PHÁT TRIỂN TƯ DUY Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO ?

SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Ở TRẺ

“Trẻ cần học cách tư duy, chứ không phải áp đặt những suy nghĩ của người lớn cho trẻ”- Đây là câu nói nổi tiếng của Margaret Mead, nhà nhân chủng học vĩ đại người Mỹ. Ngày nay cụm từ “giáo dục sớm” thường được gắn ép với các hoạt động như dạy chữ, làm toán ngay từ độ tuổi nhỏ. Thực ra, mục đích chính của giáo dục sớm trong 6 năm đầu đời không hướng đến trẻ học được bao nhiêu chữ hay làm được bao nhiêu phép toán, mà là hướng đến trẻ có đủ giao tiếp và vui chơi để giúp trẻ phát triển tư duy và nhận thức. Một khi trẻ được phát triển tư duy tốt, trẻ cũng sẽ phát triển những kỹ năng sau:
1. Học giỏi với khả năng ghi nhớ tốt
2. Đi đầu trong cách tìm và giải quyết vấn đề
3. Có chỉ số IQ rất cao
Sai lầm của cha mẹ là nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không biết gì, nên thường bỏ qua lắng nghe những suy nghĩ của trẻ, thường áp đặt các giải pháp cha mẹ nghĩ là đúng lên trẻ. Tuy nhiên, trẻ được sinh ra đã được lập trình cho suy luận logic và khả năng sáng tạo không ngừng. Nếu cha mẹ biết cách vận dụng điều này để giúp trẻ tư duy, trẻ sẽ phát triển rất tốt trong sáng tạo và trí tuệ.

KHU VỰC NÀO CỦA NÃO BỘ GIỮ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN TƯ DUY

Đến nay, vùng hồi hải mã trong não bộ được xem là một trong những vùng chức năng quan trọng cho phát triển tư duy ở trẻ. Đây là nơi chịu trách nhiệm chính cho việc ghi nhớ của não bộ. Theo TS. Botdorf, ĐH Maryland, Mỹ nhấn mạnh vùng hồi hải mã chịu trách nhiệm chi phối hoạt động của bộ nhớ không gian- đây được xem là 1 bộ nhớ quan trọng để trẻ lưu trữ và ghi nhớ sự kiện hoặc vật thể từ vị trí không gian đến các đặc điểm. Trí nhớ này có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Điều này giúp trẻ nhỏ nhớ rõ các thao tác cũng như hình dung các phương án khác nhau khi giải quyết vấn đề. Và khi cần giải quyết vấn đề trẻ sẽ vận dụng trí nhớ để liên kết các sự kiện xảy ra từ đó mô tả vấn đề cũng như suy luận logic và phân tích các sự kiện
Như các vùng chức năng khác của não bộ, vùng hồi hải mã phát triển ngay từ độ tuổi sớm. Do đó, các tác động ở độ tuổi nhỏ đều ảnh hưởng đến chức năng của vùng này. Như chúng ta cũng đã biết, dinh dưỡng là có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của não bộ, đặc biệt là 6 năm đầu đời của trẻ. Do đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho sự phát triển cấu trúc và chức năng của những vùng này trẻ cần có một chế độ ăn cân bằng. Bên cạnh việc đầy đủ những chất béo tốt như omega-3 và omega-6. Thì một số nghiên cứu gần đây cũng nhấn mạnh vai trò của những vi khoáng quan trọng như kẽm sắt đối với cấu trúc và chức năng của vùng hồi hải mã. Một báo cáo gần đây từ các nhà khoa học tại Mỹ và Thụy Điển cho thấy kẽm, sắt có mật độ tập trung cao ở vùng hồi hải mã và có vai trò trong hoạt động của các chất điều hòa dẫn truyền thần kinh ở vùng này. Hơn nữa, kẽm sắt đầy đủ cũng giúp gia tăng không gian và lưu trữ của bộ nhớ không gian trong việc học hỏi và ghi nhớ. Thiếu hụt kẽm, sắt có liên quan đến sự mất tập trung, tư duy và ghi nhớ kém ở trẻ.
Tuy nhiên, thiếu hụt kẽm sắt lại khá phổ biến ở trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ này khá cao: khoảng 58% trẻ bị thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, do nhiều nguyên nhân như ăn uống kém cân bằng, tỷ lệ hấp thu các khoáng chất này từ các nguồn thực phẩm cũng khá thấp. Do đó một chế độ ăn đa dạng, đủ kẽm, sắt cho trẻ là điều mà cha mẹ cần quan tâm. Kẽm và sắt thường có nhiều trong thịt bò, thịt heo, lòng đỏ trứng… Tuy nhiên, một số trẻ có thể không nhận đủ từ thực phẩm do biếng ăn hoặc do chế độ ăn uống kém đa dạng thì có thể sử dụng bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng để trẻ dễ uống cũng như tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng, khá phổ biến cho trẻ hiện nay như Fitobimbi Ferro C chứa đồng thời cả kẽm và sắt hữu cơ dạng gluconate với tỷ lệ cân bằng 1:1. Tỷ lệ này giúp kẽm và sắt hấp thu tốt và không ảnh hưởng khi kết hợp cùng nhau. Ngoài ra, trong sản phẩm này còn bổ sung thêm dịch chiết xuất quả Sơ ri giàu vitamin C giúp việc hấp thụ kẽm, sắt hiệu quả hơn

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY GIÚP PHÁT TRIỂN TƯ DUY Ở TRẺ

HÃY LUÔN HỎI TRẺ CHO LÍ DO

Chúng ta thường nghĩ rằng lí do trẻ đưa ra không quan trọng, thậm chí đôi lúc ngây ngô, nhưng thực tế những lí do trẻ nói cho bạn khi trẻ quyết định là mỗi lần chúng học cách suy nghĩ để đưa ra quyết định. Lí do dù có ngây ngô, hay không liên quan, nhưng hãy tôn trọng và hỏi trẻ thêm câu hỏi: Tại sao con nghĩ đó là lí do?
Hoạt động gợi ý:
Cùng trẻ chơi trò chơi dán sticker hình tròn lên những vật dụng trong nhà có hình tròn chẳng hạn? Khi trẻ dán một hình nào đó có vẻ “không đúng” lắm, thay vì nhận định ngay và kết luận trẻ dán sai, bạn nên hỏi trẻ tại sao trẻ nghĩ vật dụng này là hình tròn? Tương tự có thể chơi các trò như kể tên các con vật trẻ muốn nuôi như thú cưng và lắng nghe lí do tại sao trẻ chọn con vật đó làm thú cưng.

GIÚP TRẺ TẠO QUỸ RIÊNG CỦA NIỀM VUI VÀ SỰ BUỒN CHÁN

Vui thích và sự buồn chán/tức giận là những cảm xúc thường gặp ở trẻ. Trẻ nhỏ ít nhận ra đâu là vui, đâu là cảm xúc tiêu cực. Do đó, việc dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc để trẻ biết làm cách nào cải thiện nó là nên làm.
Hoạt động gợi ý: Hãy chuẩn bị cho trẻ 2 chú heo đất thật to, 1 chú trẻ sẽ dán 1 hình mặt cười, chú heo còn lại trẻ sẽ dán hình mặt buồn. Hãy chọn 2 chú heo đất có thể mở ra được. Khi quy ước, bạn hãy nói với trẻ, khi nào con làm việc con thấy vui, 1 việc con hài lòng, 1 sự giúp đỡ, 1 việc ăn uống tốt hoặc đơn giản 1 ngày con không thấy mình làm phiền ai thì hãy bỏ 1 mặt cười tương ứng với 1 niềm vui vào chú heo mặt cười. Ngược lại, hãy bỏ mặt khóc nếu ngày đó con có 1 việc con tức giận, con đòi quà bánh, con bướng bỉnh. Bạn cũng nên có 2 chú heo đất của riêng bạn. Cuối ngày 2 mẹ con cùng lấy những khuôn mặt ra và hổi tưởng lại 1 ngày của 2 mẹ con. Đó là khoảnh khắc của nhận thức và những bài học được ghi nhớ.

LUÔN KHUYẾN KHÍCH TRẺ ĐỀ NGHỊ THÊM 1 CÁCH NỮA

Khi phải đi đến giải quyết vấn đề, trẻ cần phải học được cách suy nghĩ làm sao để tìm cách tối ưu và ít tối ưu, bài học này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sự cố gắng để đưa ra kết quả tốt nhất.
Hoạt động gợi ý:
• Khi cùng trẻ tô màu, bạn hãy đề nghị trẻ vẽ thêm 1 màu khác. Hãy hỏi lí do chọn màu thứ 2.
• Khi trẻ đòi mua món đồ chơi, hãy hỏi trẻ con có thể tìm thêm 1 món đồ mà món đó mẹ và con cùng thích. Chúng ta sẽ mua món đó nhé. Món con thích có điều gì đặc biệt nào? bạn cũng hãy nói món đồ bạn thích và khuyến khích bé tìm.
Notes
Botdorf M, et al. A meta-analysis of the relation between hippocampal volume and memory ability in typically developing children and adolescents. Hippocampus. 2022;32(5):386-400.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây