Cảm sốt ở trẻ em – Mẹ nên và không nên làm gì?

Cảm sốt ở trẻ em
Cảm sốt ở trẻ em

Cảm sốt là bệnh thông thường ở trẻ. Khi trẻ có những biểu hiện của cảm sốt và không mấy nguy hiểm, các mẹ thường có thói quen tự chăm sóc theo kinh nghiệm tại nhà mà quên đi mất những nguyên tắc cơ bản, những điều nên hay không nên khi chăm sóc bé.

Thiếu đi kiến thức căn bản có thể sẽ khiến bé gặp nguy hiểm. Hãy cùng các chuyên gia sức khỏe của IgYGate hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé tốt nhất nhé.

Những điều mẹ không nên làm khi trẻ bị cảm sốt

Mua thuốc hạ sốt tùy tiện

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ, mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân bé bị sốt. Trên thực tế, bé bị sốt có thể là do cảm lạnh thông thường, trẻ bị cúm, viêm phổi, sởi, amidan… Nếu không biết nguyên nhân sốt mà dùng thuốc tùy tiện, không những các triệu chứng sốt của bé không giảm mà khiến cho quá trình điều trị càng trở nên phức tạp.

Mẹ đặc biệt lưu ý khi trẻ sốt nếu tự ý dùng thuốc giảm đau hạ sốt cũng có thể khiến thân nhiệt bị giảm đột ngột rất nguy hiểm cho trẻ.

Sờ chán nóng đã kết luận bé bị sốt

Mẹ không nên sờ chán bé mà vội kết luận bé bị sốt
Mẹ không nên sờ chán bé mà vội kết luận bé bị sốt

Thân nhiệt trẻ thay đổi tùy vào vị trí đo trên cơ thể và tùy vào thời gian trong ngày. Do đó không thể vội vàng kết luận ngay rằng bé bị sốt khi chỉ sờ chán, hay kẹp nhiệt độ cho bé, mà cần tính đến nhiều yếu tố:

  • Vị trí đo trên cơ thể bé

Nên để ý tới yếu tố này khi bé nhà bạn dưới 3 tháng tuổi. Cần đo nhiệt độ của bé trong độ tuổi này bằng cách đặt cặp nhiệt độ ở hậu môn vì nhiệt độ thân nhiệt đo ở vị trí này là chính xác nhất. Nếu đo ở nách thì các mẹ nên cộng thêm từ 1-2 độ C để tránh sai số.

  • Thời gian đo thân nhiệt

Thân nhiệt bé cao nhất vào lúc sau khi ngủ dậy, đặc biệt là vào buổi chiều và tối. Nhiệt độ cơ thể bé cao hơn của người lớn và sẽ dần ổn định hơn khi lớn lên. Do đó, khi thân nhiệt trên 37 độ C thì chưa hẳn bé đã bị sốt.

Chườm khăn ướt, chườm đá, dán cao lạnh khi bé bị cảm sốt

Chườm khăn ướt cho bé bị sốt thường là “kinh nghiệm” gối đầu giường khi mẹ thấy bé có biểu hiện của cảm sốt. Điều này chỉ tạo ra cảm giác lạnh chứ không hề khiến trẻ hết sốt.

Các phương pháp như chườm đá, khăn ướt, dán cao lạnh chỉ là biệt pháp vật lý có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu. Các cách này không còn được áp dụng ở các nước châu Âu bởi có thể sẽ khiến trẻ biến chứng nặng hơn, hay quấy và mệt mỏi hơn.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm sốt

Mẹ cần chú ý thực hiện các bước sau đây khi bé bị cảm sốt:

  • Đo nhiệt độ thân nhiệt cho bé (đo chính xác nhất là ở Hậu môn, hoặc kẹp trong nách trong vòng 3 phút).
  • Nếu bé sốt không quá 38 độ C thì chỉ cần làm mát cho bé, mặc quần áo mỏng hơn và theo dõi nhiệt độ cho bé hàng giờ.
Hậu môn là vị trí tốt nhất để theo dõi thân nhiệt bé.
Hậu môn là vị trí tốt nhất để theo dõi thân nhiệt bé.
  • Sử dụng khăn ấm, mềm sạch, nhúng nước ấm lau khắp mình trẻ cho tới khi thân nhiệt bé còn 37 độ C.
  • Trường hợp bé trên 38 độ C mẹ cần hạ sốt cho bé và cần sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hãy quay số LIÊN HỆ:  để nhận được tư vấn của các chuyên gia sức khỏe đến từ IgYGate nhé.

Xuất phát từ năm 1986, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể có tên gọi IgY ( Ovalgen F ) có khả năng giúp giảm tải lượng virus gây bệnh cúm ở người.

Viên ngậm IgYGate F là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng nghỉ của các chuyên gia tại Nhật. IgYGate F  giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa, đặc biệt giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…hỗ trợ giảm nguy cơ mắc mắc bệnh cảm cúm. Sản phẩm không gây đề kháng và tác dụng phụ, chỉ chống chỉ định cho những người nào dị ứng với trứng,  sử dụng đươc cho tất cả thành viên trong gia đình từ trẻ em đến người lớn.

Đọc thêm: Bệnh cảm cúm: Kiến thức tổng quan và phương pháp điều trị mới

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây