TƯ DUY GIÁO DỤC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

TƯ DUY GIÁO DỤC
TƯ DUY GIÁO DỤC
Bạn biết không! Đằng sau sự thành công của mỗi 1 vĩ nhân đều có 1 người cha người mẹ có tư duy giáo dục.
  • Khi xã hội, trường lớp quay lưng với Edison vì cho rằng ông không đủ thông minh thì chính người mẹ tuyệt vời của ông đã tự dạy ông tại nhà, khuyến khích những sở thích khoa học của ông.
  • Einstein khi nhỏ rất nóng tính, ông đã ném cả chiếc ghế vào người thầy dạy đàn của mình, thì chính người mẹ của Einstein vẫn tiếp tục tìm kiếm 1 người thầy khác có cách dạy phù hợp với con trai mình. Và Einstein từng nói rằng: việc học đàn violin giúp tôi tập trung và là bước ngoặc quan trọng cho thành công của tôi.
  • Cô bé Jennifer (tức là GS Doudna bây giờ-người đạt giải Nobel Y Học 2020 về “chiếc kéo CRISPR-Cas9” mở ra 1 kỷ nguyên y học mới về ngăn ngừa bệnh tật) từng là 1 cô bé tò mò, tinh nghịch mọi thứ, nhưng cha mẹ của Jennifer chưa bao giờ cảm thấy phiền về sự tò mò, phá phách này, luôn đưa bà đến viện bảo tàng, nhà sách để giải đáp những vấn đề bà thắc mắc quan tâm.

TẠI SAO CẦN CÓ TƯ DUY GIÁO DỤC?

Tư duy giáo dục thực ra nói đơn giản là biết đặt sự giáo dục con trẻ lên làm ưu tiên số 1. Nuôi dưỡng niềm tin vào một cuộc sống tốt hơn bằng giáo dục trong con trẻ. Những gia đình ai càng khó khăn, càng không có điều kiện, lại càng cần có tư duy “đổi đời bằng giáo dục” ở chính trong người cha người mẹ, bởi vì điều này sẽ giúp con cái bạn tiến đến sự thành công nhanh hơn.

TƯ DUY GIÁO DỤC NÊN ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bằng cách đầu tư vào giáo dục cho trẻ ngay từ sớm và thiết lập sự ưu tiên ở mỗi đứa trẻ.
Khi nghiên cứu về giáo dục ở gia đình nghèo và giàu, GS. Golinkoff, ĐH Delaware, Mỹ cho biết, không phân biệt giàu hay nghèo, cha mẹ chỉ cần nuôi dưỡng ý chí giáo dục ở trẻ từ độ tuổi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển não bộ, có thể giúp các bé phá vỡ khoảng cách giàu nghèo trong tương lai bằng cách cố gắng học tập. Có nhiều cách để xây dựng ý chí giáo dục ở các bé:
  1. Quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ. Đọc sách trẻ cũng nhận ra các kỹ năng như cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin.
  2. Trò chuyện và chơi với trẻ mỗi ngày, đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi.
  3. Luôn cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.
  4. Tôn trọng và cho trẻ có ý kiến.
  5. Tránh dùng các từ hổ báo để giao tiếp với trẻ. Cha mẹ có tư duy giáo dục cần biết cách sử dụng có giáo dục để giao tiếp với trẻ.
  6. Đặt mục tiêu phấn đấu để trẻ có kỳ vọng và cố gắng.
  7. Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.
  8. Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập
  9. Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây