PHẢI DẠY DỖ TRẺ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG ?

Cách đây 300 năm, cuốn tiểu luận nổi tiếng của vị bác sĩ vĩ đại người Anh John Locke đã bắt đầu làm thay đổi cách nhìn về dạy dỗ con cái lúc bấy giờ tại châu Âu khi mà đòn roi, quát mắng trẻ là đang rất thịnh hành trong những gia đình lúc đó, khi đó ông viết:
“Trẻ con sinh ra vốn trong sáng, không có lỗi. Theo cách kỷ luật thông thường: đánh, mắng đối với trẻ em, sẽ không làm trẻ ngoan hơn, cũng như không khiến trẻ chịu học hơn; để trẻ ngoan hơn và có được niềm vui trong việc học và tự khát khao kiến thức, cha mẹ cần quan tâm lắng nghe trẻ cần gì, uốn nắn để trẻ làm cái chưa tốt thành tốt hơn bằng giáo dục tích cực.”
Và cho đến nay khoa học đã cho thấy cách dùng đòn roi, quát mắng hổ báo là thứ không mang lại lợi ích giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên, một điều đáng buồn hơn nữa là, đôi lúc cha mẹ quát mắng hổ báo không thực sự là trẻ phạm lỗi hay để răng đe trẻ, mà chỉ là cách xả cơn giận, nguồn bực bội của họ trên đứa trẻ. Bạn có nhận thức việc bạn hét mắng vào mặt trẻ dù cố ý hay vô tình đang ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
HÉT VÀO MẶT TRẺ
Đây là một hành vi thể hiện sự yếu kém của chúng ta trong giao tiếp . Thay vì hét, bạn có thể chọn cách im lặng để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc sẽ tốt hơn.
Hành vi này thể hiện sự yếu kém về giao tiếp nên thường diễn ra khi tâm trí chúng ta bị chi phối như bạn đang buồn bực công việc, bạn đang stress, bạn đang mệt mỏi phải chờ đợi khi tính tiền… Hành vi này thực sự không nên diễn ra bởi vì nó có thể đi kèm với các hành động không kiểm soát khi nhận thức của bạn đang bị giới hạn.
TRẺ KHÔNG MUỐN ĐÓN NHẬN RÁC TỪ BẠN
Nhìn khía cạnh sâu hơn trong phát triển não bộ của trẻ khi gánh chịu cơn hét từ cha mẹ, GS. Elizabeth T. Gershoff, ĐH Texas, Mỹ từng chia sẻ: Trong giai đoạn phát triển của não bộ, nhận thức và giao tiếp của trẻ chịu trách nhiệm của 1 vùng chuyên biệt của não bộ, các liên kết sẽ được lấp đầy và trưởng thành. Tuy nhiên, càng nhiều sự yếu kém của cha mẹ trong cách giao tiếp với trẻ kiểu như hét vào mặt trẻ, sẽ lấp đầy những thứ tiêu cực vào các vùng chuyên biệt đó, ngăn cản sự phát triển của các liên kết trong điều hòa cảm xúc và gia tăng nhận thức của trẻ- Theo GS. Alan Kazdin, ĐH Yale, Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng: Bạn nghĩ hét vào mặt trẻ sẽ là cách giáo dục làm trẻ sợ và có thể làm trẻ thay đổi hành vi sai là chưa đúng. Nó không phải là chiến lược để giáo dục. Đó chính là sự giải phóng cảm xúc của chính bạn. Không có đứa trẻ nào muốn đón nhận những cảm xúc này vì đó là rác của bạn.
Do đó, điều mà chúng ta nên làm là: Hãy điều tiết cảm xúc bản thân, hạn chế tối thiểu sự hét vào mặt trẻ, dù là cố ý hay vô tình.
LÀM GÌ SAU KHI LỠ HÉT VÀO MẶT TRẺ?
Thực tế, trẻ có thể chấp nhận sự sửa sai của bạn khi bạn sửa sai đúng. Tuy nhiên, nếu bạn làm sai vượt sự cho phép thì nó không thể sửa sai nữa khi rác đã quá đầy. Đây là một cách bạn có thể sửa sai:
Khi lỡ hét vào mặt trẻ, bạn hãy dùng cấu trúc này để sửa sai:
[Nói 1 lời xin lỗi trẻ + 1 lí do ngắn gọn] + [Thể hiện quan điểm của bạn]
Ví dụ, đứa bé lỡ dẫm lên áo của bạn do chạy nhảy. Bạn tức giận hét vào mặt trẻ: Đã bảo bao nhiều lần, cứ chạy nhảy hoài, sao con hư vậy?
Bạn hãy sữa sai ngay sau đó:
Mẹ xin lỗi đã nói con hư khi mẹ đang tức giận. Nhưng, mẹ muốn con khi chạy chơi phải chú ý, nếu không con sẽ va vào ai đó, giống như con đã đạp vào tà áo mẹ [Bạn nên chỉ cho bé xem vùng tà áo bị bẩn].
Ý nghĩa của sự sửa sai là rất lớn:
1. Bạn cho trẻ biết rằng hành vi hét của bạn là có lí do, nhưng dù lí do nào mẹ cũng đã sai.
2. Bạn giáo dục trẻ bài học để trẻ thay đổi. Bài học giáo dục này là có ý nghĩa.
3. Nếu bạn không sửa sai, nghĩa là trẻ không có 2 điều trên thì hiển nhiên trẻ sẽ hiểu rằng: Thể hiện cảm xúc tức giận chỉ cần hét vào mặt ai đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ khi trưởng thành. Bạn không muốn trẻ là người bị yếu kém về cả giao tiếp và cảm xúc đúng không? Nếu vậy, thì hãy sửa sai khi mình làm sai.
CÓ NHIỀU CÁCH TỐT HƠN LÀ HÉT VÀO MẶT TRẺ
Bạn có thể chọn cách giao tiếp mang ý nghĩa giáo dục hơn là giao tiếp theo cảm xúc như hét vào mặt ai đó. Đây là một vài điều cha mẹ tham khảo:
1. Nếu chính là do cảm xúc bạn gây ra thì hãy tự đếm thầm từ 1-5 để giảm sức mạnh của cảm xúc vô thức. Bạn có thể buồn bực công việc, bạn tức ai đó, bạn mệt nhọc điều gì và bạn cũng hiểu đó là cảm xúc tiêu cực, là rác của cảm xúc. vậy tại sao bạn lại cho con mình. Khi đếm và nhớ lại điều này bạn sẽ đủ bình tĩnh. Khi bạn không phản ứng thì trẻ cũng chỉ khóc la 1 lúc rồi sẽ tự điều chỉnh. Hơn nữa, bình tĩnh sẽ giúp bạn nhận ra trẻ đang gặp vấn đề gì mà có cảm xúc như vậy. Do đó, im lặng và tự ngẫm là điều mà cha mẹ nên học, rèn luyện mỗi ngày.
2. Khi đó là lỗi ở trẻ, bạn chỉ cần nghiêm khắc cho trẻ lựa chọn:
Mẹ cho con 3 phút để sửa sai lỗi đó
Hay con cần ngưng hành động này ngay lập tức.
Bạn chỉ cần thực thi nó, đừng tranh cãi với trẻ
3. Khi trẻ làm đau bạn, bạn hãy tập giữ bình tĩnh. Sau đó, bạn cho trẻ biết trẻ đã sai ở đâu và đang làm đau mẹ chỗ nào. Trẻ thích nhìn bằng mắt và nghe bằng tai, do đó, việc giáo dục trẻ là cần thực chứng. Trẻ sẽ học được điều bạn muốn dạy. Tại sao phải mất công như vậy? Bạn hãy nghĩ kỹ xem. Khi trẻ làm đau bạn, thì cái mà bạn muốn dạy trẻ là gì? Có phải là giúp trẻ tránh tự tổn thương bản thân trẻ và người khác đúng không? Do đó, bằng cách trên bạn đang làm điều này. Nhưng nếu bạn la hét vào trẻ thì trẻ vẫn tái phạm, vẫn có thể tự gây nguy hiểm cho trẻ ở những lần sau.
Notes:
Elizabeth T. Gershoff et al. (2010) Parent Discipline Practices in an International Sample: Associations With Child Behaviors and Moderation by Perceived Normativeness Child Dev. 81(2): 487–502.
Stephen Marche. Why You Should Stop Yelling at Your Kids. NY Times. Accessed Jan 2019
Kazdin AE et al. (2003). Spanking children: The controversies, findings, and new directions. Clinical Psychology Review. ;23:197–224.
Sue Shellenbarger (2014) Talking to Your Child After You Yell. Wall Street Journal. Accessed Jan 2019

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây