Đau răng khi mang thai tháng cuối – Igygate

Đau răng khi mang thai tháng cuối – Igygate
Đau răng khi mang thai tháng cuối – Igygate

Đau răng là một bệnh gây mệt mỏi cho bất kỳ ai và với phụ nữ mang thai khi bị đau răng ở tháng cuối thì  vấn đề này thực sự là một mối nguy hiểm. Đau răng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về sức khỏe răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Phụ nữ mang thai khi bị các vấn đề về răng miệng không chỉ gây những mệt mỏi về sức khỏe của bản thân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Nguyên nhân của bệnh đau răng khi mang thai tháng cuối

Xem thêm: 9 nguyên nhân cơ bản của bệnh sâu răng

Theo nghiên cứu của các bác sĩ ở Mỹ cho thấy rằng phụ nữ mang thai là đối tượng dễ xảy ra các vấn đề về răng miệng ngay cả khi kiểm soát mảng bám tốt thì vẫn có tới gần 70 % phụ nữ sẽ xuất hiện những bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu đau răng khi mang thai tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng khi mang thai ở tháng cuối mà sản phụ bị đau răng thì chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do sự thay đổi đột ngột nội tiết tố nữ gây ra. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trong thời đoạn thai kỳ các hormone estrogen và progesterone tăng đột ngột gấp 10 đến 30 lần so với phụ nữ bình thường. Điều này làm cho mô lợi trở nên nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu… Việc thay đổi đột ngột các hormone tác dụng lên các thụ thể estrogen và progesterone trên mô lợi làm các mạch máu bị tổn thương, mô lợi dễ bị tổn thương từ các vi khuẩn gây bệnh.

Mức độ nội tiết tố theo tuần thai
Mức độ tăng nội tiết tố theo tuần thai

Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là do sự thay đổi hệ vi khuẩn trong khoang miệng. Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng thay đổi tạo ra những vấn đề về răng miệng, đặc biệt là vi khuẩn P.gingivalis. Đây là loại vi khuẩn chính gây ra những vấn đề về viêm lợi, viêm nha chu, chúngthường ẩn nấp trong các mô lợi. Trong thai kì, vi khuẩn này tăng trưởng quá mức trong khoảng từ 12 tuần cho đến hết thai kỳ gây ra các bệnh răng miệng và tình trạng đau đớn ngày càng nặng thêm.
Mảng bám của răng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề vệ sinh răng miệng của phụ nữ hoặc thay đổi thói quen về ăn uống. Cần xử lý những mảng bám kịp thời để loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn gây ra viêm lợi, viêm quanh răng tác động thực sự nguy hiểm đến thai kì.
Biểu hiện đau răng ở phụ nữ mang thai

Cùng nhau nhận biết: 8 Dấu hiệu của sâu răng mà bạn không ngờ tới

Đối với phụ nữ mang thai đặc biệt là những tháng cuối cùng, ngay cả vệ sinh răng lợi tốt thì tình trạng viêm lợi, đau răng, viêm chân răng vẫn có thể xảy ra. Thông thường, những biểu hiện sẽ bắt đầu thấy rõ ở tháng thứ 2 và tiếp tục tăng dần ở những tháng sau đó. Dưới đây là những biểu hiện bệnh răng miệng có thể gặp ở phụ nữ mang thai:

Miệng hôi hơn bình thường bởi vấn đề hôi miệng thường 90% là do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra và 10% còn lại là do các yếu tốngoài khoang miệng khác. Bị đau răng khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo răng bị các vi khuẩn xâm lấn gây ra viêm lợi, viêm nha chu làm hơi thở nặng mùi hơn
Lợi và các núm lợi viêm, phù nề

Biểu hiện đau răng củ phụ nữ mang thai có thể là viêm lợi hoặc sâu răng

Xem thêm: Bị đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • Dễ chảy máu chân răng, chảy máu lợi
  • Viêm lợi sưng đỏ, đau nhức, sưng má
  • Tụt chân răng
  • Nếu tình trạng lâu không được xử lý có thể thấy những biểu hiện phá hủy hàm, răng trở nên lỏng lẻo, rụng răng.
  • Hậu quả của đau răng đối với mẹ bầu và thai nhi
  • Đối với mẹ bầu

Đau răng khi mang thai nếu không tìm ra được nguyên nhân để chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong thai kì. chỉ yếu là do viêm lợi kéo dài, lợi sưng, xung huyết, hình thành các túi quanh răng. Trong túi chứa nhiều vi khuẩn, chúng phát triển sinh ra dịch mủ chảy ra ngoài, lâu dài làm lợi răng co lại, chân răng lộ ra ngoài… Nếu vẫn tiếp tục không được điều trị răng sẽ bị tách dần ra khỏi cấu trúc nâng đỡ xung quanh nó dẫn đến lung lay và rụng răng.

Viêm lợi kéo dài ở phụ nữ mang thai gây viêm túi lợi, tụt lợi khi không được điều trị kịp thời

Đối với thai nhi

Vi khuẩn P.gingivalis trong khoang miệng của mẹ bầu đi vào dòng máu và xâm lấn vào nhau thai gây viêm  phá hủy màng nhau thai có thể dẫn đến tiền sản giật, sinh non, đái tháo đường, sinh con nhẹ cân, sảy thai.

Theo nghiên cứu viêm lợi hoặc viêm nha chu trong thai kì sẽ làm tăng gấp 2 đến 3 lần nguy cơ tiền sản giật và tăng 7 lần nguy cơ sinh con nhẹ cân gây ra nhiều nguy hiểm và thiệt thòi cho thai nhi.

Các biện pháp an toàn nâng cao sức khỏe răng miệng cho bà bầu khi mang thai
Hạ thấp và kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Một trong những phương pháp mới trong lĩnh vực sinh học giúp hỗ trợ trong và sau khi bị viêm lợi đến từ Nhật Bản là ứng dụng kháng thể IgY (Ovalgen PG và Ovalgen DC), giúp giảm tải lượng vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viêm lợi và giảm tải lượng vi khuẩn S.mutans tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng cho phụ nữ mang thai. Các kháng thể Ovalgen DC ức chếvi khuẩn Smutans là vi khuẩn tạo ra lớp màng Glucan bám dính trên bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại khác có môi trường thuận lợi phát triển và gây hại cho răng. Kháng thể Ovalgen PG  với ái lực cao, có khả năng xâm nhập rất sâu vào dưới mô lợi, tổ chức quanh răng cũng như ống ngà, các cùng chẽ, cong lồi của chân răng nơi vi khuẩn cư ngụ, chính vì vậy giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn hiệu quả, cải thiện các triệu chứng chảy máu lợi, sưng đau lợi, hôi miệng.

Chăm sóc răng miệng bằng những thói quen đơn giản

Trước khi mang thai người bệnh cần đến nha sĩ để lấy sạch cao răng và loại bỏ những mảng bám gây sâu răng, viêm lợi…. Đôi khi chỉ cần lấy cao răng cũng có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho răng và các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng. Đảm bảo việc đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để loại bỏ thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Nên dùng những loại bàn chải mềm để tránh tổn thương lợi. Không dùng tăm và các vật cứng, sử dụng chỉ nha khoa thay thế tránh làm tổn hại đến răng và lợi.
Tránh ăn vặt rải rác trong ngày, nên ăn tập trung vào khoảng thời gian nhất định và vệ sinh răng miệng ngay sau đó.
Sử dụng  kháng thể Ovalgen DC và Ovalgen PG hàng ngày giúp giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Lưu ý với phụ nữ mang thai, cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh và các can thiệp cơ học, mẹ bầu nên duy trì các biện pháp vệ sinh răng miệng hằng ngày, nếu có lấy mảng bám cao răng thì cân nhắc chỉ nên tiến hành vào thời kì an toàn là tam cá nguyệt thứ hai của thai kì và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ .

Trên đây là những nguyên nhân và các cách phòng tránh đau răng ở phụ nữ khi mang thai tháng cuối. Hãy chuẩn bị cho mình hành trang để bảo vệ sức khỏe răng miệng bản thân và một sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây