VÌ SAO CON CƯNG THÌ DỄ HƯ VÀ KHÓ THÀNH CÔNG ?

Báo cáo gần đây của 2 nhà tâm lý học người Mỹ cho chúng ta hiểu hơn liệu 1 đứa trẻ quá được cưng và chiều chuộng có trở nên bất tài và vô dụng sau này?

Mặt trái của nuông chiều con trẻ quá mức

Là cha mẹ ai mà không yêu thương con cái, luôn muốn che chở và tạo những điều kiện thuận lợi cho con trẻ phát triển. Đó là thiêng chức thiêng liêng của những người làm cha mẹ. Tuy nhiên, việc yêu thương không đồng nghĩa với quá cưng chiều và chiều chuộng. Khi bạn cho trẻ quá nhiều sự dễ dãi như dễ dàng chấp nhận 1 yêu cầu nào đó từ trẻ khi trẻ năn nỉ hay khóc lóc dù trước đó là không được phép, hoặc thường xuyên mua quà, cho trẻ bánh kẹo hoặc đưa các lời tán dương vô nghĩa. Thậm chí nuông chiều có thể tìm thấy ở cách bạn dễ dãi những hành vi chưa đúng của trẻ khi trẻ đã đủ nhận thức hành vi.

Tại sao nuông chiều là không nên?

Bạn nghĩ 1 đứa trẻ luôn được cưng và chiều chuộng chúng có sự thất vọng không? Thực chất, chúng không có sự thất vọng về lí thuyết vì hầu hết đều được cha mẹ đáp ứng. Trẻ chưa kịp thất vọng hoặc chớm có nó, thì nhanh chóng bị cha mẹ tướt mất. VD, trẻ chỉ mới ê a vài tiếng là có được lời hứa của mẹ như “thôi, để lát mẹ mua cho nhé”. TS. Pad, ĐH Detroit Mercy, Mỹ giải thích: sự thất vọng là 1 phần của phát triển tâm lý bình thường của đứa trẻ, nó cho trẻ hiểu về sự không hài lòng. Mà chúng ta biết rằng, trong cuộc sống thì thất vọng luôn xảy ra và nếu đứa trẻ được nuôi dưỡng bình thường và không quá nuông chiều thì dần học được cách chấp nhận sự không hài lòng này và làm chủ nó. Và lúc này sự thất vọng trở thành động lực để làm chủ cảm xúc của những đứa trẻ này. Ngược lại, đứa trẻ được quá nuôi chiều thì không có cơ hội phát triển kỹ năng tuyệt vời này, và trẻ luôn lí tưởng hóa sự hài lòng và một khi bị từ chối thì sự thất vọng không chỉ là thất vọng thông thường mà trở thành tín hiệu cho sự tuyệt vọng. Điều này cho chúng ta hiểu rằng: 1 đứa trẻ được nuông chiều khi không được đáp ứng thì tỏ ra ương bướng hơn tất cả. Và hãy tưởng tượng rằng: khi đứa trẻ đó lớn lên và dĩ nhiên không ai trong xã hội này có trách nhiệm nuông chiều trẻ trừ cha mẹ chúng thì những đứa trẻ này tìm thấy xã hội này khó khăn như thế nào!
Hơn nữa, tưởng chừng những đứa trẻ được cưng và nuông chiều sẽ yêu thương cha mẹ khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, điều đó là ngược lại. Đứa trẻ luôn được nhận sự yêu thương, nhưng chưa bao giờ được dạy cách yêu thương thì trẻ không biết cách yêu thương người khác ngoài bản thân trẻ, thậm chí những người đã từng yêu thương chúng vô điều kiện.
Để kết tôi lấy lại câu nói của TS Nelsen, bà từng nhấn mạnh trong quyển sách nối tiếng của bà “Chiều chuộng tạo ra sự yếu đuối vì trẻ em phát triển niềm tin rằng những người khác nên làm mọi thứ cho chúng.” Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng cho con mình là cho phép chúng phát triển niềm tin, “con có khả năng.” Trẻ em cảm thấy có khả năng khi chúng biết rằng chúng có thể vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Đó là cách yêu thương mà chúng ta nên trao tặng cho trẻ từ sớm
Note
Pad, R., Dauphin, V. (2020). Pampering/Spoiling. In: Zeigler-Hill, V., Shackelford, T.K. (eds) Encyclopaedia of Personality and Individual Differences. Springer, Cham.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây