Đó là nhận định của báo cáo khoa học có nhan đề “Tổng quan Gingipains- vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains” của Th.s Võ Chí Hùng, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM trong chương trình Hội nghị khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 37 được tổ chức mới đây.
Ngày 13, 14/4/2015, tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TpHCM đã diễn ra Hội nghị khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 37 chủ đề “Tiếp cận toàn diện để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng”. Hội nghị đã quy tụ nhiều báo cáo viên quốc tế tham gia, đó là những chuyên gia đầu ngành đến từ Mỹ, Nhật, Ý, Thái Lan,…
“Hội nghị diễn ra trong hai ngày 13, 14/4/2015 với nhiều bài báo cáo khoa học và đào tạo liên tục. Nội dung các báo cáo và thực hành lâm sàng nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng vừa mang tính chất cơ bản, vừa hiện đại và nâng cao nhằm giúp các nhà thực hành đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất, hiệu quả và kinh tế nhất cho bệnh nhân” – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM,- PGS TS Ngô Thị Quỳnh Lan phát biểu tại buổi hội nghị.
Trong số 23 bài báo cáo giá trị được các báo cáo viên trong nước và quốc tế trình bày, đáng chú ý có báo cáo của Thạc sĩ Võ Chí Hùng – Thạc sĩ, giảng viên chính, phó trưởng Khoa, trưởng ban Nghiên cứu khoa học, Trưởng bộ môn Cấy ghép Nha khoa, Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TPHCM. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Răng Hàm Mặt tp HCM (HOSA) và Hội viên của Hội nghiên cứu Nha Khoa Quốc Tế (IADR), Hội Nha sĩ danh dự quốc tế (ICD) với đề tài:
Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains
Sau đây sẽ tóm tắt lại bài trình bày của Thạc sĩ Võ Chí Hùng:
Hội nghị quốc tế về lâm sàng bệnh nha chu năm 1996 đã đưa tới kết luận: nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu ở người là do Porphyromonas gingivalis, Bacterroides forsythus và Acinobacillus Actinomycetemcomitans gây ra.
Trong số đó, Porphyromonas gingivalis (P. Gingivalis) được coi là một trong những chủng vi khuẩn quan trọng nhất gây bệnh viêm nha chu.
Trong số các yếu tố gây bệnh của P.gingivalis, Gingipains đóng vai trò then chốt trong quá trình tiến triển của bệnh viêm nha chu ở người, đặc biệt làm tăng tích tụ vi khuẩn, ức chế đáp ứng bảo vệ của cơ thể, phá hủy mô và làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Với vai trò then chốt, quan trọng trong sinh lý bệnh viêm nha chu của gingipains, các nhà khoa học cho rằng việc:
Ức chế các gingipains có thể là một đích điều trị bệnh nha chu một cách hiệu quả.
Người ta cho rằng việc ức chế hoạt tính của gingipains trên vivo có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh viêm nha chu ở người lớn.
Cho tới nay đã có hàng loạt các chất ức chế men gingipains được xác định, gồm các chất ức chế vùng tận cùng N của gingipain, các hợp chất tổng hợp, các chất ức chế có nguồn gốc tự nhiện, kháng sinh, sát khuẩn, kháng thể, và vi khuẩn.
Tuy nhiên, Việc sử dụng kháng sinh là các hợp chất tổng hợp ức chế gingipains tiềm năng nhưng cũng có các tác dụng phụ không mong muốn. Người ta cũng chưa biết rõ độc tính của các hợp chất tổng hợp, nên hiện vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàn nào được thực hiện.
Ngược lại, với độ an toàn cao, các chất ức chế gingipains từ tự nhiên được coi là một liệu pháp điều trị bệnh viêm nha chu hứa hẹn, gồm: Pholyphenol từ trà xanh, các loại ngũ cốc,..vaccin, kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà.
Nếu sử dụng vaccin có kháng nguyên là gingipais được gọi là miễn dịch chủ động, thì theo một đánh giá tổng quan về các nghiên cứu tiền lâm sàn cho thấy do số lượng và chất lượng không đủ trong các nghiên cứu trên động vật, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng về bất cứ hiệu quả nào của miễn dịch chủ động chống lại các tác nhân gây viêm nha chu.
Việc sử dụng kháng thể IgY trực tiếp chống lại men gingipains bổ sung tại chỗ vào khoang miệng là liệu pháp miễn dịch thụ động.
Kháng thể IgY thu được bằng cách: sử dụng gingipains làm kháng nguyên gây miễn dịch cho gà mái, kháng thể đặc hiệu chống gingipains được sản xuất và tích lũy trong lòng đỏ trứng gà, sau đó tách chiết và làm tinh khiết.
Một thử nghiệm lâm sàng sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà chống lại gingipains (IgY-PG) trên 5 bệnh nhân bị viêm nha chu mãn tính và có nồng độ P.gingivalis cao trong vùng dưới nướu. Dạng kem chứa IgY-PG được đưa trực tiếp vào túi nướu. Trước khi sử dụng IgY-PG, người ta làm sạch mảng bám và túi nướu trên bề mặt răng được thử. Nông độ P.Gingivalis trong các túi nướu của tất cả các răng điều trị được biểu đạt bằng tỷ lệ %/ tổng vi khuẩn xác định bằng PCR.
Việc kết hợp giữa làm sạch mảm bám và túi nướu với IgY-PG đã làm giảm được độ sâu của túi nướu, chảy máu khi thăm khám và nồng độ P.gingivalis tại thời điểm 4 tuần so với làm sạch mảng bám và túi nướu đơn thuần.
Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của IgY- PG trên 42 bệnh nhân viêm nha chu sau khi làm sạch mảm bám và túi nướu theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên có nhóm đối chứng. Chia ngẫu nhiên các bệnh nhân chưa được điều trị viêm nha chu vào 2 nhóm. Các bệnh nhân được điều trị làm sạch mảng bám, túi nướu và dùng viên ngậm IgY-PG hoặc placebo. Ghi nhận các chỉ số lâm sàng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau 4 tuần và 12 tuần điều trị. Lựa chọn các túi nướu sâu nhất và thu nhập các mẫu để đánh giá nồng độ vi khuẩn P.gingivalis bằng PCR.
Có sự cải thiện ý nghĩa về độ sâu trung bình của túi nướu ghi nhận ở nhóm dùng IgY-PG sau 12 tuần điều trị. Cùng với những thay đổi về lâm sàng số lượng vi khuẩn P.gingivalis trong các mảng bám dưới nướu từ các túi sau nhất cũng giảm đáng kể ở nhóm dùng IgY-PG.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng IgY-PG hàng ngày kết hợp làm sạch mảng bám và túi nướu ở các bệnh nhân viêm nha chu mang lại kết quả lâm sàng tốt hơn đáng kể cũng như giảm số lượng vi khuẩn so với nhóm đối chứng. Do vậy, miễn dịch thụ động sử dụng IgY-PG có thể là một phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm nha chu.
Mặc dù một chất ức chế gingipains lý tưởng chưa được xác định nhưng ức chế gingipains đại diện cho một xu hướng mới trong điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm nha chu. Các yếu tố ức chế gingipains cũng có thể giúp điều trị một số rối loạn toàn thân liên quan tới viêm nha chu như bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp, viêm phổi, sinh non và sinh nhẹ cân.
Nguồn tham khảo: Cập nhật Nha Khoa, Tài liệu tham khảo và đào tạo liên tục, NXB Y Học.
Tìm hiểu về bệnh nha chu
Trong tất cả những bệnh răng miệng thường gặp bệnh nướu răng được ghi nhận là bệnh nguy hiểm nhất, là một trong những bệnh dịch thầm lặng. Thống kê cho thấy bệnh nướu răng còn là một bệnh nhiễm trùng mãn tính lớn nhất thế giới. Hơn phân nữa những người trên 18 tuổi bị bệnh nướu răng. 85% những người trên 35 tuổi bị bệnh nướu răng từ nhẹ đến nặng. Nam giới bị bệnh nướu răng 4 lần nhiều hơn phụ nữ. Một điều vô cùng nguy hiểm là có đến 90% những người bệnh nướu răng không hề biết rằng mình đang bị bệnh.
Bệnh nướu răng là một trong những bệnh hàng đầu đưa đến tình trạng rụng răng ở những người trưởng thành, người bị bệnh này sẽ tăng nguy cơ đột quị gần 50%, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 20%, tăng nguy cơ đẻ non gấp 3 lần.
Theo IgYGate.vn