VÌ SAO CẦN GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC NGAY TỪ SỚM?

Vì sao cần giúp trẻ phát triển trí tuệ từ sớm
Vì sao cần giúp trẻ phát triển trí tuệ từ sớm
Nếu bạn cho rằng đợi khi trẻ lớn và hiểu biết thì mới quan tâm phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thì đã muộn. Thật ra, thời điểm nên bắt đầu là khi trẻ 1 tuổi. Bởi vì lúc này các hoạt động của bán cầu não phải – nơi được biết đến là có vai trò điều hòa các cảm xúc trẻ có đã trở nên phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu của TS. Chiron, BV F. Joliot, Pháp cho thấy từ 1-3 tuổi là thời điểm lưu lượng máu đổ về bán cầu não phải nhiều nhất. Do đó, có thể nói đây là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của bán cầu này trong việc xây dựng các kết nối thần kinh giúp trẻ nhận ra cảm xúc bản thân và của những người xung quanh và phát triển tình yêu

KHAI MỞ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Trước tiên, trẻ cần có 1 não bộ khỏe mạnh & phối hợp nhịp nhàng giữa 2 bán cầu. 2 yếu tồ cần chú ý là:
– Dinh dưỡng đúng chất & đa dạng
– Tạo điều kiện giao tiếp và tương tác tốt với cha mẹ & những người xung quanh để giúp các tế bào thần kinh hoạt động và tăng kết nối.

NHỮNG YẾU TỐ DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG CHO NÃO BỘ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY

Bạn biết không! Trong giai đoạn phát triển nhanh của não bộ trước 5 tuổi người ta thấy rằng: các hoạt động não bộ sử dụng phần lớn năng lượng của cơ thể. Như, tại 5 tuổi, não bộ hoạt động sử dụng gần 50% năng lượng của cơ thể. Vì thế, trẻ cần được ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để duy trì não hoạt động tốt. Nếu thiếu năng lượng, trẻ sẽ dễ cáu gắt, giảm khả năng tiếp thu.
Bên cạnh năng lượng, não bộ đang trong giai đoạn phát triển cũng cần những nguyên liệu để phát triển. Gần đây, khoa học cũng tìm thấy hợp chất MFGM (hay còn gọi là màng cầu chất béo) – một thành phần giàu chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa mẹ – cho thấy có hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng cường trí thông minh cảm xúc (EQ). Và nó cũng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhỏ nhằm giúp trẻ phát triển cả IQ & EQ, vừa thông minh vừa tình cảm khi MFGM kết hợp cùng DHA..
Như, Enfa A+ có bổ sung MFGM là thành phần có trong sữa tự nhiên, là dưỡng chất nghe-tuy-đơn-giản nhưng tạo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não phải. MFGM khi kết hợp cùng DHA được bổ sung trong Enfa A+ sẽ giúp tăng kết nối não bộ và thúc đẩy sự tăng trưởng trí não của trẻ. Một loại thực phẩm có chứa đồng thời cả MFGM và DHA sẽ rất tốt cho sự phát triển não bộ toàn diện của trẻ.

CÁCH NÓI CHUYỆN KHÁC ĐI GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Trong quyển sách nổi tiếng của GS Reuven Feuerstein – một học giả vĩ đại người Do Thái, với hơn 2000 công trình nghiên cứu về trí thông minh trẻ nhỏ, từng là giám đốc viện Phát Triển Tiềm Năng Con Người tại Israel, ông nhấn mạnh cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ về thế giới và định hướng phát triển cảm xúc.
1. Thay vì hỏi “Sao con buồn vậy?”, ta cần cho trẻ hiểu rằng: cảm xúc là có thể chia sẻ và được lắng nghe. Hãy dẫn dắt: Con nhớ khi nào ông Bụt xuất hiện để gặp cô Tấm không? Được rồi, con có vẻ không vui, kể mẹ nghe nào! Rồi từ đó để trẻ tự mở lòng chia sẻ cảm xúc như Tấm chia sẻ với Ông Bụt
2. Thay vì an ủi trẻ kiểu như “Được rồi, nín đi, để mẹ làm cho”, bạn nên cho trẻ biết rằng: ai cũng có thể thất bại, quan trọng là tìm giải pháp. Ví dụ: Mẹ cũng từng làm hỏng đồ, nên chúng ta thử lại lần nữa nhé.
3. Hoặc khi bạn muốn kết thúc 1 hoạt động nào của con, thay vì nói “Về thôi con” khiến trẻ mất hứng. Hãy cho trẻ thời gian để chuyển tiếp cảm xúc, thông báo con có 5 phút để chơi lượt cuối.

5 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, khi nghiên cứu về giáo dục ở gia đình nghèo và giàu, GS. Golinkoff, ĐH Delaware, Mỹ cho biết, không phân biệt giàu hay nghèo, cha mẹ chỉ cần nuôi dưỡng ý chí giáo dục ở trẻ từ độ tuổi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển não bộ, có thể giúp các bé phá vỡ khoảng cách giàu nghèo trong tương lai bằng cách cố gắng học tập. Có nhiều cách để xây dựng ý chí giáo dục ở các bé:
    1. Quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ. Đọc sách trẻ cũng nhận ra các kỹ năng như cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin.
    2. Trò chuyện và chơi với trẻ mỗi ngày, đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi.
    3. Luôn cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.
    4. Tôn trọng và cho trẻ có ý kiến.
    5. Tránh dùng các từ hổ báo để giao tiếp với trẻ. Cha mẹ có tư duy giáo dục cần biết cách sử dụng có giáo dục để giao tiếp với trẻ.
    6. Đặt mục tiêu phấn đấu để trẻ có kỳ vọng và cố gắng.
    7. Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.
    8. Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập
    9. Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này. chúc các bé vui khoẻ

  2. Hay quá ạ. Cảm ơn anh đã chia sẽ. Mong anh cho em xin lời khuyên về việc trẻ 7 tuổi tập cho con ngủ riêng. Em đã tập cho con nhiều lần nhưng con đều khóc, không chịu ạ

    • Chào bạn, việc ngủ riêng có thể cho trẻ 1 vài cảm giác “không quen”, chính điều này làm trẻ khó chấp nhận. Tuy nhiên, trẻ sẽ sớm quen dần và vượt qua các cảm giác này 1 thời gian ngắn. Việc cần làm là bạn cần quyết tâm để thực hiện nó là được. Đầu tiên, bạn dành 1 tuần để thông báo cho trẻ biết về việc ngủ riêng này, VD. tuần sau con sẽ ngủ ở phòng này nhé, phòng ba mẹ ở ngay cạnh đây, khi cần con có thể chạy qua chơi. Dành 1 tuần này có thể khuyến khích trẻ đem đồ chơi qua hay cùng tranh trí phòng. Tuần kế là bắt đầu hành động, khởi đầu bằng hugging time: nằm chơi hay đọc sách trên giường mới với trẻ, và rời phòng khi trẻ bắt đầu buồn ngủ, nhưng chưa ngủ hẳn. Nếu trẻ phản kháng hay khóc, không chịu, chạy sang phòng bạn, bạn chỉ cần nói “con có thể nằm đây chơi 5 phút và quay lại ngủ ở phòng của con”, dùng điện thoại hẹn giờ để trẻ biết 5 phút là như thế nào. Khi kết thúc, bạn cần bế trẻ về phòng dù trẻ có khóc hay phản kháng. Nếu trẻ chống cự và không chịu vào phòng thì bạn có thể áp dụng time-out. Chỉ 1 vài lần bạn kiên quyết để thực hiện. Trẻ sẽ ngoan và chịu ngủ trong phòng của trẻ. chúc bé vui khỏe

    • Chào bạn, theo Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ từng chia sẻ việc dạy trẻ về tiền và các nguồn tiền, các khái niệm về tiền là nên làm sớm thì sẽ tốt hơn là muộn. Khi trẻ bắt đầu học đếm có thể bắt đầu dạy trẻ về tiền.
      Mỗi độ tuổi sẽ có cách nhận thức về tiền khác nhau.
      * TRẺ 3-4 TUỔI
      Ở độ tuổi này, dạy trẻ nhận thức về dạng tiền và nguồn tiền là quan trọng để trẻ hiểu các dạng có thể chi tiêu và tiết kiệm trong tương lai.
      Sau khi mua hàng trong siêu thị hay online, bạn có thể cho trẻ biết “mẹ trả tiền cho cô để mua gói bánh này” hay “mẹ có thể dùng thẻ ATM để thanh toán và phải cần chữ ký của mẹ hoặc số bí mật”
      Chỉ dừng ở mức khái niệm cho độ tuổi này.
      * TRẺ 5-6 TUỔI
      Theo TS. Whitebread, ĐH Cambridge, trẻ bắt đầu hiểu giá trị của hàng hóa và định giá. Bây giờ là lúc để bắt đầu giải thích các loại đồ chơi khác nhau có giá bao nhiêu và cách mọi người kiếm tiền. Kết nối việc bố hoặc mẹ đi làm với việc chi tiền mua đồ chơi hoặc đi chơi cùng gia đình. Khi rút tiền lãnh lương, bạn có thể cho trẻ biết “đây là tiền mà mẹ đi làm mà có”.
      Từ 6 tuổi, có thể cho trẻ 1 ít tiền tiêu vặt nhỏ, không nên nhiều hơn 10 ngàn VND/ngày. Khuyến khích trẻ chi tiêu khoản tiền đó cho mục đích lành mạnh của trẻ khi có dịp, sẽ tốt hơn là tự bỏ tiền túi của bố mẹ để mua món đồ đó.
      * TRẺ 7-8 TUỔI
      Độ tuổi này trẻ có thể nhận thức và cân đối tiền ít- nhiều trong đưa ra quyết định chi tiêu. Bên cạnh đó, trẻ cũng hiểu về khoản tiết kiệm.
      Trẻ có thể bắt đầu dạy về các lọ tiền như bên dưới:
      • Lọ tiêu tiền: chi tiêu thứ cần nhất. Với lọ này, con có thể mua đồ chơi, bánh kẹo khi đi học .
      • Lọ để dành & lọ cho người nghèo: với lọ này con có thể dùng để mua đồ cho con khi con hết túi tiền tiêu, nhưng con cũng có thể chọn mua cho người khác khi họ cũng hết túi tiền tiêu. Nhiều bé chọn cách dùng số tiền này để cho nhà thờ, cho 1 quỹ từ thiện, cho người vô gia cư, mua bánh cho bạn nhỏ, mua đồ ăn cho mèo hoang, làm bánh cho người già vào ngày lễ. Khi bạn cho trẻ tự chọn sử dụng nó thì bạn đừng can thiệp trẻ dùng nó làm gì. Bạn chỉ gợi ý cho trẻ những nguồn đề cập ở trên, còn quyết định dùng nó thế nào là ở trẻ. Bài học trẻ học về sự lựa chọn sẽ có giá trị rất lớn.
      • Lọ đầu tư: trẻ từ 8 tuổi có thể bắt đầu thêm lọ này. khuyến khích con dùng nó để mua sự hiểu biết: Sách, lớp học, khóa học. Hãy hỏi trẻ con muốn tìm hiểu gì thêm. Nếu con biết con cần hiểu thêm điều gì, đó là lúc con cần đầu tư. Dạy con đầu tư không hẳn phải dạy trẻ lấy tiền để học 1 bài học kinh doanh. Đơn giản, bạn dạy trẻ rằng: Giá trị con bỏ ra cho kiến thức bản thân là phần đầu tư sẽ sinh lãi trên bản thân con.
      Thay vì mua đồ chơi hay bánh cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ thực hành 4 lọ này thì sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của chi tiêu trong tương lai. Chúc bé vui khoẻ

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây