[Tạp chí JOS- Nhật Bản] Nghiên cứu về khả năng kiểm soát viêm nha chu bằng Ovalgen PG

Nghiên cứu về khả năng kiểm soát viêm nha chu bằng Ovalgen PG
Nghiên cứu về khả năng kiểm soát viêm nha chu bằng Ovalgen PG

Bài báo được đăng tải trên tạp chí “Journal of Oral Science” bởi Bác sỹ Naoyuki Sugano (Khoa nha chu, Đại học Nihon – Tokyo – Nhật Bản) và các cộng sự đã nêu bật vấn đề giải quyết mảng bám sinh học và việc sử dụng kháng thể IgY-PG trong điều trị bệnh nha chu.

Bài báo đưa ra vấn đề “mảng bám răng (biofilm) là một yếu tố bệnh sinh chịu trách nhiệm cho bệnh nha chu, sự tích lũy biofilm trên răng là một mục tiêu cơ bản trong phòng ngừa và điều trị bệnh.”

Các biện pháp được kiểm soát mảng bám 

1) Biện pháp cơ học: “Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa cũng như các thiết bị khác để loại bỏ mảng bám vi khuẩn từ răng là các cách thường dùng nhất để loại bỏ biofilm. Mặc dù có một vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh viêm nha chu, nhưng việc kiểm soát cơ học mảng bám không được thực hiện một cách chuẩn mực ở phần lớn bệnh nhân. Một nghiên cứu tổng quan về hiệu quả của loại bỏ mảng bám bằng cách cơ học ở các bệnh nhân viêm nha chu cho thấy có nhiều hạn chế.”

Quy trình sản xuất kháng thể từ lòng đỏ trứng gà chống lại men Gingipain
Quy trình sản xuất kháng thể từ lòng đỏ trứng gà chống lại men Gingipain

2) Biện pháp hóa học: “chăm sóc miệng có chứa Chlorhexidin (hóa chất thường thấy trong các loại nước xúc miệng trên thị trường) có hiệu quả chống mảng bám. Tuy nhiên liệu pháp Chlorhexidin tại chỗ không phải không có vấn đề và đã có những báo cáo về phản ứng quá mẫn với sản phẩm này. Qúa mẫu với Chlorhexidin hiếm gặp nhưng người ta vẫn chưa dự đoán được khả năng gây phản ứng sốc phản vệ của hoạt chất này. Kháng thể IgE chống lại Chlorhexidin được phát hiện trong phần lớn huyết thanh từ một nhóm nhỏ bệnh nhân Nhật bản có phản ứng sốc phản vệ với Chlorhexidin. Do đó, tại Nhật Bản việc sử dụng Chlorhexidin để chăm sóc miệng đã bị cấm.

3) Sử dụng bổ trợ kháng sinh cũng được coi là một chiến lượng điều trị bổ sung nhằm tăng cường kiểm soát mảng bám bằng cách cơ học. Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng quan cũng đặt ra câu hỏi về ý nghĩa lâm sàng của liệu pháp kháng sinh bổ trợ do hiệu quả thấy được rất ít (4). Hơn nữa, việc đề kháng kháng sinh nổi lên như một thách thức lớn trên toàn cầu với sự gia tăng số lượng các chủng bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn cộng sinh khác ở khoang miệng trở nên đề kháng với kháng sinh. Do đó, giữa lợi ích và nguy cơ của biện pháp này còn nhiều điểm cần phải xem xét kỹ.

4) Sử dụng Vaccine: Các nghiên cứu đã chỉ ra “ ức chế gingipain bằng vắc xin có thể làm giảm viêm nha chu gây ra bởi P.gingivalis. Liệu pháp miễn dịch với mục tiêu miễn dịch thụ động và chủ động đã được phát triển nhằm chống lại bệnh viêm nha chu. Tuy nhiên một nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy do số lượng và chất lượng không đủ trong các nghiên cứu trên động vật, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng về bất cứ hiệu quả nào của miễn dịch chủ động chống lại các tác nhân gây viêm nha chu.

Sử dụng miễn dịch thụ động bằng cách chuyển kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên đích. Trong phần lớn các bệnh nhiễm trùng, tác dụng phụ của miễn dịch thụ động có thể do tiêm kháng huyết thanh từ người cho miễn dịch. Ngược lại, hiệu quả miễn dịch chống lại bệnh viêm nha chu có thể đạt được bằng việc sử dụng tại chỗ một kháng thể đặc hiệu trên vùng lợi, không cần thiết phải dùng dạng tiêm.

Một thử nghiệm lâm sàng sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà chống lại gingipains

(IgY-PG) trên 5 bệnh nhân bị viêm nha chu mạn tính và có nồng độ P.gingivalis cao trong vùng dưới lợi (23). Dạng kem chứa IgY-PG được đưa trực tiếp vào túi chân răng. Trước khi sử dụng IgY-PG, người ta làm sạch mảng bám và túi chân răng trên bề mặt răng được thử. Nồng độ P.gingivalis trong các túi chân răng của tất cả các răng điều trị được biểu đạt bằng tỷ lệ % /tổng vi khuẩn xác định bằng PCR. Việc kết hợp giữa làm sạch mảng bám và túi chân răng với IgY-PG đã làm giảm được độ sâu của túi chân răng, chảy máu trong túi chân răng và nồng độ P.gingivalis tại thời điểm 4 tuần so với làm sach mảng bám và túi chân răng đơn thuần.

Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của IgY-PG trên 42 bệnh nhân viêm nha chu sau khi làm sạch mảng bám và túi chân răng theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên có nhóm đối chứng (24). Chia ngẫu nhiên các bệnh nhân chưa được điều trị viêm nha chu vào 2 nhóm sử dụng làm sạch mảng bám, túi chân răng và dung viên ngậm IgY-PG hoặc đối chứng. Các chỉ số lâm sàng được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau 4 tuần và 12 tuần điều trị. Lựa chọn các túi chân răng sâu nhất và các mẫu được thu thập để đánh giá nồng độ vi khuẩn P.gingivalis bằng PCR. Có sự cải thiện ý nghĩa về độ sâu trung bình của túi chân răng ghi nhận ở nhóm dùng IgYGP sau 12 tuần điều trị. Cùng với những thay đổi về lâm sàng, số lượng vi khuẩn P.gingivalis trong các mảng bám dưới lợi từ các túi sâu nhất cũng giảm đáng kể ở nhóm dùng IgY-PG

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây