NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÓ TÌM THẤY TƯƠNG LAI, LẠI CÒN CÔ ĐỘC

NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÓ TÌM THẤY TƯƠNG LAI, LẠI CÒN CÔ ĐỘC
NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÓ TÌM THẤY TƯƠNG LAI, LẠI CÒN CÔ ĐỘC

NHỮNG MẶT KHUẤT TRONG THẾ GIỚI GENZ

Bạn có cảm thấy khó hiểu với tiêu đề của bài viết này? Đó là viễn cảnh đang được mô tả một mặt khuất của thế giới Gen Z. Điều này có thể gây sốc cho những người đang làm cha, làm mẹ như chúng ta. Nhưng sự thật chứng minh rằng: mong muốn bước đi với kì vọng cao, nhưng sợ hãi với tương lai liệu có đạt những kì vọng này. Sự giằng co này tồn tại trong những đứa trẻ.

Trong khi đó áp lực về xã hội cả truyền thống và online đã làm những đứa trẻ thực sự cô độc và dừng chân “khá lâu” để hiểu bản thân. Những bạn gen Z đang phải chịu đựng rất nhiều áp lực, họ nằm giữa cảm giác thành công xuất chúng và sự giằng co liệu có thành công như vậy. Cảm giác khó tìm hướng đi là 1 rào cản lớn trong họ.

Đáng quan tâm tâm hơn, báo cáo của CDC Mỹ cho những năm 2007-2017 và báo cáo gần nhất 2020-2021 đều cho thấy tự tử là nguyên nhân gây chết thứ 2 cho thế hệ này. Phần lớn Gen Z đã bắt đầu trưởng thành! Vậy còn thế hệ Alpha (trẻ sinh từ 2012- nay)- thế hệ nhỏ đang nối tiếp thì sao
Theo GS. Jean Twenge, ĐH San Diego State, Mỹ, trẻ thế hệ Alpha cũng có thể bị ảnh hưởng theo cùng 1 con đường của Gen Z: thế giới cô độc chìm đắm trong công nghệ, mà ảnh hưởng này còn bắt đầu từ rất sớm, và vấn đề về tâm lý vẫn tiếp tục gia tăng và bắt đầu ảnh hưởng trẻ Alpha.

VẬY ĐIỀU GÌ SẼ MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CON CÁI CHÚNG TA?

Liệu pháp giúp cân bằng stress và tìm thấy hạnh phúc cho người lớn và trẻ em

Trong 1 lần tôi tham dự 1 khóa học tại Oxford, khóa học kéo dài 8 tuần và học về 2 liệu pháp giúp cân bằng stress và tìm thấy hạnh phúc cho người lớn và trẻ em. Trước đó, tôi được EU và Scotland NHS cấp cho tôi 1 quỹ 6 tháng học về nghệ thuật trò chuyện với bệnh nhân. Cả 2 khóa học đều nhấn mạnh 2 điểm quan trọng:

• Giúp trẻ tìm thấy tình yêu trong thế giới thực

• Giúp trẻ tìm thấy thế giới thực vui vẻ, đáng khám phá hơn chúng nghĩ.

Bạn biết không! Bên cạnh bài giảng và thực hành, các khóa học này dạy tôi những điều cơ bản: sáng thức dậy chạy bộ, ăn sáng tắt điện thoại, trò chuyện, ăn trưa tắt điện thoại, lại trò chuyện, ăn tối tắt điện thoại, trò chuyện, rồi đi ngủ sớm tắt điện thoại.
Điều thay đổi mà tôi thấy rõ là: tôi dường như quên hẳn việc mở điện thoại, mà khi đó tôi cảm thấy thoải mái vì cũng quên luôn ai nhắn gì, nên lướt mạng đọc gì. Thay vào đó, tôi thích trò chuyện với bạn bè hơn, hỏi thăm những người xung quanh…

Những điều để 1 đứa trẻ có cuộc sống hạnh phúc

1. Mang trẻ về thế giới thực thông qua trò chuyện, vui chơi.

2. Tạo cho trẻ thấy 1 cuộc sống gia đình hạnh phúc- nơi có cha mẹ yêu thương nhau, không cãi vả, cùng yêu thương trẻ, lâu lâu đi chơi, đi dạo cùng nhau.

3. Đừng so sánh trẻ với trẻ khác, thay vào đó tập trung vào phát triển tiềm năng của trẻ, cho trẻ thấy niềm tin của bạn để trẻ xây dựng sự tự tin trong trẻ.

4. Luôn cho trẻ nhận xét công tâm: đúng là đúng, sai là sai. Tuy nhiên, nó cần mang tính xây dựng, công nhận sự cố gắng và điều trẻ làm tốt, nhưng phải cho nhận xét điều trẻ làm chưa đúng, không cho qua hoặc dễ giải. Yêu thương trẻ là cho trẻ hiểu điều trẻ thiếu xót chứ không bao biện. Đứa trẻ phải trải qua rèn luyện sự thất bại, sự chấp nhận nhận xét đúng từ người khác mới là trở thành 1 đứa trẻ kim cương, không gì làm tổn thương được trẻ sau này.

5. Dạy trẻ sống trung thực, công bằng, biết chờ tới lượt.

6. Dạy trẻ biết 3 kỹ năng từ sớm: quản lý thời gian, sống ngăn nắp, kỷ luật và biết phụ giúp việc nhà

7. Xây dựng tình yêu đọc sách cho trẻ

Notes

Ewan Morrison. Have We Overburdened Gen Z With Fears of the Future? 2022. Psychology Today.

CDC. 2023. The Health, United States, 2020-2021: Annual Perspective

5 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào bác, điều em muốn hỏi không cùng chủ đề vs bài bác viết. Nhưng em hi vọng bác chỉ giúp em.
    Bé em 5m24d, bé cứng cổ chưa ngồi vững. Bé có dấu hiệu thèm khi nhìn người lớn ăn, và em đã bắt đầu cho bé ăn cháo rây. Bé không hợp tác ( bé mím chặt môi, quây mặt đi và khóc lớn) em thấy nguyên nhân từ cái thìa và bé không biết đồ ăn đó là gì. (Em nghĩ nguyên nhân do cách đây 2 tuần bé bị bệnh, cho bé uống thuốc và bón sữa bằng thìa cho bé).
    Có cách nào hỗ trợ để bé không còn sợ cái thìa không ạ? ( em đã chuẩn bị sẵn tâm lý ko ép bé ăn, bé ăn ít cũng được ạ, nhưng quan trọng e thấy bé đang sợ ạ).
    Hi vọng được bác chỉ dẫn ạ.

    • chào bạn, thực ra việc chúng ta hay thấy trẻ thích thú khi nhìn thức ăn hoặc ai đó ăn và nghĩ rằng trẻ hứng thú với việc ăn. Nó chỉ là 1 dấu hiệu để biết trẻ chú ý đến việc ăn dặm, nhưng không có nghĩa là trẻ sẽ thích thú hay hiểu việc ăn dặm như thế nào. Do đó, đối với trẻ trải nghiệm ăn dặm là 1 trải nghiệm học hỏi, trẻ cũng không thể tưởng tượng được tại sao việc 1 cái thìa đưa vào miệng và lấy ra. Hơn nữa, việc ăn dặm trước 6 tháng tuổi cũng gặp khó khăn hơn vì trẻ nhận thức ăn dặm chưa đủ, dễ phản kháng. Ngoài ra, như bạn cũng đề cập, trẻ cũng có thể trải nghiệm 1 điều không thoải mái với cái thìa trước đây. Việc bạn chuẩn bị tâm lý về ăn dặm như vậy là đúng, điều bạn cần là cứ thong thả, không cần quá căn thẳng vì sự thật là não bộ của trẻ rất linh hoạt, nghĩa là trải nghiệm mới sẽ dần thay thế trải nghiệm cũ. Nếu trải nghiệm mới vui vẻ, thoải mái thì trẻ sẽ dễ chấp nhận. Hơn nữa, bạn không cần quá tập trung vào ăn dặm của trẻ lúc này, thay vào đó cứ cho trẻ làm quen với thìa ăn dặm và những dụng cụ khác (Bạn cũng có thể chuẩn bị cho trẻ 1 cái thìa mới màu sắc bắt mắt để trẻ hứng thú hơn) cho 1 tuần, khi trẻ đạt đủ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm lại cho trẻ, cứ kiên trì lập lại là được. Chúc bé vui khỏe

  2. Chào bác ạ. Bé gái lớn nhà e năm nay 6 tuổi e mới sinh thêm bé trai 9 tháng nhưng lúc nào bé k hài lòng việc gì hay ba mẹ k làm này làm kia cho con là bé lại kêu ba mẹ k thương con thương e bé thôi phải k? bất kể việc gì bé k được đáp ứng là liền nói câu đó .thì e nên cư xử với con sao cho đúng được bá

    • chào bạn, trẻ tuổi này thường bắt đầu học cách tìm lí do hợp lý cho 1 tình huống. Đây thực ra là 1 phần phát triển của mỗi đứa trẻ. Nói dễ hiểu có nghĩa là: nếu trước kia trẻ chỉ hiểu đơn giản việc làm vỡ cái ly/cốc là va vào bị rớt thì tuổi này trẻ bắt đầu hiểu rằng “nếu đi nhanh sẽ va vào bị rớt và ly/cốc bị vỡ, ngược lại nếu đi chậm/cẩn thận thì không va vào và ly không bị rớt, không bị vỡ”. Nếu hiểu theo cách này, bạn sẽ thấy vai trò của việc tìm lí do hợp lý này là 1 cách để trẻ hiểu thế giới ở góc nhìn khác. Do đó, nếu cách nói chuyện hoặc việc làm chúng ta không rõ ràng có thể làm trẻ tự đưa ra 1 lí do không đúng. VD, bạn nói là “con im lặng để em ngủ” thì trẻ sẽ tự tìm lý do hợp lý là mẹ quan tâm đến em để em ngủ thay vì mình và mẹ không quan tâm mình cũng đang chơi vui. Hoặc 1 hành động ngẫu nhiên như vừa la mắng trẻ lớn thì bé nhỏ khóc thì bạn chạy vào ôm vỗ nói thương thương thì trẻ lớn cũng tìm 1 lý do hợp lí cho hành động này kiểu như “mẹ vừa la mình nhưng lại thương em”. Thực ra việc hình thành lí do hợp lý đó là tự khắc, không phải ý muốn gì của trẻ hoặc cũng không phải là trẻ ganh tị, chỉ là não bộ tìm cách để tạo 1 cách hiểu hợp lý hơn cho 1 sự việc (đó là cách suy nghĩ nhanh thường gặp ở não bộ). Để tránh điều này, bạn cần rõ ràng hơn trong cách diễn đạt là được, cho trẻ lí do cần thiết thay vì chỉ chăm chăm vào giải thích hoặc quát mắng trẻ . VD, khi trẻ nói là “mẹ thương em thôi đúng không, mẹ chỉ la con thôi” thì ngay lập tức bạn cho trẻ biết lí do đơn giản, đừng tranh cãi. Bạn cho trẻ lí do như sau: ” mẹ la con vì con vừa làm rơi cái cốc do con chạy giỡn”. Cho dù trẻ cố đưa ra lí do hợp lý để đổ lỗi thì cứ cho trẻ sự thật về lí do với thái độ không công kích, bình tĩnh và hướng trẻ hiểu về vấn đề. Đó là cách để trẻ sử dụng cách suy nghĩ thứ 2 của não bộ (gọi là suy nghĩ chậm) để hiểu vấn đề. Khi đó, trẻ sẽ có cách hành xử tốt hơn. Chúc bé vui khỏe

  3. Chào các bạn,
    Đây là những lời khuyên dành cho những người cha, người mẹ của những đứa trẻ Alpha. Nó thật sự cần thiết và hữu ích cho chúng ta
    1. Muốn giao tiếp tốt với nhóm trẻ Alpha, bạn cần để các bé tự chủ hơn trong quyết định và luôn cho trẻ có thời gian lựa chọn và khuyến khích trẻ cho lí do tại sao không lựa chọn.
    2. Dùng đòn roi hay la mắng hổ báo trong thế hệ này là không hiệu quả như những thế hệ trước. Thay vì vậy, bạn cần làm mẫu là người mẫu mực và luôn có chính kiến trong quyết định của bạn thì những đứa trẻ alpha mới cảm thấy cần làm đúng và mẫu mực như cha mẹ chúng.
    3. Cấm đoán cũng khó có thể giáo dục trẻ alpha. Đưa ra quy định và luật lệ thỏa hiệp là điều mà những đứa trẻ Alpha rất thích. Chúng sẽ sống có nguyên tắc, nhưng cần được dạy nguyên tắc từ sớm
    4. Trẻ Alpha có thể trở nên sống 1 mình và tự lập hơn vì tính chất của xã hội trong thế giới mới này. Cha mẹ cũng đừng quá xen vào hay quyết định nhiều thứ đến cá nhân trẻ, như cách chọn quần áo, chơi với ai,… Tuy nhiên, bạn có thể quan tâm đến những hoạt động xã hội của trẻ và trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ chúng với bạn. Khi đó, bạn cần khéo léo đứng 1 bên cho trẻ góp ý hay ý kiến, chứ đừng dồn dập phủ quyết, những đứa trẻ Alpha có thể tư duy nhanh và đưa quyết định tốt khi có nhiều ý kiến hổ trợ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây