Cơ thể trẻ nhỏ trở nên dễ bị mẫn cảm hơn người lớn là có thật. Báo cáo cho thấy cứ 3 trẻ dưới 2 tuổi thì có 1 trẻ bị mẫn cảm. Mẫn cảm hiểu cách đơn giản là đáp ứng của cơ thể lên 1 tác nhân lạ. Thực phẩm là tác nhân thường gặp nhất gây ra phản ứng mẫn cảm của trẻ. Theo báo cáo của TS. Gabet, ĐH Descartes Paris, Pháp, ở trẻ em thực phẩm có thể gây mẫn cảm cao gấp 6 lần so với các tác nhân khác không phải thực phẩm. Một số thực phẩm được ghi nhận dễ gây mẫn cảm là: sữa bò, lòng trắng trứng, đậu phộng, mù tạt, lúa mì, thịt bò, sữa đậu nành, hạt mè, kiwi, cá, tôm.
TẠI SAO TRẺ DỄ MẪN CẢM DỄ BỊ KÍCH ỨNG VỚI THỰC PHẨM?
Một sự thật thú vị là dù hệ tiêu hoá của trẻ đã được hình thành sớm trong bào thai nhưng mãi đến khi sinh ra mới bắt đầu hoạt động. Do đó, nó chưa đủ trưởng thành về chức năng mà vẫn cần thời gian để hoàn thiện.
Trong khi đó, các phân tử có kích thước lớn như đạm thường phải được thuỷ phân trước khi được hấp thụ qua ruột đi vào máu. Tuy nhiên, do hệ tiêu hoá của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, việc mắc lỗi là có thể diễn ra, làm quá trình này không hoàn tất hoặc hoàn tất 1 phần. Điều này làm hệ miễn dịch của cơ thể trẻ nhận ra “có điều gì không đúng” và gây ra đáp ứng mẫn cảm. Một đứa trẻ có thể dễ mẫn cảm hơn 1 đứa trẻ khác, có thể mẫn cảm từ 1 đến đa dạng loại thực phẩm. Trẻ dưới 18 tháng tuổi thì bé trai dễ bị mẫn cảm hơn bé gái.
Mẫn cảm chủ yếu gây ra đáp ứng lên da và tiêu hoá như mẩn đỏ, chàm lác sữa, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, ọc ói…
ĐIỀU GÌ LÀM SỮA MẸ HOÀN HẢO, ÍT MẪN CẢM HƠN CHO TRẺ?
Sữa mẹ được thiết kế 1 cách hoàn hảo cho trẻ dễ hấp thu. Sữa mẹ chứa 2 loại đạm chính là đạm whey và đạm casein, trong đó đạm whey chiếm tỷ trọng lớn hơn (60%). Đạm whey trong sữa mẹ rất dễ bị phá vỡ thành các axit amin dễ dàng hấp thụ cho trẻ. Ngoài đạm whey sữa mẹ còn chứa các thành phần khác tốt cho tiêu hoá như HMO, lợi khuẩn giúp trẻ tránh bị các triệu chứng mẫn cảm.
Lưu ý, một số sữa công thức có thành phần từ đạm sữa bò nguyên vẹn. Đạm sữa bò thường có đạm Casein tỷ trọng cao hơn đạm Whey. Đạm casein thường có kích thước lớn hơn và khó hấp thụ hơn. Đây cũng là lý do nhiều bé có cơ địa mẫn cảm thường dễ phát sinh các phản ứng khi uống đạm sữa bò nguyên vẹn.
SỮA CÔNG THỨC CÓ ĐẠM WHEY THUỶ PHÂN 1 PHẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Một số nổ lực cải tiến từ các tập đoàn sữa, họ tìm cách tạo ra sản phẩm gần giống nhất với cơ chế chống mẫn cảm của sữa mẹ, đặc biệt dành các bé có cơ địa dễ phát sinh mẫn cảm và không thể bú mẹ. Đó là sử dụng hoàn toàn đạm whey được thuỷ phân 1 phần. Quá trình thuỷ phân này giúp cắt ra thành các đoạn đạm với kích thước nhỏ hơn nhiều lần. Điều này làm nó trở nên dễ giải phóng axit amin, dễ hấp thụ hơn, cũng như giảm gây ra đáp ứng mẫn cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy đạm whey thủy phân 1 phần giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm: giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da (viêm da, chàm,..), giảm đáng kể các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa, cải thiện số lần trào ngược dạ dày và cải thiện độ cứng của phân giúp giảm táo bón.
Có 1 vấn đề thường được quan tâm là mùi vị sữa có đạm thủy phân một phần có thể sẽ đắng và khó uống hơn. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến hiện nay thì mùi vị đã được cải thiện đáng kể, thơm hơn, dễ uống hơn.
ĐIỀU GÌ NÊN LÀM ĐỂ GIẢM BỊ MẪN CẢM Ở TRẺ?
• Cho trẻ bú sữa mẹ sớm và duy trì ít nhất 6 tháng chính là cách tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mẫn cảm.
• Tuy nhiên, nếu trẻ không được bú mẹ vì lý do nào đó thì công thức dinh dưỡng có thành phần hỗ trợ cho tiêu hoá của trẻ như đạm whey thủy phân 1 phần là một lựa chọn tốt cho hệ tiêu hoá.
• Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi (6 tháng tuổi) và giúp trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm trước 18 tháng tuổi sẽ giúp trẻ phát triển hành vi ăn uống đa dạng, ít gặp các vấn đề mẫn cảm thức ăn ở độ tuổi lớn hơn.
• Khi trẻ bị mẫn cảm, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng trên da trước như nổi mề đay, nổi mẫn đỏ, có thể gây khô ráp, lỡ… khó chịu cho trẻ. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và hạn chế tổn thương sẽ giảm phát triển các triệu chứng tiêu hoá, cũng như giảm nguy cơ bị mẫn cảm thường xuyên cho trẻ.