VÌ SAO GẦN ĐÂY TRẺ EM BỊ ỐM NHIỀU HƠN?
Dạo gần đây, tôi nhận được tin nhắn của nhiều bạn thắc mắc tại sao giai đoạn này trẻ em lại bị ốm nhiều hơn, tần suất liên tục và tình trạng bệnh thường nặng hơn so với trước.
Theo báo cáo gần đây của các nhà khoa học tại BV KK Women’s and Children’s, Singapore cho biết “Trẻ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh viêm đường hô hấp, đây có thể là “món nợ miễn dịch” trẻ phải trả thời hậu dịch bệnh”. Điển hình, vi-rút hợp bào hô hấp (RVS)- tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang gia tăng hơn bình thường ở nhiều quốc gia gồm Trung Quốc, Singapore, Mỹ và Châu Âu. GS. Maiwald, BV KK, Singapore cho biết các tác nhân khác như cúm A và B cũng có sự quay lại với mức độ gia tăng. Trong đó, trẻ em có thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội này hơn hết vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn đang phát triển và còn nhiều khoảng trống miễn dịch.
MÓN NỢ MIỄN DỊCH LÀ GÌ?
Miễn dịch khỏe mạnh của con người không tự sinh ra là có, mà nó là kết quả thông qua những trải nghiệm với môi trường xung quanh: đầu tiên nó xuất phát điểm gần như là con số 0 sau đó trẻ được nhận các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ. Kế, nó sẽ phát triển dần thông qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh thông qua chơi đùa ngoài trời nơi mà nó được “huấn luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn.
Do thời gian này việc trẻ em thường xuyên rơi vào các hoạt động thụ động như xem tivi, điện thoại, ipad, cũng như việc phải hạn chế các hoạt động ngoài trời một thời gian dài làm hệ miễn dịch của trẻ tạm thời “được nghĩ dưỡng”, ít có cơ hội huấn luyện vì ít tiếp xúc với môi trường, trong khi đó các vi rút cơ hội vẫn đang hoạt động mạnh mẽ. Thông thường vào mùa đông, các loại vi rút đường hô hấp, như cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và siêu vi trùng ở người (hMPV) lại xuất hiện và gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sốt, ho và các triệu chứng hô hấp khác. Và trẻ con bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội này là điều dễ hiểu, chúng truyền từ trẻ này sang trẻ khác nên có nhiều cơ hội để “học” để dần thoát khỏi hàng rào miễn dịch của con người. Các báo cáo về các dịch bệnh trước đây cũng cho thấy sự gia tăng đột biến của các tác nhân cơ hội này.
CHĂM SÓC TRẺ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRẺ KHỎE MẠNH?
Chúng ta không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn trước các tác nhân, đặc biệt khi vào mùa thuận lợi của chúng. Tuy nhiên, việc xây dựng cho trẻ 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh là điều quan trọng. Song song đó, cập nhật các cách chăm sóc trẻ khoa học để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tái hòa nhập vào môi trường.
XÂY DỰNG HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH CHO TRẺ
• Cho trẻ bú mẹ sớm nhất và duy trì lâu nhất có thể vì sữa mẹ không chỉ là dinh dưỡng vàng cho trẻ mà còn là nguồn dồi dào các yếu tố miễn dịch quan trọng cho khởi đầu khỏe mạnh của trẻ.
• Khi trẻ ăn dặm, chế độ ăn của trẻ nên đa dạng và cân bằng, đặc biệt các nguồn chất đạm từ thịt cá trứng sữa để cung cấp đủ các axit amin thiết yếu cho hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Song song đó, rau củ quả sẽ cung cấp vitamin khoáng quan trọng cho trẻ
• Từ 8 tháng tuổi trẻ có thể ăn các thực phẩm tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột như sữa chua, sữa uống lên men…vì đường ruột là nơi giữ hơn 80% tế bào miễn dịch của cơ thể. Đường ruột khỏe mạnh là rất quan trọng cho tiêu hóa thức ăn cũng như chống trả tác nhân gây bệnh.
• Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia
• Tạo cơ hội cho trẻ vui chơi lành mạnh. Không giới thiệu các thiết bị điện tử cho trẻ dưới 2 tuổi. Từ 2-5 tuổi nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, dưới 60 phút/ngày.
• Trẻ nên được ngủ đủ giấc vì đây cũng là cách làm mạnh hệ miễn dịch của cơ thể
CHĂM SÓC TỐT KHI TRẺ BỆNH ĐỂ CƠ THỂ TRẺ NHANH CHÓNG PHỤC HỒI
Trung bình trẻ có thể mắc 6-8 lần cảm cúm mỗi năm, con số này có thể gia tăng và thậm chí triệu chứng có thể phức tạp. Việc trẻ bị ốm thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ vì trẻ thường mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sức khỏe cũng như khó bắt kịp đà tăng trưởng ở mỗi độ tuổi. Do đó, khi trẻ ốm, cha mẹ nên giúp trẻ sớm phục hồi là quan trọng. Đây là 1 số lời khuyên cha mẹ có thể tham khảo khi chăm sóc trẻ bệnh tại nhà:
• Giúp trẻ nghĩ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Nhiều cha mẹ thường cho trẻ nằm xem TV, điện thoại, Ipad để trẻ thư giãn, quên mệt mỏi khi bị bệnh. Nó không thực sự làm trẻ thư giãn, mà còn làm trẻ mệt hơn. Cha mẹ nên cho trẻ nghĩ ngơi, có thể cùng nằm trò chuyện, đọc sách hoặc tạo trò chơi vui vẻ tại giường với trẻ khi trẻ hơi khỏe. Đó là cách làm trẻ khỏe hơn thay vì cho trẻ xem hay chơi điện thoại.
• Nếu trẻ sốt, giúp trẻ mặc đồ thoải mái, tránh gò bó để cơ thể dễ dàng thoát nhiệt. Trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt. Dùng thuốc hạ sốt trước, lau mình sau. Đắp trán bằng khăn mát, nhưng lau mình bé bằng khăn ấm. Lau mình không quá 3 lần trong 4-6 giờ.
• Nếu trẻ ho nhiều gây khó chịu hoặc làm ảnh hưởng hoạt động vui chơi của trẻ, cha mẹ có thể làm dịu cơn ho bằng cách cho trẻ uống 2.5ml mật ong trước 30 phút khi ngủ (chỉ dùng cho trẻ trên 13 tháng tuổi). Hoặc trẻ cũng có thể dùng các loại siro ho chiết xuất từ thảo dược nhưng cần có chứng minh là an toàn và hiệu quả giúp giảm cơn ho. Ở Châu Âu nhiều năm gần đây người ta đã đưa lá thường xuân vào nghiên cứu lâm sàng như 1 liệu pháp thay thế các thuốc ho dạng hóa dược có nhiều tác dụng phụ. Theo 1 báo cáo mới nhất của nhóm các nhà khoa học Đức dẫn đầu là TS. Christopher cho thấy những thử nghiệm lâm sàng trên dịch chiết từ lá thường xuân an toàn trong sử dụng và hiệu quả trong việc giảm các cơn ho liên quan đến các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ. Một sản phẩm khá nổi tiếng có ứng dụng thành phần dịch chiết này trong việc hỗ trợ và điều trị cơn ho cho trẻ nhỏ đó là siro ho thảo dược Prospan Syrup của Đức mà chúng ta thường thấy trên thị trường, sản phẩm này an toàn và có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
• Một số cơn ho đi kèm với nghẹt mũi về đêm có thể làm trẻ rất khô miệng, trẻ có thể uống thêm 1 ly nước ấm khoảng 30-80ml trước khi ngủ và sáng sau khi thức dậy sẽ giúp giảm tình trạng khó chịu ở trẻ.
• Khi bệnh, trẻ có thể mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, duy trì việc ăn uống cho trẻ vẫn nên làm vì chỉ có vậy trẻ mới có đủ năng lượng và dưỡng chất để phục hồi bệnh. Bạn nên khuyến khích trẻ ăn bằng cách thay đổi thức ăn như ăn cháo lỏng, hoặc cho trẻ uống sữa, ăn những thức ăn trẻ thích, thậm chí tìm kiếm các thực phẩm tiện và dinh dưỡng để bổ sung trong lúc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ nên duy trì uống nước đầy đủ để tránh mất điện giải trong lúc bệnh.
Notes
Liu, et al. (2022). The changing pattern of common respiratory and enteric viruses among outpatient children in Shanghai, China: Two years of the COVID-19 pandemic. Journal of medical virology, 94(10), 4696–4703.
Maiward M. and Cheng TK (2022) Commentary: COVID-19 has created an ‘immunity debt’ towards common infections in our children. CAN
Fratty, I. S., et al (2022). Outbreak of Influenza and Other Respiratory Viruses in Hospitalized Patients Alongside the SARS-CoV-2 Pandemic. Frontiers in microbiology, 13, 902476.
Surveillance of influenza and other seasonal respiratory viruses in winter 2021 to 2022. UK Government