Nguyên nhân nào gây bệnh viêm lợi?

Viêm lợi là bệnh không quá xa lạ đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Nắm được những nguyên nhân gây bệnh viêm lợi, mọi người có thể chủ động phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

 

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm lợi?
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm lợi?

Răng lợi là bộ phận gắn bó mật thiết với nhau để đảm bảo cho chức năng tiêu hóa cũng như cấu trúc của khuôn mặt. Lợi là cấu trúc giữ cho răng được chắc khỏe. Viêm lợi xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đây không phải là bệnh nan y hay nguy hiểm, nhưng nếu xem nhẹ, nó có thể là sự khởi nguồn cho những căn bệnh trầm trọng khác.

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Bệnh viêm lợi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là từ vi khuẩn có trong mảng bám răng, cao răng còn dính lại trên bề mặt răng, lợi, kẽ răng, lâu ngày gây nên tình trạng viêm. Viêm lợi cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như: thuốc, virus, hormones, chế độ ăn uống,…

Viêm lợi do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Những thói quen nhỏ hằng ngày tưởng chừng như đánh răng không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Chải răng là việc làm cần thiết để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn còn sót lại trên răng. Nhưng đánh răng như thế nào để hiệu quả không phải ai cũng nắm được. Việc đánh răng không đúng cách không những không làm sạch được răng miệng, mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến lợi dễ bị tổn thương.

 

Chải răng không đúng cách có thể làm lợi bị viêm
Chải răng không đúng cách có thể làm lợi bị viêm

Viêm lợi do chế độ ăn uống

Trong bữa ăn hằng ngày, khi ăn đồ ăn ngọt hoặc ăn đồ ăn quá lạnh, hay quá nóng sẽ làm lợi bị tổn thương. Đồ ăn ngọt là món ăn ưa thích, khó cưỡng lại đối với nhiều người. Tuy nhiên việc tiêu thụ một lượng lớn đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, ảnh hưởng tới lợi và các bộ phận khác trong khoang miệng.

Sự thay đổi đột ngột bên trong miệng đến từ tác động bên ngoài như ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh cũng có thể làm lợi bị tổn thương. Nhiều trường hợp bị tuột lợi do ăn phải đồ ăn quá nóng.

Viêm lợi do sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

Việc sử dụng rượu, bia, cà phê thường xuyên không những gây viêm lợi mà còn có thể gây sâu răng, răng bị biến màu, ố vàng. Chân răng sẽ dần dần yếu đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

Thuốc lá gây nên các bệnh về răng nguy hiểmThuốc lá gây nên các bệnh về răng nguy hiểm
Thuốc lá gây nên các bệnh về răng nguy hiểm

Viêm lợi do thường xuyên ăn thức ăn quá mềm

Thức ăn mềm làm cho răng bạn hoạt động kém hiệu quả dần. Đến khi chúng taăn thức ăn cứng sẽ khó khăn hơn do các cấu  trúc răng suy giảm, trong đó lợi đã yếu đi trông thấy do thường xuyên sử dụng đồ ăn mềm.

Viêm lợi do sử dụng thuốc

Một số thuốc làm giảm chức năng của tuyến nước bọt. Nước bọt có công dụng làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng. Nếu tuyến nước bọt bị suy giảm, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công khiến lợi bị tổn thương. Do đó, sử dụng thuốc có thể dẫn tới viêm lợi, đặc biệt là các thuốc cảm lạnh và  trầm cảm.

Viêm lợi do giảm miễn dịch

Bất cứ bệnh nào cũng vậy, khi hệ miễn dịch của người bệnh ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác khiến cơ quan miễn dịch suy giảm chức năng, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm lợi.

Viêm lợi do sự thay đổi hormon trong cơ thể

Thay đổi hormon trong cơ thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác như da, tóc, thói quen ăn uống và suy giảm sức đề kháng của lợi. Thay đổi hooc mon thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai (hay còn gọi là rối loạn nội tiết).

Phụ nữ mang thai bị viêm lợi do thay đổi hormon
Phụ nữ mang thai bị viêm lợi do thay đổi hormon

Viêm lợi do tiểu đường

Người bị tiểu đường không kiểm soát được đường huyết, khiến mạch máu dầy lên, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi suy giảm, khiến lợi yếu đi và dễ nhiễm khuẩn.

Viêm lợi tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm được những yếu tố gây bệnh qua những phân tích trên của Igygate.vn, hy vọng bạn đọc sẽ tự xây dựng cho mình được những thói quen phòng chống bệnh viêm lợi. Cách đơn giản nhất chính là vệ sinh chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày và khám răng định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa.

Theo Igygate.vn

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây