PHÁT TRIỂN CẢM XÚC Ở TRẺ CẦN TƯƠNG TÁC SÂU, ĐỪNG HỜI HỢT CHO QUA

PHÁT TRIỂN CẢM XÚC Ở TRẺ CẦN TƯƠNG TÁC SÂU, ĐỪNG HỜI HỢT CHO QUA
PHÁT TRIỂN CẢM XÚC Ở TRẺ CẦN TƯƠNG TÁC SÂU, ĐỪNG HỜI HỢT CHO QUA
Bạn biết không! Phải có 1 lý do nào đó, trẻ nhỏ mới thường thể hiện các cảm xúc mạnh mẽ như thường xuyên mè nheo, bám mẹ nhiều hơn… Sự thật là, bởi vì não bộ có trật tự phát triển của riêng nó và não phải – nơi mà liên quan đến các hoạt động phát triển cảm xúc của trẻ (EQ) – sẽ phát triển sớm hơn và mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 3 năm đầu đời do lưu lượng máu đổ về nhiều hơn. Và giai đoạn trước 3 tuổi cũng là thời điểm mà trẻ có biểu hiện mè nheo, bám mẹ cao nhất. Tuy nhiên, đôi lúc, nhiều cha mẹ lại có cách hành xử chưa đúng như: dùng sự chia cắt, làm ngơ…với cảm xúc này của trẻ

2 SAI LẦM THƯỜNG GẶP Ở CHA MẸ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY LÀM BỎ QUA SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ:

1. Lo sợ ôm con quá nhiều sẽ làm con bám mẹ

Thực ra, trẻ bám mẹ hoàn toàn là dấu hiệu của sự phát triển cảm xúc bình thường với trẻ dưới 6 tuổi. Bởi vì điều trẻ đang mong đợi và tìm kiếm là sự an toàn, là sự bình yên bên mẹ của mình. Vì vậy, đừng suy nghĩ là mẹ thương con, ôm con nhiều sẽ làm con hư mà hãy nghĩ làm sao để giúp con đạt kỹ năng mới thông qua cách đáp ứng hành vi.

2. Cho rằng con đang trong tuần “khủng hoảng” và tự trấn an rằng: chúng sẽ tự “qua đi”

Có những giai đoạn mà trẻ có những thay đổi về tâm trạng hoặc biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, ta thường gọi đó là “tuần khủng hoảng” hoặc “khủng hoảng tuổi lên 2”. Lúc đó, thay vì chờ trẻ tự “qua đi” hay la mắng, doạ nạt trẻ thì cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc này của trẻ, bình tĩnh lắng nghe, giúp trẻ hiểu vấn đề và đưa ra những giải pháp cho trẻ lựa chọn.

2 ĐIỀU CHÚNG TA NÊN LÀM ĐỂ “TƯƠNG TÁC SÂU” GIÚP NÃO TRẺ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC

Như đã nói ở trên, não phải – nơi định hình nhận thức và tình cảm sẽ phát triển sớm hơn và mạnh mẽ nhất trong 3 năm đầu đời. Điều này giải thích vì sao ngoài xu hướng bám mẹ, mè nheo, quấy khóc thì trẻ còn nhạy cảm với màu sắc, âm nhạc, thích khám phá môi trường xung quanh hơn là những trang sách đầy chữ viết hoặc con số.
Tại thời điểm vàng này, cha mẹ cần tận dụng để phát triển trí thông minh cảm xúc cho con, tập trung vào 2 yếu tố sau:

1. Đầu tiên, một chế độ dinh dưỡng đúng và cân bằng là vô cùng quan trọng.

MFGM là một dưỡng chất rất tốt cho phát triển não bộ và được tìm thấy trong sữa mẹ, hỗ trợ bé phát triển cảm xúc (EQ). Mặc khác, MFGM khi kết hợp với DHA sẽ giúp tăng cường kết nối não bộ, giúp việc xử lý thông tin của bé nhanh hơn. Hiện nay, trên thị trường một số những sản phẩm sữa cho trẻ như Enfa A+ đã có sự kết hợp cả hai thành phần MFGM & DHA nhằm giúp bé phát triển tốt cả IQ và EQ.

2. Thứ hai là phương pháp kết nối và bồi đắp tình cảm cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ, sau giờ cơm tối hoặc vào cuối tuần, cả nhà ngồi vòng tròn thi hát những bài hát yêu thích hoặc tham gia hoạt động nghệ thuật thiên về não phải như cùng nhau vẽ tranh rồi thảo luận về tác phẩm của mình. Đây là cách tuyệt vời không chỉ để thể hiện tình cảm, kết nối gia đình mà còn tạo nên những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ cho con.
Hãy tận dụng nhiều nhất có thể thời gian của bạn dành cho trẻ! Nắm bắt thời điểm não phải của con đang phát triển mà sâu sát trong việc chọn lựa dưỡng chất cần thiết cho não phải như MFGM kết hợp với sự tương tác cùng con một cách sâu sắc để con được phát huy trí tuệ cảm xúc (EQ) tối đa.

4 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, mỗi ngày với trẻ trước 6 tuổi đều là những cơ hội tuyệt vời để trẻ học hỏi và lớn lên. Mới hôm qua bạn thấy trẻ như thế này, nhưng sáng nay có thể sẽ là như thế kia. Do đó, không nên dựa trên trải nghiệm trước để đánh giá hành vi hiện tại của con, mà chỉ có thể quan sát, yêu thương và học hỏi mỗi ngày. Đó là trải nghiệm thú vị nhất của những ai đang làm cha làm mẹ! Quãng thời gian này không quá dài, do đó, hãy tận hưởng nó, đừng phàn nàn!

  2. Chào các bạn, đây là một số lời khuyên dành cho mẹ khi bạn phải đi làm trở lại để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cảm giác vắng mặt này của mẹ:
    Khi mẹ đi làm trở lại, việc trẻ bám khóc đòi mẹ là một cảm xúc tự nhiên, cũng như cách người mẹ cảm thấy nhớ con da diết trong ngày vậy. Thực ra với trẻ được gặp lại mẹ sau giờ làm là điều trẻ mong đợi nhất vì nơi đó trẻ tìm thấy được sự an toàn và bình yên nhất bên mẹ mình. Do đó, việc một số người mẹ chọn cách không bế, tránh chơi với trẻ vài tuần đầu để trẻ quen là điều không nên. Bởi vì trẻ không hiểu đó là “sự rèn luyện” mẹ dành cho trẻ, mà đơn giản trẻ chỉ nghĩ “vì sao mẹ không chơi với mình nữa?”. Cảm giác đó càng làm trẻ lo lắng và phản ứng mạnh mẽ hơn. Thực ra, lời khuyên là ngược lại, bạn cần cho trẻ thời gian hiểu rằng sự vắng mặt của mẹ là tạm thời và sự bình yên nơi mẹ là vĩnh cửu. Đây là một số bước chuẩn bị và thực hành bạn có thể tham khảo.
    1. Vẫn duy trì tương tác và giao tiếp với trẻ. Đầu tiên, chúng ta nên hiểu tương tác và giao tiếp quan trọng với trẻ như thế nào? Dưới 6 tuổi, những kết nối thần kinh phát triển với tốc độ rất nhanh ở giai đoạn này. Theo ước lượng của TS. Winston, ĐH Imperial College London, Anh, cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7000 mối nối khác. Sự hình thành các mối nối này phụ thuộc vào sự tương tác và giao tiếp của bạn và trẻ mỗi ngày.
    ● Với trẻ < 1 tuổi, tương tác bao gồm ôm ấp, tương tác da kề da, cho trẻ nằm sấp, mát-xa… Trò chuyện, đọc sách, hoặc tạo 1 số âm thanh và cười đùa với trẻ. ● Trẻ từ 2-5 tuổi, tương tác cần lồng vào những hoạt động vui chơi như đố vui, tìm vật bị giấu, vẽ tranh, đọc sách, đưa trẻ đi dạo... Việc đọc sách nên lồng vào những hoạt động như đố vui, cho trẻ thuật lại và nghe lời phản biện của trẻ. * Vậy, khi bạn đi làm trở lại, bạn nên làm gì để vẫn đảm bảo sự tương tác và giao tiếp với trẻ: Đơn giản, bạn vẫn tham gia các hoạt động cùng trẻ khi ở nhà như chơi, cho trẻ bú, tắm cho trẻ. Trước khi rời nhà vào buổi sáng tranh thủ trò chuyện với trẻ khoảng 5-10 phút. Khi về nhà, đừng bế trẻ ngay, bạn có thể dùng cử chỉ ngôn ngữ để trò chuyện với trẻ và sau đó có thể ôm ấp bế trẻ. Điều này giúp trẻ hạn chế hình thành nỗi lo chia cắt, mà bạn vẫn giúp trẻ tương tác với bạn. 2. Tận dụng những lúc bên trẻ để trẻ hiểu sự vắng mặt của mẹ đôi lúc là cần thiết và dĩ nhiên mẹ sẽ lại xuất hiện trở lại. Điều này sẽ giúp trẻ học cách nhận thức rằng sự biến mất của mẹ là tạm thời. VD, một số trò chơi như trốn tìm hay biến mất 5 giây sau tấm màn là cách để trẻ hiểu. Hoặc nói với trẻ rằng mẹ cần đi vệ sinh, con đứng chờ mẹ ở cửa toilet nhé. Thực ra, trẻ sẽ học được điều này, chỉ là bạn cứ tạo cơ hội để trẻ hiểu và khi trẻ hiểu thì cách đáp ứng hành vi của trẻ sẽ tốt hơn. 3. Hãy chuẩn bị trước kế hoạch vắng mặt, đặc biệt việc cho trẻ bú. Từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, bạn nên chú ý về lịch bú và lượng bú của trẻ trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nên cho trẻ bú theo nhu cầu, nhưng tránh để trẻ khóc đòi bú. Hãy cố gắng tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Khi đi làm về, trước khi cho trẻ bú, bạn vẫn nên dành 5-10 phút chơi và tương tác da kề da với trẻ. Để hạn chế việc bỏ bú mẹ, bạn nên tập giãn cách bú cho trẻ từ 4-6-8 tiếng trong 1 tuần trước khi đi làm. Để tránh trẻ không chịu bú bình, trước ngày đi làm 10 ngày, bạn nên giúp trẻ làm quen với bình. Ban đầu là bạn, sau đó luân phiên bạn và 1 người thân khác trong nhà cho trẻ bú bình, tốt nhất là người sẽ chăm bé khi bạn đi làm. Sau khoảng 3-4 ngày, người này sẽ cho bé bú bình. Chọn 1-2 thời điểm trong ngày để tập làm quen cho trẻ như sau khi tắm, sáng thức dậy sau 1 cữ bú bằng ti mẹ. Các cữ còn lại vẫn bú bằng ti mẹ bình thường. 4. Đừng lấy sự chia cắt làm hình phạt với trẻ. VD, con mà khóc nữa là mẹ không thèm nói chuyện với con nữa. Thay vào đó, khi trẻ thể hiện thái quá việc bám mẹ như khóc nằm ăn vạ, thì lúc này cách bạn cho trẻ hiểu là con có nhiều lựa chọn như "một là con đứng dậy mẹ con mình đi tiếp, hai là con có thể khóc và mẹ vẫn ngồi đây đợi". Thực ra, khi bạn trao cho trẻ quyền lựa chọn, đó là lúc trẻ phải “bận rộn” với suy nghĩ, trẻ sẽ lớn lên theo cách đó. Cách mà chúng ta dạy con trẻ không phải là bảo trẻ phải làm gì, mà là dạy trẻ cách suy nghĩ nên làm gì.

    • Chào bạn, tôi hiểu những băn khoăn và lo lắng của bạn. Thực ra, chúng ta không thể lúc nào cũng bảo vệ trẻ. Chỉ bản thân của trẻ mới làm được điều đó. Khi ở 1 môi trường mới, đứa trẻ sẽ tự điều chỉnh và học để hòa nhập vào nó tốt nhất, tự kiểm soát các vấn đề và trẻ có đủ khả năng để nhận ra bạn nào có thể chơi và không thể chơi, tự bản thân trẻ sẽ biết cách chọn bạn để chơi. Trẻ chỉ có thể làm được điều này khi trẻ được trao cơ hội để hiểu thế giới lớn hơn. Đừng quá lo lắng là trẻ bị ai ăn hiếp hay sợ trẻ không quen. Tự trẻ sẽ học được cách để thích nghi tốt nhất. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây