Sáng nay tôi nhận được tin nhắn từ 1 người mẹ. Chị ấy chia sẻ rằng: hiện nay nhiều cha mẹ có điều kiện cho con cái đi học nhiều lớp kỹ năng ngay từ lúc nhỏ để phát triển EQ, còn em không có đủ điều kiện, vậy làm sao để các con không bị thiệt thòi?
Bạn biết không, xu hướng lựa chọn nhân tài đã bắt đầu thay đổi. Gần đây, tạp chí nổi tiếng Harvard Business Review cho biết: 3 trên 4 nhà tuyển dụng chọn ứng viên dựa trên năng lực phát triển EQ và đặt điều này là ưu tiên trên các kỹ năng khác.
Vậy EQ là gì? Tại sao nó quan trọng? Và liệu điều quan tâm của người mẹ này là cần thiết? Có thực sự cần tham gia các lớp kỹ năng từ sớm để phát triển EQ cho trẻ? Làm sao giúp trẻ phát triển EQ ngay tại nhà?
TẠI SAO NUÔI DƯỠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ LÀ QUAN TRỌNG
EQ được biết là trí tuệ cảm xúc. Nó đóng vai trò quan trọng cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ vì nó giúp trẻ nhận thức tốt và biết cách giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan. Nơi đó, trẻ vừa dung hòa được cảm xúc bản thân cũng như với những người khác. Thực vậy, nghiên cứu cho thấy EQ ảnh hưởng đến 67% sự thành công của một người trưởng thành. Không những vậy, dựa trên các nghiên cứu khoa học, có thể thấy: đến 90% EQ của trẻ là được phát triển thông qua dinh dưỡng và dạy dỗ.
THỜI ĐIỂM NÀO BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN EQ CHO TRẺ?
Chúng ta thường nghĩ rằng:trẻ còn nhỏ cứ từ từ mà dạy. Đó sẽ là 1 sự chủ quan.. Bằng chứng khoa học cho thấy lưu lượng máu tới bán cầu não phải là mạnh hơn não trái trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi. Mà bán cầu não phải (hay còn gọi là não phải) – là nơi phụ trách điều hành các hoạt động cảm xúc bao gồm kiểm soát, tham gia vào việc nhận biết và hiểu cảm xúc.
CHÚNG TA CÓ THỂ GIÚP PHÁT TRIỂN EQ CHO TRẺ NGAY TẠI NHÀ?
1. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ:
Gần đây, một hợp chất quan trọng được nhiều nghiên cứu chứng minh có liên quan đến phát triển cảm xúc là MFGM vì nó giúp tăng hiệu quả trong hỗ trợ sự phát triển của tế bào thần kinh và nâng cao trí thông minh cảm xúc EQ.
Do đó, MFGM đã được bổ sung vào nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhằm giúp bé phát triển tốt về EQ như trong sản phẩm Enfa A+. Không những vậy, MFGM khi kết hợp với DHA có trong Enfa cũng giúp tăng cường 3 lần kết nối não bộ , chung tay vào sự tăng trưởng toàn diện của não bộ (cả EQ & IQ)
2. 5 CÁCH NUÔI DƯỠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ CHO TRẺ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp cha mẹ nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ. Bạn không cần làm mỗi ngày hoặc theo thứ tự và chỉ cần nhớ để thực hành với trẻ khi có dịp.
1. Thể hiện cảm xúc đúng, có lí do trước mặt trẻ: Nếu bạn cảm thấy tức giận hoặc buồn, hãy lý giải cho trẻ về cảm xúc của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói, “Mẹ cảm thấy tức giận vì tủ lạnh hỏng. Nhưng mẹ đang cố gắng sửa nó và không nên la mắng người khác.”
2. Khen ngợi cảm xúc tích cực: Khi con thể hiện cảm xúc tích cực như hạnh phúc, vui vẻ, hay tình yêu, hãy khen ngợi và khích lệ con. Ví dụ, “Con đã làm việc tốt khi chia sẻ đồ chơi với bạn.”
3. Dạy trẻ nhận biết sự biết ơn vào cuối ngày trước khi đi ngủ bằng câu nói như “cảm ơn bố mẹ, ngày hôm nay con rất vui” và bạn cũng nói lại với trẻ “”Cảm ơn con vì đã làm cho ngày của mẹ và papa vui vẻ”
4. Mở rộng từ vựng cảm xúc cho trẻ. Thay vì dạy trẻ nói “con buồn”, nó rất rộng. Nó cần dạy rõ ràng mức độ hơn như rất buồn. Dùng khuôn mặt buồn để diễn tả cho trẻ về “con buồn”, vẽ 1 giọt nước mắt lên khuôn mặt là “con rất buồn” và nếu 2 giọt nước mắt là “con buồn lắm”.
5. Tập trung vào giải quyết vấn đề: Khi con đối mặt với vấn đề, hãy hướng dẫn họ cách tìm giải pháp thay vì tức giận hoặc buồn. Ví dụ, “Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?”
Em cảm ơn bác đã viết nhiều bài viết hay và hiệu quả cho những người đang cố gắng học làm cha mẹ của một đứa trẻ như em❤ Bác cho em hỏi con trai nhà em gần 2 tuổi bé phát triển hoàn toàn bình thường, vui vẻ hoạt bát nhưng bé tỏ ra rất sợ sệt đồ chơi di chuyển và phát ra âm thanh, tiếng nhạc. Bác có biết cách nào giúp cải thiện nỗi sợ cho bé không ạ? Vì mỗi lần bé thấy các loại đồ chơi ấy, bé đều ôm chặt lấy người bên cạnh, tim đập nhanh, người bé run rẩy cho dù đồ chơi ở khoảng cách xa, em rất xót nhưng không biết phải làm thế nào ạ. Mong được bác tư vấn.
Chào bạn, trẻ nhỏ có thể có nhiều nỗi sợ khác nhau, và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Lí do thông thường cho điều này là trẻ trước 5 tuổi sẽ không phân biệt được thật và không thật. Đó cũng là lí do trẻ sẽ luôn tin vào điều bạn nói, được nghe, được thấy. VD, khi trẻ được dọa cho vui về ma chẳng hạn, trẻ sẽ tin là có thật. Với trẻ dưới 3 tuổi, việc sợ 1 số đồ chơi nào đó là thường xảy ra như đồ chơi có hình thù lạ (VD, không có tóc hoặc mặc đồ quá sặc sỡ), cũng có thể là 1 số đồ chơi gắn pin có thể di chuyển, hoặc chiếu đèn, phát nhạc. Trẻ sẽ học cách vượt qua nó 1 cách tự nhiên, khi trẻ lớn dần. Điều bạn có thể làm là trấn an bé là được, có thể cho bé làm quen với món đồ chơi đó khi không có pin để trẻ cầm chơi để trẻ bắt đầu quen dần là được. Thực ra nỗi sợ con người sẽ được phát triển và thay đổi bởi cách nhận thức của chúng ta với điều đang sợ hãi. Khi trẻ phát triển nhận thức đa dạng thì nỗi sợ sẽ biến mất. Đừng quá lo lắng. Chúc bé vui khỏe
Bác cho em hỏi, bé gần 4 tuổi nhưng mỗi khi không vừa ý việc gì là bé ném đồ, hét lớn hoặc dặm chân giận dữ. Em đã nhiều lần khuyên nhũ, bố mẹ cũng không có hành vi này với con nhưng con vẫn có thái độ như vậy. Em nên làm sao để giúp con thay đổi ạ
Chào bạn, do trẻ nhỏ chưa đủ ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc mình đang có và thường sử dụng các dạng phi ngôn ngữ như la hét, ném đồ, đánh cha mẹ, thậm chí tự đánh mình hoặc tự vò đầu, bức tai, dặm chân các kiểu…là thường gặp. Cách khuyên nhủ cho trẻ hiểu hay la mắng trẻ, thậm chí khẽ tay đau là không hiệu quả vì thực ra trẻ chưa nhận thức được hành vi của bản thân. Cách đáp ứng này đôi lúc còn tạo cho trẻ nhận ra đó là cách lấy được sự chú ý của cha mẹ và tiếp tục sử dụng cho lần sau. Cách đáp ứng tốt nhất được khuyên là cho trẻ thấy hành vi phi ngôn ngữ này là nhàm chán, thì trẻ sẽ dần tự bỏ nó. Do đó, với các hành vi không phiền phức như dặm chân thì đơn giản bạn bỏ qua, cứ làm việc bạn đang làm hoặc cứ làm điều bạn cần làm với trẻ. Với các hành vi gây phiền phức như đánh đau/cào cấu đau ai đó, ném đồ,… bạn đơn giản nói giọng nghiêm là “Bin, không được làm vậy”, sau đó không nói gì thêm, cũng không cần khuyên hay đôi co, và ngưng tương tác với trẻ trong 5 tiếng đếm thầm (1,2,3,4,5) hoặc cứ tiếp tục làm việc bạn đang làm, sau đó tương tác lại bình thường. Cách đáp ứng trên sẽ tạo cảm giác nhàm chán về hành vi phi ngôn ngữ của trẻ đang dùng và trẻ sẽ tự bỏ nó sau đó. Thực ra đứa trẻ nào cũng rất thông minh. Khi trẻ nhận ra nó không hiệu quả gây chú ý mẹ mình, và nhàm chán thì sẽ biết cách tự bỏ nó như 1 điều hiển nhiên. Hơn nữa, lúc này bạn cũng nên giới thiệu các luật và nguyên tắc vào các hoạt động hằng ngày như lúc ăn, lúc chơi. VD, luật chơi gồm cái gì được phép, cái gì không, hậu quả khi vi phạm và phần thưởng nếu có hành vi tốt. Trẻ con sẽ học được cách làm theo luật khi được cho biết trước và tự bản thân trẻ sẽ biết cách khôn ngoan nhất để quản lý hậu quả xảy ra. Chúc bé vui khỏe.