Gần đây khi tìm hiểu về cách giúp phát triển tiềm năng trí tuệ con người. Tôi có đọc qua quyển sách nổi tiếng của GS Reuven Feuerstein – đây là một học giả vĩ đại người Do Thái, với hơn 2000 công trình nghiên cứu về trí thông minh trẻ nhỏ và ông từng là giám đốc viện Phát Triển Tiềm Năng Con Người tại Israel. Không chỉ vậy, học thuyết nổi tiếng “trải nghiệm học có trung gian” của ông còn được ứng dụng rộng rãi tại hệ thống giáo dục của Israel và hơn 80 quốc gia tiên tiến khác trên thế giới bao gồm Anh và Mỹ để khai mở trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Trong học thuyết này ông nhấn mạnh: vai trò của người trung gian (ở đây là cha mẹ) là không thể thiếu trong việc giúp phát triển trí thông minh của trẻ. Bởi vì khi học điều gì hoặc khi giải quyết vấn đề, chính chất lượng của sự tương tác giữa cha mẹ và trẻ mới thúc đẩy và kích thích phát huy tiềm năng trí tuệ tối đa ở trẻ.
CÁCH GIÁO DỤC GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH THEO GS. FEUERSTEIN
GS. Feuerstein nhất mạnh: trí thông minh của 1 đứa trẻ là không có giới hạn và giãn nở tùy ý; giãn bao nhiêu tùy thuộc vào cách cha mẹ kiến tạo ra sao. Để làm được điều này, khi dạy dỗ trẻ, với tư cách là người trung gian, cha mẹ nên:
1. Đặt niềm tin vào khả năng của trẻ.
• Chỉ khi cha mẹ có đủ niềm tin mãnh liệt là trẻ có khả năng làm được. Chính niềm tin đó của họ sẽ tạo năng lượng tích cực lên con của họ. Khi đó, trẻ cũng tin rằng: trẻ có khả năng làm được
• Đừng bao giờ ngăn cấm trẻ chỉ vì bạn nghĩ những ý tưởng đó thật điên rồ, mất thời gian và không hề quan trọng với trẻ. Luôn cố gắng nhất có thể để giúp trẻ thực hiện những ý tưởng đang nảy ra trong đầu chúng, giúp trẻ tin vào sáng kiến của mình và thực hiện nó bằng mọi giá.
• Đừng bao giờ gắn cho trẻ những cái mác như “ngu ngốc”, “vô dụng” hay “đần độn”.
• Đừng bao giờ làm thay trẻ điều gì
2. Luôn tận dụng các thời điểm trẻ tò mò, muốn tìm hiểu
Đáp ứng tích cực với phản ứng tò mò của trẻ khi trẻ thể hiện cử chỉ quan tâm hay đặt câu hỏi về vấn đề nào đó. VD, khi đọc sách cho trẻ nghe về động vật, bạn thấy trẻ có vẻ quan tâm về loài voi. Đó là lúc bạn và trẻ cùng trò chuyện thêm về loài voi, thậm chí có thể làm cuộc “điều tra nhỏ” về các loài voi.
3. Vai trò chính của người trung gian (ở đây là cha mẹ) là giúp trẻ suy nghĩ chứ không phải là cho trẻ kết quả
Điều này có nghĩa là trong bất kì hoạt động học tập hay vui chơi với trẻ, bạn nên:
• Đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ tư duy và đưa ý kiến của trẻ, thay vì đưa trẻ ngay gợi ý hay đáp án cho vấn đề nào đó.
• Khuyến khích trẻ diễn đạt lại điều trẻ vừa tiếp thu theo suy nghĩ và lời nói của trẻ
• Luôn hỏi trẻ cảm nghĩ về 1 hoạt động hay 1 trò chơi nào trẻ vừa tham gia.
• Gợi ý để trẻ có suy nghĩ logic về 1 vấn đề nào đó.
DINH DƯỠNG VÀ SỰ THÔNG MINH
Bên cạnh nổi tiếng về trí thông minh, nước Israel cũng được biết đến là 1 trong 10 quốc gia có chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới. Đó là kết quả nghiên cứu của TS. Immamura, ĐH Cambridge và kết quả được đăng tải lên tạp san y khoa nổi tiếng Lancet.
Vậy điều gì là đặc biệt trong chế độ ăn của người Do Thái để làm nên những đứa trẻ thông minh.
• Nguồn đạm thường đa dạng: phần lớn là từ thịt gà, cá, hải sản (trừ nghêu, sò, ốc) và đậu các loại. Thực tế, trong phát triển não bộ, chất đạm là rất quan trọng vì nó là nguồn cung cấp các axit amin, đặc biệt là 9 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm hằng ngày. Các axit amin là rất quan trọng cho các hoạt động của não bộ.
• Chế độ ăn trong gia đình người Do Thái cũng khá giàu các nguồn thực phẩm từ thực vật như đậu các loại, rau củ quả, dầu thực vật. Bên cạnh đó, họ ăn ít bơ, và các chất béo không tốt như chất béo bão hòa, hoặc trans-fat. Thay vào đó, họ lựa chọn các chất béo tốt như chất béo omega-3 và omega-6 trong bữa ăn hàng ngày. Những chất béo tốt này có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ. Các chất béo omega-3 giúp xây dựng cấu trúc cũng như hỗ trợ hình thành các kết nối thần kinh. Nghiên cứu từ TS. Stonehouse tại CSIRO, Úc cho thấy chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có liên quan đến sự phát triển tốt các kĩ năng như đọc, ghi nhớ, nhận thức ở trẻ
Bottom line
Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư lớn vào trẻ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Ưu tiên của bạn trong giai đoạn này không phải là kiếm bao nhiêu tiền, mà là biết điều gì cần ưu tiên cho trẻ để giúp trẻ có nền tảng vững chắc và thành công sau này.
