Điều trị sâu răng như thế nào? Cách chữa tại nhà an toàn, hiệu quả

Điều trị Sâu răng
Điều trị Sâu răng

Tất cả mọi người đều có dấu hiệu của sâu răng nên đi khám để được chẩn đoán và có những biện pháp điều trị kịp thời. Có rất nhiều cách chữa bệnh sâu răng tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Chữa bệnh sâu răng như thế nào?

Thông thường khi nhắc đến sâu răng, chúng ta thường nghĩ ngay tới những cơn đau nhức kéo dài kèm theo những triệu chứng khó chịu, hình ảnh răng đen, sứt mẻ mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, sâu răng cũng như các bệnh khác, có các giai đoạn tiến triển bệnh khác nhau. Tùy vào các giai đoạn của bệnh mà có những biện pháp điều trị sâu răng phù hợp. Sau đây Igygate.vn sẽ cung cấp cho bạn các cách chữa trị sâu răng qua ba giai đoạn cụ thể.

Chữa sâu răng giai đoạn sớm

Nếu bệnh sâu răng phát hiện sớm ở giai đoạn mà vi khuẩn chưa xâm nhập vào bên trong răng, lỗ sâu răng chưa xuất hiện thì bệnh rất dễ điều trị. Chính người bệnh cũng có thể tự điều chỉnh mà không cần áp dụng các phương pháp tốn kém phức tạp, đó là:

Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng thường xuyên đúng cách: Đánh răng theo công thức 3x3x3 tức là chải đủ 3 mặt răng trong 3 phút mỗi lần và mỗi ngày chải 3 lần sau mỗi bữa ăn. Đánh răng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng mà không gây tổn thương nướu.

Kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên.

Chữa sâu răng giai đoạn sớm
Chữa sâu răng giai đoạn sớm

Lưu ý cân bằng khẩu phần ăn uống, hạn chế các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường, tinh bột như bánh ngọt, socola, nước giải khát…

Chữa sâu răng giai đoạn hình thành hố sâu răng

Khi đã bị vi khuẩn ăn sâu vào răng, hình thành lỗ sâu quan sát được, cách điều trị duy nhất là cần sớm loại bỏ các mô răng đã bị mủn, nhiễm khuẩn và phục hồi cấu trúc men răng bằng các vật liệu để hàn, trám răng. Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng để trị sâu răng. Khi sử dụng phương pháp này, chỗ khuyết bị đục lỗ của răng được khôi phục, giữ được tính thẩm mỹ và chức năng của răng. Cần điều trị sớm, tránh để những cơn đau xuất hiện mới chữa trị.

Chữa sâu răng giai đoạn muộn

Đây là giai đoạn mà thân răng vỡ quá to, sâu ở những vị trí khó có thể hàn được hoặc đã hàn lại nhiều lần nhưng không hiệu quả, kích thước lỗ sâu to, phát hiện nhiều ngày mủ ở đáy lỗ sâu, có cảm giác buốt khi dùng dụng cụ nạo ngà ở đáy, thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất lúc này là điều trị tủy và bọc hoặc chụp răng bằng chụp hoặc sứ. Nếu phương pháp này vẫn tỏ ra không hiệu quả thì nhổ răng là cách cuối cùng để điều trị sâu răng giai đoạn muộn.

Các phương pháp dân gian chữa trị sâu răng tại nhà

Các phương pháp dân gian từ xa xưa đang ngày càng được khẳng định bởi công dụng chữa bệnh hiệu quả không kém thuốc mà an toàn tuyệt đối với người bệnh. Một số cách chữa sâu răng được dân gian lưu truyền đến tận ngày nay. Mỗi cách chữa đều là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua nhiều năm. Dưới đây là các phương pháp dân gian chữa trị sâu răng tại nhà:

Bài thuốc từ quả bồ kết và rượu trắng

Bài thuốc này đươc lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay và hiệu quả của nó được rất nhiều người kiểm chứng. Bài thuốc tác động trực tiếp đến răng và lợi trong khoang miệng, sát trùng, giảm hình thành vi khuẩn gây viêm răng sâu răng. Đồng thời đây là một trong những cách đơn giản có thể làm ngay tại nhà và sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc từ quả bồ kết và rượu trắng
Bài thuốc từ quả bồ kết và rượu trắng

Bài thuốc bao gồm:

Bồ kết 2 quả

Rượu trắng 100 ml.

Cách làm:  Bồ kết chín già rồi phơi khô giữa trời nắng to rồi đem nướng thơm. Sau đó bỏ hạt ngâm trong rượu khoảng 1 tháng là có thể dùng.

Cách dùng: Người bị bệnh đau răng có thể dùng súc miệng hàng ngày. Mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Cố ngắng ngậm càng lâu càng tốt. Thường chỉ sau vài ngày là bệnh đã thuyên giảm đáng kể.

Cau tươi ngâm rượu trị sâu răng, đau răng

Cau tươi hoặc khô đều đã được biết đến như một nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Không chỉ vậy các bài thuốc từ cau tươi và rượu trắng được dân gian lưu truyền giúp sát khuẩn, kháng viêm ngăn ngừa vi khuẩn. Mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị sâu răng cho người bệnh.

Bài thuốc bao gồm:

Cau tươi 5 quả

Rượu trắng 250 ml.

Cách làm: Cau bỏ vỏ sau đó cắt nhỏ theo hướng dọc quả hoặc có thể giã nát rồi  ngâm với rượu trắng. Ngâm trong 1 tháng là có thể dùng súc miệng chữa và ngăn ngừa đau răng hiệu quả.

Cách dùng: Người bệnh dùng súc miệng hàng ngày vào sáng và tối. Có thể súc miệng tại ngay thời điểm đau răng. Ngậm dung dịch cau rượu càng lâu càng tốt và bệnh đau răng cũng thuyên giảm rõ rệt trong khoảng vài ngày sử dụng.

Cau tươi ngâm rượu trị sâu răng, đau răng
Cau tươi ngâm rượu trị sâu răng, đau răng

Sử dụng trà xanh điều trị sâu răng

Trà xanh mang đến cho người bệnh cảm giác thư thái, giảm căng thẳng. Đồng thời trà xanh còn được nghiên cứu với công dụng làm sạch khoang miệng, chữa đau răng sâu răng hiệu quả do trong trà xanh có chứa chất kháng khuẩn cao, làm lành về thương và hạ thập nồng độ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gây sâu răng viêm lợi.

Bài thuốc bao gồm:

Lá trà xanh rửa sạch

Nước tinh khiết

Cách dùng: Người bệnh có thể đun nước với trà xanh để súc miệng hàng ngày. Khi ngậm thì cố gẵng giữ nước trà xanh trong miệng lâu để có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu uống nước trà xanh thì người bệnh nên tránh uống vào buổi tối để tránh mất ngủ và gây căng thẳng do mất ngủ.

Sử dụng trà xanh điều trị sâu răng
Sử dụng trà xanh điều trị sâu răng

Chữa sâu răng bằng thuốc

Thuốc kháng sinh chữa sâu răng được sử dụng khi vấn đề sâu răng của người bệnh đã trầm trọng có kèm theo những viêm nhiễm . Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa, tránh tự ý dùng thuốc bởi điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu sử dụng sai liều lượng.

Thuốc kháng sinh chữa sâu răng mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cũng gây ra những phiền toái không đáng có cho người bệnh như có thể tạo ra vi khuẩn đề kháng thuốc, có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Do vậy cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Gặp nha sĩ để tư vấn

Nếu tình trạng răng sâu đã bị xâm thực gần hết vào ngà răng và tủy răng không thể hoàn nguyên thì cần gặp bác sĩ để tư vấn một số biện pháp can thiệp để xử lý vấn đề sâu răng của người bệnh. Một số giải pháp được các nha sĩ chọn cho bệnh lý:

Hàn trám răng: Đây là cách mà các nha sĩ sẽ bổ sung phần răng nhân tạo bằng các vật liệu chuyện dụng vào khoảng trống của răng. Thao tác này sẽ mất khoảng 30 phút sau đó người bệnh có thể ăn uống bình thường.

Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ làm sạch phần sâu rằn. Lấy mẫu chiếc răng và trám răng tạm thời để đảm bảo hoạt động bình thường của răng. Sau đó sẽ bọc răng sứ. Phương pháp này giúp hoàn nguyên chức năng răng và tăng tính thẩm mỹ.

Tư vấn nhổ răng: Giaỉ pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng. Và việc nhổ đi chiếc răng sâu lúc này cũng là điều cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến các răng lân cận

Cách phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ sâu răng mới

Hạ thấp nồng độ vi khuẩn gây sâu răng là cách để ngăn ngừa bệnh tiến triển

Hàn, trám răng, nhổ thay răng là những phương pháp điều trị sâu răng cuối cùng và rất tốn kém. Bạn có thể phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để chữa những chiếc răng sâu như thế này. Vậy tại sao chúng ta không có kế hoạch phòng ngừa các bệnh răng lợi từ ngay bây giờ để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sâu răng gây ra? Nhưng phải phòng ngừa sâu răng như thế nào mới hiệu quả?

Tại Nhật Bản, kháng thể IgY trực tiếp giúp làm giảm tải số lượng vi khuẩn gây Sâu răng và Viêm lợi. Kháng thể IgY do Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu chiết tách từ lòng đỏ trứng gà, rất thân thiện với người sử dụng. Ovalgen DC ức chế lại vi khuẩn gây sâu răng và Ovalgen PG ức chếlại vi khuẩn gây viêm lợi. Xylitol là chất làm ngọt có nguồn gốc tự nhiên không gây sâu răng, có tác dụng giúp trung hòa môi trường acid trong miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám răng. Kết hợp bộ 3 Ovalgen DC, Ovalgen PG, Xylitol tạo thành một sản phẩm không những giúp bảo vệ răng, hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu mà còn giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu (lợi).

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây