PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM NÀO LÀ TỐT NHẤT ?

KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM NÀO LÀ TỐT NHẤT, CHỈ CÓ PHƯƠNG PHÁP MÀ CON CỦA BẠN ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT

“Mẹ thực sự không hiểu mình. Mình chỉ muốn nói với mẹ: hôm nay mình không ăn không phải mình bệnh hay muốn làm bướng đâu. Mình thấy mẹ buồn và lo lắng, hôm nay, mẹ lại càng áp lực hơn khi bác hàng xóm nói bạn Tin gần nhà ăn lượng gần gấp đôi mình. Rồi mẹ ép mình ăn nào sữa, nào cơm, nào bún cho bằng bạn Tin, rồi mẹ đổi phương pháp ăn dặm cho mình. Thực ra, mình cũng chưa hỏi bạn Tin nữa, mình cũng không biết bạn ấy có đang bị ép ăn như mình không. Mình thương mẹ lắm, mình muốn ăn để mẹ vui, nhưng mình ăn không nổi, ăn nhiều mình sẽ bị ói. Nhiều lần mình muốn nói với mẹ, mẹ ơi con no rồi nhưng hình như mẹ muốn mình phải ăn thêm nữa! Mình buồn lắm”
Nếu có 1 phép hoán đổi, bạn nghĩ bạn sẽ như thế nào khi ngồi vào chiếc ghế ăn của con. Tôi nghĩ nếu có phép hoán đổi đó thì thật sự tyệt vời vì lúc đó bạn sẽ biết rằng trẻ cũng gặp nhiều điều khó và stress như người lớn chúng ta vậy. Theo một nghiên cứu gần đây dẫn đầu bởi TS Harris, ĐH CN Queensland, Úc cho biết sự thiếu hiểu biết về nhu cầu, về sự phát triển của trẻ đã vô tình khiến nhiều cha mẹ cho trẻ ăn sai cách và dẫn đến sự biếng ăn kéo dài của trẻ. Vậy câu hỏi được đặt ra là phương pháp ăn dặm nào là tốt nhất? là trẻ ít bị biếng ăn nhất?
Thực ra, không có phương pháp ăn dặm nào tốt nhất, chỉ có phương pháp nào con của bạn đáp ứng tốt nhất, đừng quá rập khuôn, cứ tự do thay đổi và kết hợp, thậm chí bạn cũng có thể tạo ra 1 phương pháp ăn dặm phù hợp với con bạn nhất.
Ba phương pháp ăn dặm thường gặp và cách ứng dụng phù hợp:

Phương pháp ăn dặm Kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm truyền thống

Thực ra 2 phương pháp này đều là dạng đút muỗng truyền thống. Ăn dặm theo kiểu truyền thống thường khá đa dạng tùy mỗi gia đình, tuy nhiên thường cũng sẽ theo nguyên tắc từ lỏng của sữa sang mịn như bột, rồi đến cháo. Thông thường trẻ ăn truyền thuống, thức ăn sẽ được xay nhuyễn rồi trộn chung với bột, sau đó có thể nấu cháo truyền thống cho bé ăn. Trong kiểu ăn dặm truyền thống, việc giới thiệu thức ăn cho trẻ cũng nên theo thứ tự để tránh dị ứng:
• Củ, quả, rau cho lá mỏng trước
• Lòng đỏ trứng và thịt bò hay heo có thể giới thiệu từ tuần thứ 2 ăn dặm
• Sau đó từ 8 tháng tuổi có thể giới thiệu cho trẻ thịt gà, lươn, cá sông
• Từ 9 tháng tuổi là cá biển, tôm biển.
Phương pháp kiểu Nhật thường bắt đầu sớm hơn (tầm 5.5 tháng tuổi) và có sự phân bố chuyên biệt về nhóm thực phẩm trẻ sẽ được khám phá. Thường có 4 nhóm chính:
• Nhóm 1: tinh bột (chủ yếu là gạo)
• Nhóm 2: Rau củ quả
• Nhóm 3: Chất đạm (cá-thịt-đậu hủ- trứng – phô mai)
• Nhóm 4: Dầu
Tương ứng cách phân bổ theo độ tuổi
• Bé 5.5 tháng – 6 tháng: 1 cữ/ngày, kết hợp đủ nhóm 1 và nhóm 2
• Bé 7-8 tháng: 2 cữ/ngày, kết hợp đủ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4
• Bé 9-11 tháng: 3 cữ/ngày, kết hợp đủ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4
Trong cả hai phương pháp trên, cấu trúc dạng mịn như bột luôn là cấu trúc đầu tiên giới thiệu cho trẻ. Cấu trúc này được được xem là an toàn và phù hợp để giúp trẻ chuyển tiếp và thích nghi dần dần từ dạng lỏng của sữa sang dạng đặc hơn của thức ăn. Lúc này trẻ cần thời gian để học cách sử dụng lưỡi và cơ hàm để học nhai, nuốt thức ăn thay vì chỉ uống sữa như trước đó.
Làm sao để biết liệu độ mịn của cấu trúc này như thế nào là phù hợp? Theo tổ chức IDDSI, có 2 cách đơn giản cha mẹ có thể tự đánh giá.
• Cách 1: khi dùng muỗng múc lên, không có hiện tượng rơi giọt quá nhiều
• Cách 2: khi nghiêng muỗng thì thức ăn rơi dễ dàng, không có hoặc để lại ít trên muỗng

Phương pháp ăn dặm BLW

Đây là một phương pháp hướng trẻ đến tự khám phá cấu trúc thức ăn do bé không được đút bằng muỗng. Khi đó, trẻ thường khám phá thức ăn bằng tay và hàm thông qua gặm, cắn do lúc này các cơ quan này của trẻ rất nhạy cảm. Thức ăn nên ở dạng cắt dài hình ngón tay để trẻ dễ cầm và nó cũng được luộc, hấp, nấu mềm để trẻ dễ gặm, nhai.

Nên chọn phương pháp ăn dặm nào cho trẻ?

Bạn có thể chọn 1 phương pháp bất kì để cho trẻ ăn dặm. Nếu muốn phối hợp, ít nhất phải để trẻ quen dần với 1 phương pháp trước đã. VD, nếu bạn đã bắt đầu bằng phương pháp đút muỗng (truyền thống hay kiểu Nhật) thì phải đợi trẻ quen dần ít nhất 10 tuần thì sau đó có thể giới thiệu 1 số thức ăn dạng ngón tay để trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm và bốc thức ăn của BLW. Bạn có thể kết hợp với 1-2 bữa trong ngày theo kiểu BLW. Bữa BLW thay thế có thể là sáng, trưa hay tối đều không quan trọng. Quan trọng là thời điểm đó bạn và bé có nhiều thời gian cho việc ăn và khám phá thức ăn của bé. Dù đút muỗng hay BLW, bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút.

Bột ăn dặm có thể ứng dụng trong các phương pháp ăn dặm không?

Đây là câu hỏi mà tôi thường hay nhận được. Thực ra bột ăn dặm bạn có thể tự phối trộn để tạo bữa ăn dặm cho trẻ bất kể đang theo phương pháp nào. Nhưng bạn cần chọn bột ăn dặm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ, không chứa chất bảo quản, chất tăng trưởng, phụ gia và gia vị. Những loại bột ăn dặm nổi tiếng trên thị trường như bột ăn dặm HiPP Organic, đây là một thương hiệu lâu đời của Đức, có chứng nhận hữu cơ đạt chuẩn Châu Ấu với nguồn nguyên liệu an toàn, không tồn dư chất trừ sâu, hóc – môn tăng trưởng, thành phần biến đổi gen…, và nó cũng có đa dạng lựa chọn như bột gạo hoặc bột có rau củ cho trẻ.
VD. Khi bạn cho trẻ ăn theo phương pháp kiểu Nhật, bạn có thể thay thế cháo rây bằng bột gạo ăn dặm. Bữa sáng hoặc bữa trưa: bạn có thể làm bữa ăn của trẻ từ bột gạo với lòng đỏ trứng cùng nước daishi rau củ, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại đủ chất cho con
Với các dạng phối hợp với BLW, bạn có thể linh hoạt thay đổi bữa ăn để tăng đa dạng trong cách cho trẻ ăn.
• Bữa sáng: thường bận rộn, bạn có thể làm bữa ăn đơn giản như bột gạo với thịt, hay cá, rau củ.
• Bữa chiều khi có nhiều thời gian hơn, bạn cho trẻ khám phá thức ăn qua dạng BLW.

LÀM SAO BIẾT PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM NÀO LÀ PHÙ HỢP VỚI TRẺ NHẤT?

Khi bắt đầu ăn dặm, việc đánh giá liệu một phương pháp ăn dặm náo đó có phù hợp với trẻ hay không không nằm ở trẻ ăn được lượng nhiều hay ít. Vì thực ra giai đoạn này điều trẻ cần là học cách làm quen với thức ăn bao gồm mùi vị, cấu trúc và không khí ăn là chính, chứ không phải là lượng ăn. Khi trẻ đã làm tốt việc làm quen với thức ăn thì trẻ sẽ tự ăn tốt và đa dạng sau đó. Để biết liệu 1 phương pháp có phù hợp với trẻ hay không, chúng ta nên nhìn vào bao nhiêu hứng thú trẻ có trong bữa ăn. Tuy nhiên, việc trẻ hay nhè, không chịu ăn nhất là những món mới là bình thường trong độ tuổi ăn dặm. Điều này không phải là trẻ biếng ăn mà chỉ là trẻ chưa quen với việc ăn. Do đó, bạn. được khuyên vẫn vui vẻ kết thúc bữa ăn sau 30 phút. Nếu trẻ quá bướng mà không ăn được gì, bạn có thể giới thiệu lại ở bữa kế. Đừng quá lo lắng vì trải nghiệm ăn uống của trẻ lúc này là 1 trải nghiệm mở, và rất linh hoạt. Nghĩa là, trải nghiệm mới sẽ thay thế dần trải nghiệm cũ. Một khi trẻ luôn được cha mẹ khuyến khích và bữa ăn của trẻ luôn diễn ra vui vẻ, được giới thiệu lập lại món mới mà không ép hay la mắng thì trẻ sẽ sớm ăn món mới đó. Lúc này, hành trình ăn uống của trẻ sẽ rất nhàn.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây