THIẾU GIAO TIẾP, BẠN ĐANG LÀM NGHÈO CON TRẺ

THIẾU GIAO TIẾP, BẠN ĐANG LÀM NGHÈO CON TRẺ
THIẾU GIAO TIẾP, BẠN ĐANG LÀM NGHÈO CON TRẺ

CHÚNG TA ĐANG ÍT DẦN NHỮNG CÂU QUAN TÂM NHAU

Cha ơi, tại sao con thấy bà khóc vậy cha?

Bà rất buồn con ạ, một người bạn của bà vừa mất. Ngồi xuống đây, cha hỏi con cái này.
Con vẫn còn nhớ con cảm thấy như thế nào khi Whiskers của con mất không?
Con rất buồn cha ạ
Đúng là vậy con à, con cũng hiểu được bà cảm thấy mất mát nhiều như thế nào khi mất 1 người bạn thân đúng không? con có thể làm gì để bà nguôi ngoai cơn buồn?
Con sẽ ôm an ủi bà nhé cha
Đúng rồi, con của cha rất ngoan.
*Whiskers có thể là tên 1 vật nuôi mà cậu bé yêu quý.
Đó là cuộc hội thoại giữa 2 cha con mà tôi tình cờ nghe được.

Đã lâu rồi, cuộc sống hiện đại và tất bật đã làm con người chúng ta ít hẳn thời gian trò chuyện cùng nhau. Cha mẹ ít trò chuyện với con cái, vợ chồng ít trò chuyện lẫn nhau, đồng nghiệp bạn bè cũng ít bày tỏ suy nghĩ cảm xúc cho nhau, và con người đang dần không bao giờ hiểu mọi người xung quanh nghĩ gì vì họ đã quên dần thói quen hỏi thăm khi về đến nhà, khi bước vào cơ quan, khi đến bữa cơm gia đình. Đã lâu rồi không nghe hỏi đáp đại loại như thế này:

“Mình ơi, hôm nay mình đi chợ món gì?”

“Chồng ơi, hôm nay nhà mình ăn món cá kho tộ, món mình thích đó!”
Thay bằng
“món gì đấy” hoặc chỉ vội để cặp xuống và nói: tôi có khách ăn ngoài luôn.

THIẾU GIAO TIẾP LÀ NGƯỜI NGHÈO NHẤT THẾ GIAN

Tôi chỉ nói lại điều nhận định của Viện Giáo Dục Anh Quốc khi nói về 8 đức tính để trở thành 1 người tốt trung bình. Sự giao tiếp để thấu hiểu là đứng đầu trong 8 đức tính này. Báo cáo của Viện Hoàng Gia Nhi Khoa Anh Quốc cũng đã nhấn mạnh: cha mẹ thiếu giao tiếp với con trẻ là đang làm nghèo chúng về mặt tinh thần và sức khỏe. Đây là một số lí do:

*Những nghiên cứu cho thấy: trẻ ít được trò chuyện từ lúc nhỏ sẽ có khuynh hướng học hành kém, thích chơi game điện tử, dễ béo phì và tim mạch nếu so với bé được cha mẹ giao tiếp tốt.
*Trẻ cũng dễ xa ngã vào ma túy, hút thuốc và dễ bị lạm dung tình dục khi đến tuổi dậy thì nếu cha mẹ không trò chuyện với các bé.
*Những nhân viên dễ bỏ công việc, ít hòa đồng, không bao giờ có tố chất lãnh đạo bởi vì lúc nhỏ họ chưa bao giờ được cha mẹ dành thời gian trò chuyện hơn 30 phút/ngày.

ĐỂ LỚN MỚI NÓI TRẺ NGHE

Đây là một suy nghĩ chưa đúng của một số cha mẹ. Ông bà xưa nói ” Dạy con từ thuở còn thơ”và khoa học đã chứng minh được điều này:

Trẻ có thể nghe bạn nói ngay từ kỳ thứ 2 thai kì. Khi bé được sinh ra,trẻ có thể hiểu những lời nói của bạn.

