LÀM SAO ĐỂ NUÔI DƯỠNG MỘT ĐỨA TRẺ CÓ HOÀI BÃO

CHA MẸ AI CŨNG MONG MUỐN CON MÌNH THÀNH CÔNG

Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình trưởng thành và mang những ước mơ, hoài bão lớn lao của riêng chúng.

Để làm được điều này, một nghiên cứu gần đây của GS. Barrett, ĐH Harvard, nhấn mạnh: vai trò của cha mẹ là rất quan trọng, họ quyết định con cái họ thực hiện hoài bão của họ, hay để chính các con xây dựng và nuôi dưỡng hoài bão của chính các con. Khi trả lời đài CNBC bà từng ví von hình ảnh cha mẹ nên là người làm vườn, hơn là 1 thợ mộc. bà giải thích: Thợ mộc chạm khắc gỗ thành hình dạng họ muốn. Còn những người làm vườn giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách trồng trọt, vun đắp nó trong một môi trường màu mỡ và yêu thương.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LÀM ĐỂ NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ CÓ ƯỚC MƠ VÀ HOÀI BÃO

Đừng sống buông thả bản thân

Cách bạn làm cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi và cách nhìn của con bạn. Bạn không thể bắt con trẻ có được ước mơ hay hoài bão lớn lao nếu suốt ngày chỉ nằm dài lướt điện thoại, xem TV mỗi khi đi làm về. Khi nhìn cha mẹ chúng không có mục tiêu hay quá hưởng thụ thì đứa trẻ không thể tự có mục tiêu cho bản thân. Tất nhiên, bạn vẫn cần thời gian thư giãn, giải trí cho bản thân, nhưng giới hạn nó và hãy làm những thứ có thể tốt hơn cho trẻ như bày trò chơi, trò chuyện, đọc sách cùng trẻ…

ĐỪNG QUÁ DỄ DÃI VỚI CON BẠN, NHƯNG CŨNG ĐỪNG QUÁ CỨNG NHẮC, RẬP KHUÔN

Bạn không nên quá nghiêm khắc với trẻ, mà ngược lại bạn thể hiện cho trẻ biết bạn quan tâm, biết lắng nghe và yêu thương trẻ. Tuy nhiên vẫn luôn quyết đoán, nghiêm khắc trong việc cho hay không cho với một hành vi nào đó của trẻ. Trong cách tiếp cận này, bạn sẽ cho trẻ có nhiều lựa chọn và để trẻ chịu trách nhiệm trong lựa chọn của bản thân.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc nuôi dạy con cái song song bằng yêu thương nhưng kiên quyết trong xử lý các hành vi (như cách nói một là một, hai là hai, khi trẻ đã chọn và chấp nhận hệ quả hay điều kiện nào) có liên quan chặt chẽ đến những đứa trẻ thành công, vì những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này hiểu được trách nhiệm bản thân, và khả năng phát triển nhận thức và tư duy. Do đó, trẻ thường thành công trong học tập, giao tiếp xã hội và ít bị cám dỗ ở tuổi vị thành niên.

Dạy trẻ biết mặt kia của thành công. Đó là thất bại

Làm việc gì cũng đôi lúc con gặp thất bại. Trẻ cần biết, thậm chí được cha mẹ công nhận sự thất bại của trẻ hơn là lấp liếm nó. Đó là cách bạn dạy con bạn phản ứng với thất bại- Đó mới là điều quan trọng.

Trẻ hiểu cảm giác bị thất bại như thế nào, học cách cân nhắc những gì họ cần thay đổi cho lần sau. Thái độ kiên cường này thể hiện sự trưởng thành hơn là một tư duy cố định, theo nhà tâm lý học Carole Dweck từng nói, và nghiên cứu của bà cho thấy rằng những đứa trẻ kiên trì khi mọi thứ trở nên khó khăn và cam kết học hỏi từ thất bại, có nhiều khả năng thành công hơn.

ĐỪNG BAO GIỜ NUÔI TRỒNG “SỰ KIÊU NGẠO” TRONG CON BẠN

Khi đạt được một số thành công, trẻ có thể cảm thấy mình giỏi hơn, mình thông minh hơn, … Bạn sẽ để ý cách khi trẻ nói chuyện hay chơi cùng bạn bè của trẻ. Điều này lâu dần trẻ thường trở nên ít giao tiếp hơn. Khi vậy, bạn nên khéo léo cách xử lý tùy tình huống.

VD, Khi trẻ nói lời xem thường bạn của trẻ và giành lấy lượt trẻ. Nếu bạn thấy thì nên can thiệp bằng cách lấy lại lượt cho bé kia, và nói “Bin nè, đến lượt của Nga mà, Nga cũng muốn thử làm xem thế nào.” Nếu bé làm sai, bé bạn có thể cười chê, bạn nên nói “Bin, không được vậy, con có thể giúp bạn không”. Nếu bé giúp bé kia, bạn hoan hô và nói “rất tốt, vậy là cả hai cùng làm tốt rồi nè. hai đứa giỏi quá”

Cách chúng ta đáp ứng là không la mắng trẻ, mà chỉ là cho thấy rằng thái độ, lời nói của trẻ khi kiêu ngạo là không có gì vui, không được chấp nhận, nhưng thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ người khác sẽ được tung hô và trân trọng.

Lúc rảnh, đặc biệt khi hai mẹ con đọc sách cùng nhau, bạn nên đọc cho trẻ nghe các tấm gương giúp đỡ, và quan tâm người khác.

DẠY TRẺ BIẾT GIAO TIẾP

Khi trẻ lớn đủ khả năng có thể bắt điện thoại và nói chuyện. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách nói chuyện thông qua điện thoại. Đó là cách bé học để nói chuyện với nhiều người. Trẻ từ 5 tuổi có thể làm việc này. Bạn nên dạy trẻ thái độ, âm lượng, cách nói và chuyển điện thoại cho mẹ hay người lớn.

Học cách nói chuyện qua điện thoại cũng là một cách hiệu quả giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp và ứng phó khi gia tiếp với nhiều người khác nhau.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây