Bạn biết không! Khi bắt đầu làm cha mẹ, có 1 trạng thái hầu hết ai cũng trải qua, gọi là “Parenthood paradox”. Đây là 1 giai đoạn mà nơi đó cha mẹ cảm thấy có rất nhiều lo lắng, áp lực, cảm thấy bất lực, cảm thấy mệt mỏi, và chán trường với việc chăm sóc trẻ nhỏ. Cảm giác này đi cùng với sự mất ngủ, thay đổi lối sống và dường như mất hết thời gian dành cho bản thân. Gia đoạn này được ví như là “1 khoá đào tạo tiến sĩ” giúp cha mẹ hiểu về sự kì diệu của sự sống. Nó cho chúng ta sự nhẫn nại, chia sẻ và yêu thương. Còn quả ngọt của nó là bạn luôn cảm nhận được hạnh phúc mỗi ngày
Khi nói đến những lo lắng của những người làm mẹ lần đầu, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đã đưa ra 3 nỗi lo lớn và những cách để làm chủ được nó. Khi bạn hiểu và làm chủ được các nỗi lo, bạn sẽ cảm thấy công việc làm mẹ dễ dàng và thoải mái hơn.
NỖI LO TRẺ BỊ BỆNH
Đây có lẽ là nỗi lo lớn nhất và là nỗi “ám ảnh” của nhiều mẹ.
Vậy, để trẻ khỏe mạnh, bạn cần nhớ những điều sau:
1. Trẻ cần được ăn uống đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như snack, nước ngọt…, nhưng được khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau củ vì đây là nhóm chứa nhiều chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ
2. Chế độ ăn của trẻ cũng nên đa dạng các loại sữa chua, thức uống có chứa lợi khuẩn.
3. Sự khỏe mạnh của trẻ không chỉ từ bên trong mà còn từ bên ngoài. Cơ thể trẻ vẫn cần có những cơ hội để tôi luyện và thử thách với môi trường. Đừng quá lo lắng khi trẻ đang chơi có cơn mưa phùng chợt qua, hay cơn gió chợt đến. Việc bao bọc quá kỹ chỉ làm trẻ mất đi kỹ năng sống và tồn tại trong tự nhiên- vốn đã có trong mỗi đứa trẻ.
NỖI LO VỀ VIỆC ĂN UỐNG CỦA TRẺ
1. Vấn đề trẻ bú sữa
Để giảm nỗi lo này, trẻ nên được cho bú mẹ sớm nhất có thể vì đây là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, trẻ bú sữa mẹ thường ít gặp các vấn đề sức khỏe như táo bón hay tiêu chảy, và sữa mẹ luôn cung cấp đủ dinh dưỡng và miễn dịch trẻ khỏe mạnh.
2. Ăn dặm của trẻ
Hành vi ăn uống của trẻ sớm hình thành ngay khi bắt đầu ăn dặm. Do đó, càng nhiều điều tích cực trẻ được học như ngồi trên ghế khi ăn, không TV, điện thoại khi ăn, trẻ càng có hành vi ăn uống tốt và ngược lại. Càng điều tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ như bế rong, cho xem TV, điện thoại khi ăn…thì trẻ càng bướng và biếng ăn sau đó.
3. Trẻ biếng ăn
Nhiều cha mẹ phàn nàn về việc biếng ăn của trẻ. Thực tế, chúng ta thấy nhiều cha mẹ cho trẻ ăn cháo đến 2 tuổi hoặc ép nhiều hơn lượng trẻ cần ăn mỗi ngày. Một vài lưu ý về vấn đề ăn uống của trẻ:
Vị giác của trẻ dưới 1 tuổi sẽ khác trẻ 2 tuổi và 3 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi không nêm gia vị, trẻ lớn lớn có thể nêm gia vị nhưng với lượng vừa phải
Mỗi độ tuổi trẻ cũng có khái niệm về cấu trúc thức ăn khác nhau. Để trẻ không biếng ăn bạn cần thay đổi cấu trúc thức ăn theo đúng độ tuổi của trẻ
NỖI LO VỀ GIÁO DỤC
Nhiều cha mẹ sợ con mình thua kém, nên thường quan tâm giáo dục trẻ rất sớm bằng các cách khắc khe và bài vỡ. Điều này chỉ mang đến cho bạn một đứa trẻ toàn thành tích, nhưng thiếu các kỹ năng sống để biết cách tự lập và hạnh phúc. Vậy đâu là điều bạn nên chọn?
1. Cho trẻ biết sự yêu thương không giới hạn của bạn, nhưng không bằng lời nói, mà chính là hành động và việc làm hằng ngày.
2. Giao tiếp và trò chuyện về cảm nhận của trẻ, chứ không phải là chỉ dành thời gian dạy chữ, dạy toán, tiếng Anh…
3. Cứng rắn trong kỷ luật, nhưng linh hoạt khi trẻ có lí do hợp lý.
4. Cho trẻ không gian quyết định.
5. Biết rõ những giới hạn của bản thân để biết cập nhật và lắng nghe. Cha mẹ không bao giờ là luôn đúng!
Hãy luôn tự tin vào chính bản thân mình vì bạn chính là người mẹ tốt nhất của trẻ và khi đó “tấm bằng tiến sĩ” của bạn lúc này giá trị hơn bất kì tấm bằng nào khác, vì nó được đút kết trên 1 tình yêu lớn. Để kết, tôi muốn chia sẻ lại 1 thông điệo nổi tiếng của Cố Đức Hồng Y Mermillod “Mẹ là người có thể thay thế bất kì ai, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ”. Câu nói này không chỉ khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của người mẹ mà còn muốn nhắc đến thiên chức rất riêng của người phụ nữ.