Notes
Imamura F, et al. Dietary quality among men and women in 187 countries in 1990 and 2010: a systematic assessment. Lancet Glob Health. 2015;3(3):e132-e142
Howard S. & Martha C. Changing Children’s Minds: Feuerstein’s revolution in the teaching of intelligence. Imaginative Minds. 1996. London.
Reuven Feuerstein et al. Beyond Smarter. 2010. Teacher College Press
hào các bạn, trong một thống kê, tác giả Ingall, từng là học giả ĐH Harvard, viết: Tỷ lệ thành công của trẻ Do Thái là rất đáng nể. Gần 20% người đạt giải Nobel là người Do Thái, 21% đậu vào các ĐH danh tiếng Ivy League là sinh viên Do Thái, 37% đạo diễn giải Oscar là người Do Thái, và hơn 50% giải Pulitzer danh tiếng không ai khác là người Do Thái.
Vậy, tại sao người Do Thái có sự thành công tốt như vậy?
Một số những nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ Do Thái ngay từ nhỏ đã sớm được nuôi dưỡng trong môi trường ươm mầm cho thành công. Vậy câu hỏi được đặt ra là môi trường ươm mầm cho sự thành công của một đứa trẻ là như thế nào?
Môi trường ươm mầm cho sự thành công của trẻ nên trả lời được hầu hết các câu hỏi sau:
● Tôi có thể tạo một ngôi nhà bình yên, không cãi vả cho trẻ không?
● Tôi có thể giúp con mình an tâm hơn bằng cách nào?
● Làm thế nào tôi có thể trao quyền cho con mình để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống?
● Tôi có thể dạy con mình về trách nhiệm như thế nào?
● Làm cách nào để thúc đẩy con tôi thành công?
● Tôi có thể hướng dẫn con mình trở nên tử tế bằng cách nào?
● Làm thế nào tôi có thể truyền cảm hứng để con tôi được đánh giá cao?
Câu trả lời của bạn cho những câu hỏi ở trên cũng chính là đáp án cho sự thành công của trẻ sau này.
Chúc các bạn tuần mới vui vẻ
Chào các bạn, trẻ con người Do Thái ngày từ nhỏ đã được cha mẹ dạy để xây dựng tình yêu với sách. Ngay từ nhỏ, họ đã đọc những câu chuyện và kể về những câu chuyện để khơi gợi sự tò mò của trẻ. Sau đó, cùng trẻ đến thư viện hay nhà sách để tìm đọc về những câu chuyện này. Đó là cách mà cha mẹ Do Thái khơi dậy sự tìm tòi khi trẻ bắt đầu mong muốn khám phá.
A ơi. A cho e hỏi là bé trai nhà e 22 tháng tuổi nhưng bé rất hay dỗi ạ. Ví dụ như đang chơi đồ chơi xếp hình mà xếp ko được cái là la hét, thậm chí vứt đồ chơi ạ, nếu cái gì đó ko vừa ý bé thì bé cũng dỗi khóc, rồi thậm chí la hét ạ. Bé nhà e như vậy có bất thường ko anh? Bé có phải là đứa hay mất bình tĩnh ko anh? Vì bản thân em là mẹ cũng hay mất bĩnh tĩnh, em sợ con giống tính của em nên em lo lắm ạ. Mong a rep cmt của e ạ, e cảm ơn a nhiều ạ!
Chào bạn, không phải, việc trẻ tỏ ra tức giận hoặc khó chịu khi nhận được thất bại, đó không phải là hành vi xấu, nó chỉ đơn giản là trẻ chưa hiểu cách chấp nhận thất bại và kiểm soát cảm xúc khi nó bộc lộ. Khi đó, việc giáo dục, la mắng…chỉ làm trẻ bị nhốt vào cảm xúc, chứ không hiệu quả trong giáo dục trẻ. Điều bạn cần làm là giúp trẻ chấp nhận cảm xúc của thất bại khi nó xảy ra và hướng trẻ đến tìm hướng giải quyết. VD, bạn có thể nói “Bin này, mẹ biết con không vui khi không gắn được vào điểm này, con thử xem khi đặt vào điểm khác sẽ như thế nào?” Cách chúng ta là thừa nhận cảm xúc trẻ có khi thất bại hơn la mắng hoặc dỗ ngọt vì đó là cách trẻ cũng học được về thất bại và cảm xúc của nó. Đây là bài học cũng quan trọng như những bài học về cố gắng và chiến thắng vậy. Khi đó, hướng trẻ đến giải pháp hơn là để cảm xúc dẫn dắt. Khi trẻ hiểu rằng chỉ khi có thái độ tích cực tìm kiếm giải pháp thì trẻ mới hiểu cách để thành công. Về việc bạn lo lắng trẻ có bị di truyền tính nóng tính từ mẹ thì bạn đừng quá lo lắng, sự di truyền này là rất ít. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không kiểm soát cảm xúc tốt thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng và học theo như vậy. Chúc bé vui khỏe.