NHỮNG SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI GIẢI QUYẾT “XUNG ĐỘT” TRÊN BÀN ĂN VỚI TRẺ

Vừa qua tôi đọc được 1 báo cáo nghiên cứu khá hay từ các nhà khoa học tại Mỹ và Đức về cách giải quyết “xung đột” trên bàn ăn của trẻ. Nghiên cứu này cũng cho chúng ta thấy rằng không chỉ cha mẹ VN và cha mẹ ở các nước khác cũng mắc phải những sai lầm khi giải quyết “xung đột” trên bàn ăn với trẻ. Nhưng điều thú vị ở đây là các “xung đột” này hầu hết là do chính cha mẹ tạo ra, không phải do trẻ. Bạn có vướng phải sai lầm nào trong những sai lầm mà nghiên cứu liệt kê không?
1. Khi trẻ không chịu ăn 1 món gì đó, bạn thường la mắng hoặc ép trẻ ăn.
2. Dụ trẻ ăn bằng bằng cách hứa hẹn sẽ cho trẻ món trẻ thích. VD, con ăn hết chén rau này, lát mẹ mua kem cho nhé.
3. Cố che dấu món trẻ không thích bằng cách trộn vào cơm, hay món trẻ thích, hoặc dụ trẻ xem tivi, ipad rồi đút trẻ ăn

TẠI SAO NHỮNG ĐIỀU NÀY LÀ 1 SAI LẦM?

Thực ra, các cách trên có thể có hiệu quả nhưng chỉ tạm thời. Tuy nhiên, nó lại đang dẫn đến một “xung đột” khác lớn hơn và càng khó giải quyết hơn. Khi nghe đến xung đột, bạn sẽ nghĩ ngay đến lựa chọn thứ 1 mới tạo ra xung đột chứ. Đúng! Cách 1 là diễn ra xung đột trực tiếp giữa bạn và trẻ, tuy nhiên 2 cách còn lại sẽ tạo ra “xung đột” sau đó. Trong cách 2, khi bạn giải quyết việc trẻ không chịu ăn một món nào đó mà bạn cho là tốt và bạn dụ trẻ bằng cách cho trẻ món trẻ thích (món mà lúc bình thường bạn không cho hay không muốn trẻ ăn). Lúc này trẻ rất bối rối tại sao như vậy, bình thường mẹ không cho mình ăn và lúc này trẻ tìm cách để hiểu lí do. Và trẻ hiểu rằng: đó là điều kiện để trẻ ăn. Do đó, ở những lần sau trẻ lại càng ương bướng hơn nếu phần thưởng quá ít hoặc không được đáp ứng.
Còn ở cách thứ 3, giấu món trẻ không thích trong món trẻ thích cũng tạo ra 1 xung đột. Trẻ mất lòng tin ở chính mẹ mình và trẻ luôn tìm cách tìm cho ra món mẹ vừa giấu hoặc từ chối không ăn dù bạn đã cố che giấu tinh tế như thế nào.

LÀM SAO ĐỂ BỮA ĂN CỦA TRẺ LÀ 1 NIỀM VUI?

1. Như đã nói ở trên, xung đột không thể giải quyết bằng xung đột. Do đó, nếu bạn đang có những chiến lược sai lầm trên, bạn nên giảm và không nên sử dụng nữa vì nó không phải là cách hiệu quả để trẻ ăn ngoan và tốt hơn.
2. Cho trẻ hiểu bữa ăn là thời gian con cần tập trung vào việc ăn: Nhiều trẻ, thậm chí người lớn chúng ta chưa hiểu bữa ăn là để ăn. Bạn có thể nhìn thấy nhiều người lớn cứ cắm đầu vào điện thoại lúc ăn là do lúc nhỏ họ không được dạy để hiểu về bữa ăn. Để làm vậy, bạn luôn tạo 1 lịch ăn cụ thể, bữa ăn luôn đúng giờ, và để nó thành 1 thứ thường nhật trẻ phải có. Khi trẻ hiểu bữa ăn là để ăn thì các hành vi khác về ăn uống mới có thể học tốt được sau đó.
3. Song song đó, bạn cũng tìm hiểu thêm về những loại thức ăn trẻ đang dùng mỗi ngày. Loại nào tốt, loại nào không tốt. Từ đó, gia tăng cơ hội giới thiệu các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ phát triển thể chất và não bộ, mà còn thân thiện với hệ tiêu hóa để gia tăng hấp thu, cũng như gia tăng đề kháng cho trẻ. Hạn chế các thực phẩm kém lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm giàu đường hoá học, muối không tốt cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm đến lượng đường trong sản phẩm thì loại đường cũng là một tiêu chí đáng chú ý. Chúng ta nên chọn những loại có sẵn/tự nhiên trong thức ăn với vị ngọt thanh dịu, và không nên chứa đường sucrose. Bỡi vì trẻ nhỏ ngày nay đang có khuynh hướng gia tăng ăn những thức ăn ngọt trong những năm đầu đời. Điều này có thể làm gia tăng lượng đường, ảnh hưởng đến vị giác, gây sâu răng và có nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ.
Bên cạnh việc chọn đồ ăn/thực phẩm, sữa cũng là 1 nguồn thực phẩm bổ sung rất quan trọng để hỗ trợ các bé. Tương tự như thực phẩm, khi chọn sữa bạn nên tìm hiểu về những thành phần có trong sữa để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ: như DHA & MFGM là những thành phần tốt cho phát triển não bộ, trí thông minh (IQ) & tình cảm (EQ). Và EQ là một trong những tiêu chí mà xã hội hiện tại rất chú trọng, mà chúng ta nên chú ý phát triển cho trẻ từ sớm; HMO tốt cho đề kháng. Gần đây, chúng ta cũng thường nghe nhắc đến thành phần đạm sữa A2. Thực ra nó là 1 dạng đạm có trong sữa. Báo cáo gần đây của các nhà khoa học Mỹ và Tây Ban Nha cho thấy đạm A2 có cấu trúc an toàn, không gây kích ứng niêm mạc ruột nên dễ hấp thu và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Chính vì vậy mà các thành phần này thường được bổ sung trong sữa cho trẻ nhỏ. Như trong sữa Enfa, ngoài các thành phần kể trên giúp hỗ trợ trẻ phát triển đúng nhu cầu, họ còn chú trọng đến vị ngọt của sản phẩm: Enfa không chứa đường sucrose và có vị nhạt dễ uống, tốt cho trẻ.
4. Tăng sự hứng thú trong bữa ăn và tránh các yếu tố sao nhãng: Tạo hứng thú trong bữa ăn của trẻ là tất cả những điều làm trẻ thích, tò mò và khám phá liên quan đến bữa ăn, thức ăn. Như, tạo thức ăn dạng xiên que, món ăn giòn giòn vui tai, dĩa thức ăn có hình thù trẻ thích… là những chiến lược tốt. Tuy nhiên, cho trẻ đồ chơi cầm chơi khi ăn, hoặc xem TV, Ipad, điện thoại khi ăn là tạo yếu tố sao nhãng cho trẻ ra ngoài bữa ăn và là chiến lược xấu.
5. Việc cấm đoán hoàn toàn các thực phẩm trẻ thích như bánh kẹo, bim bim.. cũng không phải là 1 chiến lược tốt. Mà tốt hơn là bạn nên thiết lập luật lệ cho những món này một cách rõ ràng và nó cũng không phải là điều kiện cho bất kì điều gì. VD, cuối tuần con có thể ăn 2 viên kẹo socola.
Notes
Spielvogel I, et al. The Forbidden Reward. The Emergence of Parent-Child Conflicts About Food Over Time and the Influence of Parents’ Communication Strategies and Feeding Practices. Front Public Health. 2021 Jan 18;8:60470

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây