YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA TRẺ SAU NÀY

NUÔI DƯỠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại thì trí tuệ cảm xúc lại càng cho thấy tầm quan trọng của nó. Theo nghiên cứu của tổ chức Egon Zehnder International, Thụy Sĩ: Trí tuệ cảm xúc EQ không phải tố chất dành cho người thành công mà là người rất thành công. Nghiên cứu được thực hiện trên 500 nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh rằng: tố chất này vượt xa cả 2 tố chất mà chúng ta thường nghĩ để thành công là: sự thông minh và kinh nghiệm phong phú.
Bạn biết không, việc nuôi dưỡng cảm xúc ở trẻ nhỏ cũng quan trọng như việc phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cha mẹ lại thường chú trọng thiêng lệch về sự thông minh, thay vì dành thời gian cho cảm xúc của trẻ phát triển đúng đắn. Thực tế, các kênh truyền thông và báo chí hầu hết thường nói về phát triển trí thông minh (IQ) như: làm sao để trẻ thông minh? làm sao để trẻ thành một thần đồng toán học ngay từ nhỏ? Cách đây vài tuần tôi cũng được mời tham gia một hội thảo khá thú vị về điều chỉnh hành vị ở trẻ nhỏ và cũng trả lời phỏng vấn cho 1 tờ báo về trí tuệ và cảm xúc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tôi nhận thấy có nhiều cha mẹ đang bỏ lỡ đi những cơ hội quý giá để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ từ sớm và điều này làm trẻ trở nên khá khó khăn để điều chỉnh cảm xúc trong các biến cố sau này.

TẠI SAO NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC LÀ QUAN TRỌNG

Trong cuộc sống, không chỉ chúng ta giải quyết vấn đề thông minh như thế nào, mà chúng ta còn phải quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như với những người xung quanh khi có sự tương tác hai chiều trong cách giải quyết vấn đề. Những bài học này là cần được luyện tập ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Ngày nay có nhiều người có trình độ học vấn cao, nhưng cách hành xử của họ chưa thật sự tốt. Có thể dễ hiểu, bởi vì họ không được dạy để nhận ra đó là những cảm xúc tiêu cực, cũng không được thấu hiểu, chia sẻ và hơn hết họ cũng không được dạy cách để vượt qua, thì những người thiếu đi điều này sẽ rất khô cằn trong cảm xúc của mình. Họ sẽ không đủ chính kiến để đưa ra một quyết định hoặc tự giải quyết 1 một vấn đề theo cách trái với suy nghĩ ban đầu

NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC EQ TỪ SỚM CHO TRẺ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Khi nào nên bắt đầu nuôi dưỡng cảm xúc ở trẻ?
Theo TS.Pam Schiller, từ 14 tháng tuổi trẻ có thể chính thức học điều chỉnh cảm xúc thông qua giao tiếp với cha mẹ và những người chăm sóc.
MÔ HÌNH MARS GIÚP RÈN LUYỆN VÀ NUÔI DƯỠNG EQ TRONG MỖI ĐỨA TRẺ
Những nghiên cứu tại ĐH Cambridge và ĐH Harvard cho thấy, 90% EQ của một người có thể được xây dựng thông qua giáo dục của cha mẹ và dinh dưỡng đúng cách. Đó là cơ hội để trẻ được giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong những giai đoạn ở độ tuổi nhỏ.

Mô hình giáo dục để giúp trẻ phát huy sức mạnh của bản thân

Có một mô hình được nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ ứng dụng trong giáo dục và nuôi dạy trẻ đó là mô hình MARS. Mô hình này hướng dẫn cha mẹ cách tương tác với trẻ để giúp trẻ phát triển 4 điều cần có trong nâng cao năng lực EQ bao gồm:
● M (Motivation): Cha mẹ nên xây dựng và tạo động lực bên trong mỗi đứa trẻ để giúp trẻ kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Một cách dễ dàng khi làm điều này đó là khen ngợi nỗ lực của con khi giải quyết vấn đề thay vì khả năng có sẵn của con. VD như nói “mẹ rất ấn tượng vì con quá khéo léo rút khối gỗ ở góc nhỏ này” để thúc đẩy tư duy phát triển trong trẻ hơn là chỉ khen “Con giỏi quá!” Thường xuyên được khích lệ và tạo động lực đúng sẽ tăng tiết những hormone hạnh phúc giúp trẻ luôn trong trạng thái tự tin và có động lực.
● A (Awareness): Trao quyền tự chủ cho trẻ để trẻ thấy cha mẹ luôn là người lắng nghe và hướng dẫn, còn chính trẻ mới là người thực hiện, giúp trẻ sớm nhận thức về trách nhiệm của bản thân. Điều này cũng giúp trẻ sản xuất nhiều oxytocin, một loại hormone hạnh phúc quan trọng để giữ trẻ luôn ở trạng thái cảm thấy biết ơn và hạnh phúc trong cuộc sống.
● R (Regulation): Trong các hoạt động vui chơi, cha mẹ nên tạo sự công bằng, có thưởng, phạt rõ ràng. Đừng vì trẻ nhỏ mà thiên vị hay để trẻ vui mà chỉ cho trẻ có cảm giác của “người chiến thắng”. Thay vì trách mắng khi trẻ thất bại, cha mẹ nên an ủi và cho trẻ hiểu rằng: ai cũng có lúc thất bại, và đó là lúc trẻ học được cách điều chỉnh cảm xúc một cách tự nhiên. Khi làm tốt điều này, não bộ của trẻ sẽ thường xuyên tiết Serotonin, giúp trẻ thích ứng và học cách điều chỉnh cảm xúc tốt hơn.
● S (Social Intelligence): Trẻ cần cho cơ hội khám phá thế giới quan bằng các hoạt động giao tiếp xã hội. Đây cũng là dạng thức cao nhất của EQ vì lúc này trẻ học được cách quản lý các mối quan hệ, thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và biết giúp đỡ người khác.

DINH DƯỠNG KHÔNG CHỈ LÀ NỀN TẢNG CỦA TRÍ TUỆ MÀ CẢ CẢM XÚC

Chúng ta biết rằng não bộ trẻ nhỏ phát triển với tốc độ rất nhanh. Não bộ của trẻ lúc 2 tuổi đã đạt gần 80% kích thước não bộ của người lớn. Và dinh dưỡng đã được chứng minh là yếu tố rất quan trọng của não bộ trong giai đoạn nhỏ trước 5 tuổi. Nó không chỉ đảm bảo các các tế bào thần kinh được tạo ra đầy đủ chức năng mà còn giúp các liên kết trở nên mạnh mẽ. Các bằng chứng hiện tại cho thấy, dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ nhỏ, theo TS. McMartin, ĐH Alberta, Canada. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng cho phát triển của trẻ về trí tuệ và cảm xúc.
• Nguồn đạm đa dạng và chất lượng từ thịt gà, cá, trứng, hải sản, và đậu các loại.
• Chế độ ăn giàu các lợi khuẩn. Lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh liên quan đến hoạt động tiết các hormon hạnh phúc và giúp trẻ điều hòa cảm xúc.
• Lựa chọn các chất béo tốt như chất béo omega-3 và omega-6 trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Những chất béo tốt này có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào thần kinh cũng như làm mạnh các tín hiệu liên kết thần kinh ở não bộ. Gần đây, các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) và ĐH Derby (Anh) đã tìm thấy chất béo Omega còn có vai trò trong việc điều hòa cảm xúc và giảm các hành vi giận dữ, hay tức giận ở trẻ.
+ Chất béo Omega-6 có nhiều trong: dầu oliu, dầu hạt lý chua đen… và trong những loại hạt như: hạt điều, hạt hạnh nhân… Còn chất béo Omega-3 là dạng cơ thể không tư tổng hợp được mà cần bổ sung từ bên ngoài.
Bạn biết không! Trong thực vật cũng có chất béo Omega-3, và thường được biết đến nhiều là omega-3 thực vật ALA, có thể chuyển hóa thành omega-3 DHA và EPA trong cơ thể. Điều này giúp duy trì tỷ lệ omega-3 quan trọng trong cơ thể. ALA giúp bảo vệ tế bào thần kinh, còn các chất béo khác giúp tạo kết nối mạng lưới. Ngoài ra, ALA còn giúp duy trì cân bằng giữa omega-3 và omega-6, tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển não bộ. Mặc dù ALA là chất béo quan trọng nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được mà cần lấy từ thực phẩm
Mặt khác, trong Omega thực vật thường có chứa thêm thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn. Dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy mà omega từ dầu lý chua đen đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Ý. Đây là sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới gồm các nước như Anh, Pháp, Đức… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.

Tương tác và giao tiếp tốt với các trẻ khác

Bên cạnh việc học kiến thức, trẻ cũng cần được dạy làm sao tương tác và giao tiếp tốt với các trẻ khác. Khi được dạy tốt điều này, trẻ sẽ có cách nhìn vấn đề toàn diện hơn và hành vi ứng xử sẽ khôn ngoan hơn. TS. Lisa Firestone, GĐ Viện nghiên cứu và giáo dục Glendon, đã cho biết: “Điều chỉnh cảm xúc tốt có thể giúp chúng ta tiên đoán được 54% sự thành công của một đứa trẻ trong các mối quan hệ, tính hiệu quả của công việc, giữ gìn sức khỏe và đòi hỏi cho chất lượng cuộc sống khi chúng trưởng thành.”