Khi trẻ lớn, trẻ sẽ bước qua một số thời kỳ phát triển tâm lý như thể hiện chính mình, thể hiện tự do, tự chủ. Những phát triển tâm lý này hết sức bình thường nhưng sẽ cản trở việc chịu nghe những lời bạn nói. Sự phát triển những tâm lý này làm trẻ có xu hướng hòa nhập với cộng động. Do đó, khi còn nhỏ bạn ít giao tiếp trẻ thì lớn bạn khó có thể tiếp cận trẻ hơn.

LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM GIÀU CON TRẺ

Ngay từ khi trẻ sinh ra

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ và cha có thể nói điều hay lẽ phải cho bé nghe. Cha mẹ ít cãi nhau, ít kể tật xấu lẫn nhau vì bé sẽ nghe được.

Khi bé được sinh ra, me tương tác da kề da với bé và thì thầm cho bé nghe.

Từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi: mẹ thường xuyên da kề da thì thầm, mát-xa bé, giúp bé vận động 1 số trò chơi phát triển trí não

Từ 6 tháng tuổi -1.5 tuổi: thường xuyên nói bé nghe những việc bạn làm với bé như thay tả bé như thế nào, tắm bé ra sao,…

Trong giai đoạn hoàn thiện nhận thức của trẻ

Từ 3-7 tuổi: nói chuyện gợi mở tình huống để bé tìm hướng giải quyết [như cuộc hội thoại đầu bài viết khi nói về tình huống khó khăn là “có một ai đó vừa mất”

10-16 tuổi: độ tuổi khá nhạy cảm, rất dễ nổi loan, cha mẹ nên lắng nghe và trò chuyện, đừng bắt bé phải làm theo ý bạn, mà hay cho bé biết bé có nên làm hay không nên làm. Hãy cổ vũ bé mỗi lúc bé gặp khó khăn. Đừng lúc nào cũng nói bé sai trước khi nghe hết câu chuyện bé kể.

Giao tiếp thật sự giúp bạn hiểu con trẻ và làm chúng trở thành giàu sang nhất thế gian này.

6 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Dạ bác ơi. Con e sinh non 26w cân nặng 900gr, nay 7m hiệu chỉnh cân nặng 7kg nhưng cổ còn yếu. Khi nghiêng người bé mới lật. E cho đi khám ở bệnh viện tỉnh thì bác sĩ nói k sao và cho đơn bổ sung kẽm với canxi (k xét nghiệm). Giờ e nên làm như thế nào ạ. Và Bé e cho ăn dặm từ 6m hiệu chỉnh theo như hướng dẫn của Bác nhưng đến giờ bé chỉ ăn 5_7 thìa là lấy tay ngậm vào miệng ạ. Khi bé vậy e ngưng k đút nữa nhưng k biết làm sao để cải thiện cho bé ăn hợp tác hơn. Mong bác giúp đỡ ạ

    • Chau Thuy Chào bạn, với trẻ nhỏ việc ăn dặm là 1 trải nghiệm hoàn toàn mới vì trẻ phải học về mùi vị, cấu trúc thức ăn và cách nhai. Do đó, nó cần thời gian để trẻ trải nghiệm, đừng quá lo lắng cũng không nên đặt quá nặng mục tiêu trẻ ăn được bao nhiêu. Trẻ mới là người biết tốt nhất về bản thân trẻ. Không có đứa trẻ nào để bản thân bị đói, cơ thể trẻ nếu đói sẽ khóc để đòi ăn, hoặc sẽ ăn ít ở bữa này nhưng cơ thể sẽ tự điều chỉnh lấy ở bữa khác. Trải nghiệm thú vị của trẻ khi ăn mới là quan trọng. Việc ngưng khi trẻ không hứng thú là bạn đang làm đúng. Tuy nhiên, quay đầu hoặc lấy tay ngậm vào miệng đôi lúc nó không phải là giao tiếp cho thấy trẻ không hứng thú với việc ăn nữa, chỉ đơn giản là trẻ cần 1 khoảng nghĩ hoặc đang khó chịu với thức ăn đang có trong miệng. Hơn nữa, việc đưa tay vào miệng chỉ là 1 cách để trẻ tò mò với điều gì đó trong miệng khi ăn. Lúc này thay vì bạn ngưng thì hãy cho trẻ thời gian để điều chỉnh, bạn để chén xuống nói chuyện với bé 1 tí hoặc cho bé 1 cọng rau với cái dĩa/chén bên dưới để cầm khám phá lúc ăn để trẻ cảm thấy hứng thú với điều trẻ đang trải nghiệm. Nói chung, bạn cứ tự do trải nghiệm cùng trẻ không phải chỉ đút trẻ ăn mà là giây phút cả hai cùng tìm hiểu về việc ăn, giao tiếp cùng nhau. Đó là quan trọng hơn. Chúc bé vui khỏe

  2. Bé nhà em 3’5 tuổi. Em cũng muốn nói chuyện với con nhiều hơn kiểu muốn xem suy nghĩ của con ntn. Hãy những câu chuyện khơi gơi.nhưng em vẫn thấy chưa thực sự làm tốt bác ạ.xin lời khuyên từ bác ạ

    • chào bạn, thực ra việc nói chuyện với trẻ con khác người lớn chúng ta, điều trẻ quan tâm chưa chắc hẳn là điều mà cha mẹ muốn nói. Tốt hơn là tìm kiếm sự quan tâm của trẻ và từ đó mở rộng, đây là những gợi ý để mở rộng và gia tăng chất lượng cuộc nói chuyện giữa bố mẹ và trẻ. Bạn có thể xem hình đính kèm để tham khảo thêm. Chúc bé vui khỏe.

  3. Em cảm ơn bác chia sẻ ạ. Bác cho em hỏi 1 câu ko liên quan đến nội dung bài viết ạ. Bé nhà em 7 tuổi nhưng rất khó ngủ ạ. Trưa bé ko ngủ. Tối thì phải 11,12h bé mới ngủ được ạ. Sáng 7h bé mới dậy đc để đi học thì rất uể oải ạ. Trước giờ ngủ là em ko cho bé tiếp xúc với tivi hay điện thoại ạ.Bác cho em xin lời khuyên với ạ.

    • chào bạn, bạn nên bắt đầu với luật ngủ. Luật ngủ chỉ là cho trẻ hiểu về thời gian ngủ, giới hạn để chuẩn bị cho giấc ngủ. Luật ngủ nên quy định rõ thời gian đi ngủ (VD 10 giờ tối) và thiết lập giờ thức cho trẻ (VD, 6.30 sáng), bao gồm các công việc như thay quần áo ngủ, chuẩn bị chăn mền, phụ mẹ gắn mùng, sáng thức dậy thì xếp mền gối… Và nên tạo thời gian đệm để trẻ quen với giờ ngủ bằng hugging time (trước 20′ giờ đi ngủ). Hugging time là 1 hoạt động diễn ra trên giường với trẻ không nên thiếu bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ và sự phát triển của trẻ, có thể chỉ có một người (bố hoặc mẹ) đều được. Hugging time chỉ cần 20 phút nó gồm đa dạng hoạt động như đọc sách, kể chuyện vui, ca hát…
      Bên cạnh các hoạt động này, có 3 hoạt động chơi được khuyến khích, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo có thể chơi trong hugging time là:
      – Chơi tưởng tượng: Đặt vấn đề cho trẻ tưởng tượng trước khi ngủ như “nếu con là con ong thì sao nhỉ?” – phát triển vấn đề “Là con ong sẽ có cánh, thì sẽ làm gì nhỉ?”
      – Chơi tượng trưng: dùng 1 vật thể để tượng trưng cho cuộc trò chuyện. VD. mẹ cho con chiếc gối nhỏ này, và đó là chiếc điện thoại, và con ngồi góc giường này, mẹ ở đây: con nói gì mẹ không nghe nhỉ?
      – Chơi cổ tích: nếu nó đến cùng 1 câu chuyện thần thoại hay cổ tích từng được kể sẽ làm sống động trò chơi hơn. VD, mẹ sẽ tạo 1 chiếc đầm xinh đẹp cho công chúa bằng chiếc mềm này và chiếc gối này sẽ xây thành lâu đài…
      Và kết thúc thời gian hugging time bằng cách ôm hôn và chúc con ngủ ngon. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây