ALA RẤT QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ

ALA RẤT QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ NHƯNG THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN
Khi nói về giai đoạn quan trọng nhất cho sự thành bại của một đứa trẻ, nhà giáo dục nổi tiếng Maria Montessori từng nói:
“Không phải ở tuổi học đại học, mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn mới sinh đến khi sáu tuổi”.

Vì sao giai đoạn này lại quan trọng như vậy?

VÌ ĐÂY LÀ GIAI ĐOẠN VÀNG TRONG PHÁT TRIỂN NÃO BỘ

Giống như sự phát triển chiều cao, não bộ cũng có cột mốc quan trọng cho sự phát triển của nó. Như chúng ta đã biết, hơn 90% não bộ sẽ hoàn thiện trước 6 tuổi. Do đó, không phải cứ đợi trẻ lớn rồi mới quan tâm phát triển, dạy dỗ mà bạn nên làm ngay từ những ngày đầu tiên. Người ta thấy rằng, não bộ trẻ có sự tăng tốc cả về cấu trúc, số lượng tế bào, và kết nối thần kinh trong suốt giai đoạn này. Trong đó, dinh dưỡng và tương tác là 2 yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để trẻ xây dựng một nền tảng vững chắc cho não bộ phát triển

DINH DƯỠNG TỐT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ

Theo Gs.Bs. Michaelsen, Trưởng Đại diện khu vực Châu Âu của WHO, cho biết: ” Từ khi sinh ra cho đến 5 tuổi hoạt động phát triển trí não của trẻ là rất lớn. Do đó, việc việc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất béo tốt cho sự phát triển trí não của trẻ là tối cần thiết.

KHÔNG CHỈ LÀ DHA, EPA MÀ ALA CŨNG LÀ MỘT CHẤT BÉO OMEGA-3 QUAN TRỌNG NHƯNG THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN

Thực vậy, theo cơ quan quản lý thực phẩm Châu Âu từng nhấn mạnh chất béo omega-3 ALA đầy đủ trong chế độ ăn là rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Nếu như chúng ta biết nhiều đến DHA, EPA thì thật ra ALA cũng là một chất béo omega-3 quan trọng đóng góp trong thành phần cấu trúc của não bộ nhưng thường bị lãng quên. Thậm chí ALA còn giúp cơ thể tạo ra những chất béo DHA và EPA. Không chỉ có vai trò trong việc giúp phát triển não bộ, các chất béo omega-3 còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt và giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch.
Vì sao ALA lại được xếp vào nhóm chất béo quan trọng? Vì cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lệ thuộc vào thực phẩm. Theo báo cáo của TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel cho biết chất béo Omega-3 ALA có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng tỷ lệ với omega-6. Ông cũng nhấn mạnh tỷ lệ omega-6/omega-3 tương đương 4:1 được xem là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ trẻ ở giai đoạn sớm.
Chất béo omega-3 ALA được tìm thấy nhiều ở thực vật, nên cũng thường được gọi là omega-3 thực vật. Có một số ít các thực vật chứa tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỉ lệ 4:1, trong đó nổi tiếng có quả lý chua đen. TS. Castillo-Viện nghiên cứu SCRT, Scotland cũng từng có 1 báo cáo đánh giá hạt của nó là 1 nguồn chất béo omega 3 và omega-6 thực vật tốt cho sức khỏe con người. Chính vì lí do này mà nó được sử dụng khá phổ biến trong nhiều thực phẩm và thức uống ở Châu Âu, hoặc dạng bổ sung omega 3 và omega 6 cho trẻ nhỏ giúp đa dạng nguồn omega thực vật cho trẻ như sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Italy. Đây là sản phẩm đã có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngoài chất béo tốt omega-3s và omega-6s, chế độ ăn của trẻ cũng cần đa dạng và cân bằng các nhóm chất khác như chất đạm, vitamin khoáng… Thiếu hụt các chất dinh dưỡng này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ cả về thể chất và trí não

TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC VỚI TRẺ

Những năm đầu đời, não trẻ là một bức tranh lớn cần lấp đầy những mảnh ghép từ những trải nghiệm mà trẻ có được. Chính những mảnh ghép này làm nên sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Thiếu hụt những mảnh ghép đồng nghĩa với việc trẻ nghèo nàn trong nhận thức, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Làm sao giúp trẻ tạo thành và lấp đầy những mảnh ghép này trong não bộ? Cách hiệu quả nhất đó chính là dành thời gian tương tác và trò chuyện với trẻ
Có 3 cách bạn có thể tăng sự tương tác trong trò chuyện với trẻ:

Tìm cơ hội thảo luận về điều trẻ quan tâm

Bạn nên tìm cơ hội thảo luận về điều trẻ quan tâm. VD, khi bạn và trẻ đọc sách cùng nhau, trẻ hứng thú với cá voi. Lúc này, bạn có thể nói với trẻ về cá voi như nơi sống, cá voi to lớn như thế nào, làm sao có thể thấy được cá voi, …

Đặt câu hỏi

Bạn nên đặt câu hỏi khi trò chuyện để khuyến khích trẻ suy nghĩ và đưa ra bàn luận. Khi hỏi, bạn nên để tầm mắt bạn ngang tầm mắt của trẻ vì điều này giúp trẻ cảm thấy bạn quan tâm đến điều trẻ chia sẻ. Khi trẻ chia sẻ, bạn nên lắng nghe và xây dựng dựa trên những điều trẻ chia sẻ.
VD, bạn và bé cùng đi nhà sách. Khi trẻ chọn 1 quyển nào đó, bạn nên hỏi trẻ “quyển sách này có gì thú vị vậy con?” khi đó bạn nên ngồi xuống để tầm mắt của bạn và trẻ ngang bằng nhau. Khi trẻ trả lời: “dạ, con thích mấy hình sticker sau quyển sách này nè”. Dù câu trả lời của trẻ không giống suy nghĩ của bạn, bạn không nên phán xét mà luôn lắng nghe và hỏi tiếp “vậy ah, chỉ mẹ xem hình nào con thấy thú vị nhất!”. Cứ như vậy, chúng ta sẽ giúp trẻ phát triển suy nghĩ và nhận thức. Điều này cần cho quá trình học hỏi của não bộ từ sớm.

Bao gồm trẻ trong các hoạt động hằng ngày

Khi bạn và trẻ có cơ hội tương tác cùng nhau thì đó là lúc não bộ trẻ học hỏi. Khi đó, cả bạn và trẻ nên tập trung vào những nội dung trong hoạt động đó. Một số hoạt động gợi ý như
Lựa vớ vào sọt: Chiếc nào của con nè? Của mẹ và của bố đâu? Con có muốn thử mang vào chân chiếc của bố không? Nó có vừa với con không?
Làm bếp cùng mẹ: Con giúp mẹ lựa lá sâu, hư ra khỏi rổ nhé? Khoai tây và khoai lang khác nhau chỗ nào ? Tại sao phải rửa sạch trước khi chế biến vậy con?
Notes
Cooper RE, Tye C, Kuntsi J, Vassos E, Asherson P. Omega-3 polyunsaturated fatty acid supplementation and cognition: A systematic review and meta-analysis. J Psychopharmacol. 2015 Jul;29(7):753-63.
Yehuda, S. (2003) Omega–6/Omega–3 Ratio and Brain-Related Functions. In: Omega–6/Omega–3 Essential Fatty Acid Ratio-The Scientific Evidence. Simopoulos AP, Cleland LG (eds). World Rev Nutr Diet. Basel, Karger, 92, pp 37–56
Edmund T. Rolls (2010) Taste, Olfactory and Food-texture Processing in the Brain and the Control of Appetite

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây