Hiện tượng men răng yếu dẫn đến mòn men răng ở trẻ rất phổ biến và thực sự đáng lo ngại. Nếu không được khắc phục sớm, men răng bị mòn có thể gây ra các bệnh lý như sâu răng và ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn diện của trẻ. Vậy vì sao men răng ở trẻ lại bị mòn? Cha mẹ có thể làm cách nào giúp trẻ khắc phục hiện tượng mòn răng? Hãy cùng IgYGate DC-PG tìm câu trả lời.
Men răng là gì?
Men răng là lớp bao phủ ngoài cùng của răng, đây là phần cứng nhất có tác dụng bảo vệ, giúp răng chịu được tác động của acid-kiềm, nóng- lạnh và bảo vệ chức năng ăn nhai. Đặc biệt, men răng còn có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề thẩm mỹ.
Theo như các nghiên cứu khoa học, lớp men răng của trẻ được hình thành ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ và rất dễ bị tổn thương ở những năm tháng đầu đời.
Nguyên nhân khiến trẻ có men răng yếu
Bảo vệ men răng cho trẻ ngay từ sớm là hết sức cần thiết. Ngay cả với răng sữa cũng rất đáng quan tâm. Vậy nguyên nhân mòn men răng ở trẻ là từ đâu? IgYGate DC-PG đưa ra 3 nguyên nhân chính gây mòn men răng của trẻ như sau:
Vi khuẩn lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai
Thời gian mang thai, người phụ nữ có sự gia tăng và tác động của nội tiết tố, nên dễ bị mắc các bệnh về răng lợi, biểu hiện thường thấy sẽ là đau nhức răng, sưng viêm lợi, đặc biệt ở khoảng thời gian 3 tháng đầu lúc mang thai – cũng là khoảng thời gian bắt đầu phát triển mầm răng và hình thành men răng ở trẻ. Một số bà mẹ có tâm lý chịu đau, không can thiệp và không sử dụng bất kì một liệu pháp nào để giảm đau răng, viêm lợi vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi . Quan niệm sai lầm này dẫn đến việc thai nhi có thể đối mặt với các nguy cơ như sinh non (2-4 lần), sinh nhẹ cân (7 lần) và nguy cơ lây truyền vi khuẩn sâu răng S.mutans từ mẹ qua đường máu. Khiến bé sinh ra đã có men răng yếu và dễ bị mòn răng, sâu răng.
Một số người mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh khi mang thai, sẽ làm răng sữa của con sau này có nguy cơ bị mòn, xỉn màu và có nhiều vết ố.
Mẹ bầu cần biết: Biến chứng bà bầu bị viêm lợi viêm nha chu
Ảnh hưởng thuốc kháng sinh
Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết cho xương, răng như Can-xi hoặc phải uống thuốc có chứa sắt, các loại kháng sinh Tetracyclin cũng khiến men răng kém và dễ dẫn đến tình trạng răng sữa bị mòn, mủn và dễ bị vỡ khi răng bị tác động lực mạnh.
Đồ uống có gas
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây gia tăng tình trạng mòn răng, đến từ các loại nước ngọt, soda và đồ uống có gas khoái khẩu của trẻ. Acid và đường trong nước ngọt, soda, nước trái cây, cộng thêm việc vệ sinh răng miệng không đầy đủ ở trẻ sẽ khiến men răng bị mòn dần theo thời gian. Các vi khuẩn có hại trong khoang miệng do đó sẽ dễ dàng tấn công lớp men răng tương đối mỏng này, làm hư hại men răng nhanh chóng. Các vi khuẩn này chính là yếu tố gây nên các lỗ răng sâu, làm mủn dần và gãy vỡ răng ở trẻ.
Hàm răng sữa của trẻ không được giữ trọn vẹn sẽ tác động tới chức năng ăn nhai, việc phát âm-học nói, thậm chí làm lệch lạc quá trình mọc răng vĩnh viễn. Các răng vĩnh viễn phải mọc sớm khi chưa phát triển đầy đủ, rõ ràng là ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bé sau này.
Những biện pháp đơn giản để giảm thiểu tình trạng mòn men yếu ở trẻ
Bảo vệ sức khỏe răng lợi của mẹ trong giai đoạn thai kỳ
Mẹ bầu không được coi nhẹ vấn đề răng lợi trong thai kỳ, bất cứ những thay đổi xấu nào ở răng lợi cũng cần phải lưu ý, và cần được điều trị triệt để ngay trong quá trình mang thai. Mẹ bầu lưu ý nên hạn chế can thiệp cơ học và uống thuốc kháng sinh. Trong trường hợp đối mặt với bệnh răng lợi gây đau nhức nhiều, để giảm viêm, giảm đau mẹ bầu có thể dùng Panadol chứa paracetamol, an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Liều dùng 1 viên/ lần mỗi 4-6 h ( tối đa 4 viên/ngày) trong 3 ngày.Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là giải pháp giúp điều trị bệnh răng lợi triệt để vàkhông nên lạm dụng thuốc trong thai kì. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng đắn và an toàn, vì vậy, trở nên vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Chữa đau răng cho bà bầu
Hạn chế cho trẻ sử dụng các đồ uống gây hại men răng
Nước ngọt, nước có gas là một trong những nguyên nhân chính gây mòn răng ở trẻ. Acid trong đồ uống làm mòn men răng và tạo ra các lỗ sâu li ti trên bề mặt răng, dẫn đến sâu răng. Đồng thời, về mặt dinh dưỡng, lượng đường cao trong các loại đồ uống này dễ làm trẻ tăng cân, béo phì. Các bố mẹ cần hạn chế việc uống nhiều nước ngọt, đặc biệt ở trẻ nhỏ để ngăn chặn những ảnh hưởng sức khỏe có hại này.
Duy trì thói quen chải răng cho bé sau khi ăn hay uống
Việc chải răng cẩn thận sau khi ăn uống nên áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi, tối thiểu 2 lần/ngày sẽ có tác dụng hạn chế mảng bám thức ăn, làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 30 phút đầu sau ăn, men răng bị các acid trong thực phẩm làm mềm, do đó dễ bị mài mòn và tổn thương nếu chải răng ngay.Các cha mẹ cần lưu ý thời điểm này, chỉ chải răng cho bé khoảng 30 phút sau bữa ăn. Cha mẹ nên chuẩn bị cho bé bàn chải răng có lông chải mềm với đầu nhỏ gọn để hạn chế gây mòn men răng và tổn thương nướu. Dùng lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu, chải nhẹ nhàng cả mặt ngoài và trong của răng, sau đó hướng dẫn trẻ súc miệng với nước để sạch khoang miệng. Đối với các em bé dưới 2 tuổi, nếu bé chưa chải răng được, cha mẹ có thể dùng khăn gạc mềm để vệ sinh răng lợi (nướu) cho bé hàng ngày.
Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour
Flour giúp cho việc cấu thành và bảo vệ men răng, khi men răng mới bị mòn, việc cung cấp flour để “tái khoáng” lớp bề mặt, làm cứng chắc men răng đã hình thành là vô cùng cần thiết. Bố mẹ cần lưu ý lựa chọn kem đánh răng có chứa Flour cho trẻ. Theo Babycenter:
- Đối với bé dưới 3 tuổi: sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor thấp tuy nhiên phải đạt tối thiểu 1,000ppm (parts per million). Hầu hết các loại kem đánh răng cho bé đều có lượng Fluor theo tiêu chuẩn này, cha mẹ nhớ xem ở bao bì sản phẩm nhé. Lượng kem đánh răng cho mỗi lần chải có kích cỡ bằng hạt gạo.
- Bé từ 3-6 tuổi: bé có thể sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor tương đương ở người lớn (từ 1350 – 1500ppm), bố mẹ chỉ cần lưu ý lựa chọn loại kem đánh răng có thành phần an toàn cho sức khỏe của bé. Ở giai đoạn này, lượng kem đánh răng cho mỗi lần chải có kích cỡ bằng hạt đậu.
Sử dụng kháng thể IGY giúp ức chế vi khuẩn có hại
Trong khoang miệng có đến hơn 500 loài vi khuẩn, nhưng không phải tất cả đều gây hại. Nơi cư trú của vi khuẩn thường đa dạng, trong đó có nhiều vị trí mà chải răng hay các giải pháp vệ sinh răng lợi thông thường không tác động được như kẽ răng, túi lợi,…Trong trường hợp này, để hàm răng sữa của trẻ luôn được bảo vệ khỏi vi khuẩn, giúp hạn chế các mảng bám và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong miệng gây sâu răng, viêm lợi – cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng kháng thể IgY của Nhật Bản.
Khi ngậm kháng thể IgY , nó sẽ được giải phóng dần dần và thấm sâu vào lợi, chân răng, túi quanh răng và kẽ răng – những vị trí mà việc chải răng hay súc miệng không thể tác động tới, nên hiệu quả trong việc ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình sinh axit của vi khuẩn và thức ăn dư thừa còn sót lại trong khoang miệng, giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và viêm lợi.
bé nhà e men răng bị kem bác si tu vấn cho e với a: 0983495796
Bé nhà em 7tuổ đang thay răng mà men răng của bé kém.răng số 6 mọc lên đã bị ố và mòn.cho dùng bé vẫn vs răng miệng thuong xuyên.bs tư vấn giúp em ạ.0382296493
Vâng ạ. Bên em sẽ liên hệ lại với chị ngay ạ.
bé 7 tuổi thay răng răng đã ố màu.bs tư vấn ah
bé 7 tuổi thay răng nhưng răng mới mọc đã ô. nhờ bsy tư vấn ah
Bé nhà e bị mòn răng mặc dù vẫn đánh răng mỗi ngày. Bs tư vấn giúp e.
bé 3 tuổi , menrawng yêu, bào mòn chân răng. Nhờ chị tư vấn giúp ạ. 0905919254