2 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

    • chào bạn, thực ra việc học toán ở trẻ nhỏ không nằm ở trẻ làm được bao nhiêu bài toán cộng hay trừ, mà cách trẻ vẫn dụng khả năng tư duy trong các hoạt động vui chơi hằng ngày. Đó là ngôn ngữ trẻ học về toán. Trẻ có thể tham gia bất kì hoạt động học toán nào, nhưng điều quan trọng là đảm bảo hoạt động đó vui, kích thích sự tò mò tư duy, hơn là thành tích hay biết được bao nhiêu phép tính. Độ tuổi từ 2-3 là độ tuổi vàng cho các kỹ năng trên dần hoàn thiện vì các bé đã phát triển 1 số về ngôn ngữ, vận động, nhận thức, và bây giờ là sử dụng những nền tảng về liên kết được tạo lập với những con số trước đó để phát triển về số học. Đây là một số hoạt động đơn giản chúng ta có thể làm cho trẻ để phát triển tư duy toán học ở độ tuổi nhỏ.
      HOẠT ĐỘNG 1: NÀO CHÚNG TA CÙNG CHUYỀN NÀO
      Bảo trẻ tham gia vào trò chơi chuyền banh/đồ chơi cho cha, rồi cho mẹ. Khi bé chuyền, bạn nhấn mạnh con số với khẩu hiệu ban đầu: “Nào chúng ta cùng chuyền nào”. Khi qua cha của bé, bạn nhấn mạnh: MỘT cho cha nhé. Khi qua bé, bạn lại nhấn mạnh: MỘT cho con nhé. Và khi về lại bạn, bạn kết thúc: “Và MỘT cho mẹ “, Bạn vỗ tay 3 cái, đếm MỘT, HAI , BA. Rồi mở đầu tiếp khẫu hiệu “Nào chúng ta cùng chuyền nào”.
      Hoạt động này nên làm buổi sáng hoặc buổi chiều vì lúc đó bé rất thoải mái ghi nhận thông tin.
      HOẠT ĐỘNG 2: GHÉP KHỐI GỖ/NHỰA
      Bạn có thể cho bé làm quen với các khối gỗ/nhựa gồm các hình sau:
      *2 khối hình tam giác cân, để khi ghép vào nhau thành hình vuông
      *2 nửa hình tròn để khi ghép vào nhau thành hình tròn
      * 2 khối hình chữ nhật khi ghép vào thành hình vuông
      * 1 hình chóp nón và hình tròn
      Hoạt động này nên chơi sau khi bé đọc sách hoặc vẽ 1-1.5 tiếng, vì khi này sẽ giúp liên kết hữu hiệu các hình ảnh và sự tương đồng. Nếu trước đó bé tập tô màu các hình khối là một lợi thế.
      HOẠT ĐỘNG 3: ĐƯỜNG HẦM THẦN TIÊN
      Bạn hãy cắt 1 thùng carton sạch và an toàn thành 1 đường hầm, có độ dài gấp 2 lần bé là được. Bài học thú vị này có thể làm khi bé bắt đầu học bò và đến khi bé lớn 2-3 tuổi vẫn là bài học tốt cho không gian vật thể.
      Đường hầm đủ rộng, không quá dài vì mất hết ý nghĩa của toán học. Bên trong đường hầm nên dán các hình dạ quang có hình tròn, hình vuông, con số,… để khi bé bò qua mỗi ngày chơi sẽ học cách lưu nhận thông tin.
      Hoạt động này nên làm 3-4 lần/tuần, không nên làm mỗi ngày vì còn để bé có những thời điểm tự điều chỉnh không gian bé học được từ thùng giấy với không gian bé đang sống, như trong phòng, ngoài sân, ngoài siêu thị,… Mỗi nơi đều là một không gian khác, bạn đôi lúc cũng quên rằng chúng ta cũng đang sống trong 1 không gian mà khi chuyển không gian chúng ta không để ý. Nhưng,với trẻ, nếu trẻ học được không gian tốt thì ít mắc sai lầm như chúng ta, trẻ sẽ biết rất rõ không gian khác nhau khi chuyển. Đó là lí do tại sao nhiều trẻ rất nhạy cảm với thay đổi của môi trường.
      Cách làm đường hầm xứ thần tiên: Tôi đã có bài viết về cách làm loại đường hầm này cho bé, bạn có thể tìm đọc lại. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây