Hôm qua, tôi xem được một đoạn clip dễ thương về một cô bé tầm 2 tuổi. Từ nhà bếp, cô bé vừa chạy vừa gọi “bố ơi,” trên tay cầm một chiếc khăn. Khi gặp bố, cô bé hồn nhiên đưa khăn và nói: “Khăn nè bố.” Ngạc nhiên, người bố hỏi: “Chuyện gì vậy con gái?” Cô bé nắm tay bố kéo vào bếp, chỉ vào vũng sữa bị đổ trên nền nhà và nói: “Bố lau đi.”
Tình huống nhỏ này nhưng phản ánh một điều tuyệt vời: đứa trẻ đã thể hiện sự nhạy bén của mình! Cô bé nhanh chóng kết nối các yếu tố trong tình huống—vũng sữa đổ, chiếc khăn và vai trò của bố là người giải quyết vấn đề. Đây không chỉ là 1 hành động vui mà là dấu hiệu rõ ràng của khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề ở trẻ.
VẬY SỰ NHANH NHẠY NÀY CỦA TRẺ ĐẾN TỪ ĐÂU?
Sự nhanh nhạy ở trẻ nhỏ không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của sự phát triển não bộ và môi trường nuôi dưỡng, gồm những điều sau:
Kết nối thần kinh mạnh mẽ: Trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có, tạo ra hàng triệu kết nối thần kinh mỗi giây. Trong đó, quá trình myelin hóa giúp tăng tốc độ truyền dẫn và tối ưu hóa sự liên kết giữa các kết nối này, nâng cao hiệu quả hoạt động của não bộ.
Tương tác từ cha mẹ: Mỗi lần quan sát cách cha mẹ giải quyết vấn đề giúp trẻ hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
Khuyến khích sự chủ động: Một môi trường an toàn, nơi trẻ được tự do thử nghiệm mà không bị phán xét sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện sự nhạy bén của mình.
CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ NUÔI DƯỠNG SỰ NHẠY BÉN Ở TRẺ?
- Dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, đầy đủ các các axit béo thiết yếu như DHA và ARA, vitamin khoáng như sắt, vitamin A,… giúp phát triển não bộ và tăng cường khả năng tư duy nhạy bén.
- Quan sát và lắng nghe: Trước khi phản ứng, hãy quan sát kỹ hành động của trẻ. Đôi khi những gì trẻ làm chứa đựng tư duy sâu sắc mà ta không nhận ra.
- Khen ngợi nỗ lực: Thay vì chỉ trích, hãy công nhận sự cố gắng và nhanh nhạy của trẻ. Ví dụ: “Con làm rất đúng khi đã cho bố biết sữa bị đổ và biết lấy khăn đưa bố để lau”
- Hướng dẫn thay vì phán xét: Nếu trẻ làm sai, thay vì trách móc, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn cách làm đúng. Ví dụ: “Lần sau con có thể báo mẹ trước để mẹ giúp con lấy sữa khỏi đổ nhé”
- Tạo cơ hội cho trẻ tự giải quyết: Hãy để trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình như dọn dẹp, nấu ăn… Những trải nghiệm thực tế giúp trẻ rèn luyện sự nhạy bén mỗi ngày.
Sự nhanh nhạy ở trẻ nhỏ là biểu hiện của khả năng học hỏi, thích nghi và phản ứng nhanh với môi trường xung quanh. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển mà còn là nền tảng để trẻ xây dựng tư duy, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề sau này.
LIÊN HỆ GIỮA MYELIN VÀ SỰ NHANH NHẠY Ở TRẺ
Thông thường, chúng ta thường nghĩ đến DHA và ARA như những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ, nhưng quá trình myelin hóa cũng không kém phần quan trọng. Myelin hóa giúp truyền tải thông tin giữa các tế bào não nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy và tư duy linh hoạt hơn. Trong đó, các hợp chất như sphingomyelin, DHA, ARA, axit folic, sắt và vitamin B12 giúp tăng cường kết nối thần kinh trong não bộ và hỗ trợ quá trình myelin hóa.
Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng các dưỡng chất này có thể giúp tăng sản sinh myelin và cải thiện tốc độ kết nối giữa các tế bào não lên đến 2,5 lần, từ đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi nhanh chóng của trẻ. Bên cạnh đó, choline và lutein là những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển bộ nhớ và thị giác.
Vậy có hợp chất nào chứa đầy đủ các dưỡng chất như trên cho trẻ không? Một số công thức dinh dưỡng đặc biệt như Nutrilearn Connect được thiết kế chứa đầy đủ các dưỡng chất trên nhằm hỗ trợ quá trình myelin hóa, phát triển trí tuệ, cũngnhư cung cấp các thành phần như 2’-FL và MOS giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Phát triển sự nhanh nhạy trong những năm đầu đời của trẻ đòi hỏi vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giúp trẻ tạo ra môi trường giàu trải nghiệm, dinh dưỡng đầy đủ cũng như luôn đồng hành, khuyến khích trẻ khám phá thế giới. Đó chính là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và cảm xúc.