Những điều cần biết về mọc răng khôn, Cách phòng tránh đau răng khôn

Mọc răng khôn
Mọc răng khôn

Mọc răng khôn không còn là vấn đề xa lạ đối với chúng ta và đa số mọi người đều gặp phải rất nhiều vấn đề với chúng. Thường gặp phải như tình trạng lợi trùm, sưng viêm, răng mọc lệch, mọc xiên vào má hay các răng lân cận. Ngoài ra nằm ở vị trí khuất và khó vệ sinh khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng gây ra nhiều hệ lụy. Để giảm thiểu những khó chịu do răng khôn gây ra, hãy cùng IgYGate tìm hiểu những điều cần biết khi mọc răng khôn.

Răng khôn là gì?

Đây là những răng hàm sẽ mọc lên trong giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi ở vị trí cuối hàm gây đau nhức, sưng lợi. Cơn đau có thể chia thành nhiều giai đoạn, mỗi lần có thể kéo dài vài ngày đến 1 vài tuần. Một số trường hợp mọc răng khôn lệch có thể gây ảnh hưởng đến các răng lân cận  làm mất khả năng liên kết và chắc chắn của toàn bộ hàm răng. Tổng cộng chúng ta có 4 chiếc răng khôn, 2 cái ở hàm răng trên và 2 cái ở bên dưới. Đây là những chiếc răng gây cho người bệnh cũng như các nhà nghiên cứu nhiều tranh cãi vì chức năng không rõ ràng của nó và những phiền toái nó gây ra cho người bệnh

Theo thống kê thì chúng ta thường gặp nhiều vấn đề về răng hàm, răng khôn nhiều hơn so với bất kỳ răng nào khác. Mỗi năm trên thế giới có 10 triệu chiếc răng khôn được lấy ra. Điều này cho thấy đây là một vấn đề ngày càng phổ biến và cần được để tâm nhiều hơn.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Tuy nhiên ngày nay không phải ai cũng mọc răng khôn. Có nhiều người khổ sở vì mọc răng khôn nhưng có một số ít lại chưa bao giờ trải qua cảm giác đau khi mọc răng khôn. Điều này cho chúng ta minh chứng rằng cấu trúc hàm của con người đã có nhiều sự thay đổi qua năm tháng do sự thay đổi về chế độ ăn uống.

Dấu hiệu khi xuất hiện răng khôn

Chúng ta nên biết rằng không phải lúc nào mọc răng khôn cũng xuất hiện những biểu hiện triệu chứng của bệnh. Nếu răng khôn mọc lên hoàn chỉnh, xuyên thẳng qua lợi và có đủ chỗ để phát triển hoàn thiện, không gây đau đớn, sưng viêm thì đây là một điều không đáng lo ngại và cũng không nhất thiết phải nhổ đi chiếc răng đó. Tuy nhiên hầu hết răng khôn khi mọc đều chèn vào lợi (hay còn gọi là lợi trùm), mọc lệch đẩy xô các răng lân cận gây ra những đau đớn khó chịu, viêm nhiễm đáng kể. Một trong những dấu hiệu khi mọc răng khôn có thể kể đến:

  • Nhiễm trùng hoặc gây sâu răng hàm lân cận.
  • Gây tổn hại cả phần nướu và hàm ở khu vực xung quanh
  • Với những răng mọc lệch có thể tác động đẩy những răng chắc khỏe và lân cận lên gây mất liên kết răng và hàm.
  • Thiếu hụt xương xung quanh gốc chân răng
  • Gây đau đớn cục bộ tại vị trí mọc răng khôn
  • Răng bị tổn thương hoặc có hình dáng bất thường
  • Hiện tượng lợi trùm gây viêm nướu, lợi tại khu vực đó
  • Chảy máu hoặc hiện tượng sưng viêm lợi
  • Không đủ chỗ để chăm sóc răng.
Dấu hiệu khi xuất hiện răng khôn
Dấu hiệu khi xuất hiện răng khôn

Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

Các bác sĩ và nha sĩ luôn có xu hướng khuyến khích người bệnh nhổ bỏ răng khôn để tránh đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai

  • Thiệt hại cho các răng khác: Nếu răng khôn đẩy vào răng cấm thứ hai nó có thể làm hỏng hoàn toàn răng đó hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng sưng viêm tại khu vực đó . Nếu áp lực đẩy ngang vào các răng lân cận có thể gây ra vấn đề thay đổi vị trí răng trong hàm, kéo xô các răng trên một hàm khiến răng bị nghiêng đổ hoặc bị ảnh hưởng thông qua việc ăn mòn dần phần chân răng
  • U nang: Răng khôn phát triển trong một túi trong xương hàm. Các túi có thể điền vào với chất lỏng tạo thành u nang có thể làm hỏng xương hàm, răng và các dây thần kinh quanh đó. Khi khối U phát triển dù là u lành hay u ác thì đều gây ra những biến chứng nhất định. Nghiêm trọng hơn những biến chứng này có thể bị chỉ định loại bỏ mô và xương.
  • Hiện tượng sâu răng: Răng khôn có nguy có cao dẫn đến sâu răng cao hơn các loại răng khác bởi răng khôn thường ở trong cùng của hàm răng nên rất khó vệ sinh, loại bỏ thức ăn dư thừa cũng như vi khuẩn gây hại cho răng.
Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Bệnh viêm nướu răng: Việc làm sạch khó khăn cũng làm gia tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm nướu, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh và cuộc sống của họ.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng những viêm nhiễm tại vị trí răng khôn có thể gây ra nhiễm trùng máu cho toàn cơ thể.

Các cách phòng tránh đau răng khôn

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là kiểm soát và giảm tải lượng vi khuẩn gây hại cho răng. Một số biện pháp có thể đưa ra để phòng tránh đau răng khôn hiệu quả:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng thường xuyên, đúng cách: Đánh răng theo công thức 3x3x3 tức là chải đủ 3 mặt răng trong 3 phút mỗi lần và mỗi ngày chải 3 lần sau mỗi bữa ăn. Đánh răng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng mà không gây tổn thương nướu.Kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên…
  • Gặp bác sĩ để tư vấn Nếu tình trạng đau răng đã trở nên nặng và gây nhiều phiền toái cho bạn thì cần gặp bác sĩ để tư vấn nhổ răng, trám răng hoặc dùng một số biện pháp can thiệp phù hợp để xử lý chiếc răng khôn đó tốt nhất.

Mẹ đau răng khôn – thai nhi có bị ảnh hưởng?

Răng khôn (răng số 8) là răng thường mọc ở độ tuổi 18-25, đây cũng là độ tuổi có phần đông phụ nữ kết hôn và chuẩn bị chào đón đứa con đầu đời. Vì thế, trường hợp mọc răng khôn, đau do mọc răng khôn khi đang mang thai là khá phổ biến.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng không đủ chỗ mọc, dễ mọc lệnh, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh, mọc đâm chĩa ra má… đồng thời kéo theo nhiều biến chứng đau đớn và nguy hiểm.

  • Sâu răng, viêm lợi: do răng số 8 mọc khuất, lệch … khiến thức ăn mắc vào các kẽ răng khiến vùng răng, lợi dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tổn thương răng bên cạnh: do khung hàm không đủ diện tích, khiến răng số 8 mọc ngầm bên trong và đâm hỏng chân răng số 7, gây đau đớn dữ dội.
  • Tổn thương má trong: trong trường hợp răng số 8 có hướng mọc chĩa ra má sẽ xảy ra cọ sát gây tổn thương và nhiễm trùng mặt má trong khoang miệng.
  • Sưng lợi trùm: do răng khôn bị kẹt lại một phần phía trong lợi, tạo áp lực khiến lợi sưng đau dữ dội.

Các dạng tổn thương, nhiễm trùng này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ bầu, khiến mẹ đau nhức, khó ăn, khó bổ sung dinh dưỡng cho mình và thai nhi. Ngoài ra, sâu răng và viêm lợi do răng khôn còn ảnh hưởng đến thai nhi, khi vi khuẩn Streptococcus mutans,  Porphyromonas gingivalis (gây sâu răng, viêm lợi) và các sản phẩm chuyển hóa nguy hiểm có thể theo tuần hoàn thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng không tốt khiến men răng của bé yếu và dễ tổn thương sau này.

Phiền toái là vậy nên nha sĩ thường khuyến khích nhổ răng khôn ngay khi phát hiện mọc. Nhưng đối với trường hợp người mọc răng khôn đang mang thai thì lại cần cố gắng hạn chế tối đa việc nhổ bỏ răng, do quá trình nhổ răng cần trải qua nhiều công đoạn: sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, kháng sinh liều cao… Tất cả những công đoạn này đều trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đấy là chưa kể việc nhổ răng khôn không được thực hiện chuẩn xác và an toàn sẽ khiến tình trạng đau đớn, viêm nhiễm nặng nề hơn.

Đau răng khôn khi mang thai nên làm gì là tốt nhất?

Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch, mọc hướng vào má, vướng vào lợi… gây đau đớn và sưng tấy, mẹ bầu vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm và kê đơn thuốc cụ thể. Không nên tự chữa chạy tại nhà bằng các loại thuốc chấm, thuốc bôi không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm đau, sưng… vùng răng khôn mọc hiệu quả.

Súc miệng nước muối ấm

Đây là cách đơn giản giúp mẹ bầu giảm cơn đau đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Với cách này, mẹ có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn xong. Trước khi súc miệng và nhổ nước ra, mẹ nên lưu ý ngậm dung dịch nước muối khoảng 3-5 phút, sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Chườm đá lạnh

Đây là phương pháp gây tê giúp giảm đau nhanh và an toàn. Mẹ bầu có thể bỏ vài cục đá vào khăn sạch, chườm lên má vùng răng bị đau, cơn đau sẽ dịu bớt.

Tỏi tươi

Dùng miếng tỏi đã bóc vỏ chà nhẹ lên phần răng đau, hoặc nếu răng quá đau không tiện tác động, mẹ bầu có thể dùng tỏi tươi giã dập cùng vài hạt muối trắng rồi đắp lên vùng răng khôn đang bị đau. Hiệu quả của cách này chắc chắn sẽ làm mẹ bất ngờ đấy!

Nước sắc lá lốt

Dùng lá và thân cây lá lốt sắc thành hỗn hợp dung dịch đặc để ngậm vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm đau răng, sưng tấy. Do trong cây lá lốt có có chứa các tinh dầu được cấu thành lên từ các hợp chất alcaoid, beta-caryophilen, benzylacetat… có tác dụng kháng khuẩn và hạ khí giảm đau rất tốt.

Trên đây là những điều cần biết khi mọc răng khôn. Hãy chuẩn bị cho bản thân và gia đình những kiến thức tốt nhất để kiểm soát và phòng tránh những hệ lụy nguy hiểm do nó gây ra.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây