uống lâu mà không thấy đỡ nhanh như mọi khi. Xin bác sỹ cho biết có phải chồng tôi bị nhờn thuốc? Có cách nào khác để chữa bệnh của chồng tôi không?

Nếu chồng bạn bị viêm lợi thường xuyên tái phát, rất có thể bệnh đã tiến triển thành viêm quanh răng (viêm nha chu), một bệnh lý rất nguy hiểm có thể gây mất răng và ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều cơ quan khác. Việc tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh về lợi có thể dẫn tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh mà bạn gọi là nhờn thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh trong bệnh lý quanh răng là chưa rõ ràng, không giúp ích trong phòng ngừa tái phát viêm lợi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cho bất kỳ mục đích nào.

Điều quan trọng nhất trong điều trị tái phát bệnh viêm lợi của chồng bạn là cần phải liên tục duy trì lượng vi khuẩn dưới lợi ở mức thấp, điều mà kháng sinh và nước súc miệng đều không thể làm được. Bạn nên tới cơ sở nha khoa để được bác sỹ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa làm sạch các mảng bám dưới lợi, làm sạch sơ bộ vi khuẩn ở chân răng. Sau đó bạn cho chồng sử dụng viên ngậm có chứa kháng thể Ovalgen PG giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh viêm lợi là P.gingivalis, việc sử dụng viên ngậm này cần duy trì hàng ngày với 1 viên mỗi tối ngay trước khi đi ngủ để kháng thể có thể ngấm sâu vào túi lợi và phát huy tác dụng lâu nhất. Bạn cũng có thể yên tâm sử dụng liên tục vì bản thân kháng thể tác dụng tại chỗ này không gây dị ứng, rất an toàn. Bằng cách kết hợp viên ngậm chứa kháng thể ức chế vi khuẩn gây bệnh với các biện pháp chăm sóc thông thường khác như đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe toàn thân…rất nhiều bệnh nhân đã điều trị được dứt điểm việc tái phát bệnh viêm lợi.

4. Tôi nghe nói mang bầu mà bị bệnh Viêm quanh răng có thể dẫn tới sinh non, có phải vậy không? Nếu đã bị bệnh thì tôi nên làm gì khi đang mang bầu?

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nguy cơ sinh non tăng lên tới 7 lần ở phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm quanh răng (viêm nha chu). Do vậy đây viêm quanh răng cũng là một bệnh ly rất đáng quan tâm trong thai kỳ giống như nhiều vấn đề khác như tim mạch, tiểu đường…

Nếu bạn đang mang bầu và được bác sỹ chẩn đoán bệnh Viêm quanh răng thì việc sử dụng các biện pháp cơ học hay kháng sinh, thậm chí nước súc miệng có chứa các chất sát khuẩn cũng đều rất khó khăn. Bạn nên tìm bác sỹ nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể tự sử dụng mỗi ngày 1-2 viên ngậm  có chứa kháng thể Ovalgen DC và Ovalgen PG có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn. Kháng thể có trong viên ngậm sẽ giúp bạn tránh tái phát bệnh răng lợi, đồng thời loại bỏ được các ảnh hưởng toàn thân do vi khuẩn gây bệnh viêm quanh răng gây ra như kích thích đẻ non, nguy cơ bệnh tim mạch…. Do kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có các thành phần rất an toàn nên có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

5. Tôi rất lo vì bé nhà tôi bị sâu 5 chiếc răng sữa, nhưng bố mẹ tôi nói rằng cứ chờ khi nào thay răng thì răng sẽ lại trắng đẹp trở lại. Xin bác sỹ cho biết, có phải như vậy hay không? Sâu răng sữa có ảnh hưởng tới các răng vĩnh viễn sau này không?

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng và có thể ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Sau đây là những ảnh hưởng của sâu răng sữa :

–          Ảnh hưởng tới khả năng nhai thức ăn khiến bé tiêu hóa kém

–          Ảnh hưởng tới khả năng phát âm chuẩn khi bé học nói

–          Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm, răng vĩnh viễn của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.

–          Gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

–          Mất thẩm mỹ

Ở Trẻ, Sâu Răng Sữa là một căn bệnh nghiêm trọng có thể phá hủy răng của trẻ – nhưng có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như sau:

–          Ngay khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên bạn có thể dạy trẻ cách đánh răng và súc miệng đúng cách.

–          Cho trẻ ăn nhiều chất xơ vừa tốt cho răng, lại rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt chứa nhiều đường, đồ uống có ga.

–          Dạy trẻ các sử dụng các loại chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở răng.

–          Hướng dẫn trẻ ngậm kháng thể ức chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi (Ovalgen DC và Ovalgen PG) mỗi tối trước khi đi ngủ.

–          Cho trẻ đi thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín để được bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

Báo Sức Khỏe Đời Sống Tháng 5/2015 – Bộ Y Tế

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây