NẤM LƯỠI: ĐIỀM BÁO TIỀM NĂNG SỨC KHỎE CỦA TRẺ

Gần đây một báo cáo được đăng tải trên tập san y khoa nổi tiếng Nature với tiêu đề “hệ vi sinh vật đường miệng: điềm báo tiềm năng cho sức khỏe của trẻ”. Bạn biết không! Chúng ta không hề có 1 mình, luôn có sự tồn tại của các vi sinh vật và chúng tồn tại phần lớn trên cơ thể chúng ta ở 3 nơi: tồn tại bên ngoài cơ thể ở trên da chúng ta và bên trong cơ thể ở khoang miệng và đường ruột.
Đường ruột được rất nhiều quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, có ít sự quan tâm hơn về sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật ở khoang miệng, đặc biệt bệnh nấm miệng ở trẻ thường dễ bị bỏ qua. Vậy, sự cân bằng của hệ vi sinh vật khoang miệng quan trọng ra sao với trẻ.

HỆ VI SINH VẬT KHOANG MIỆNG

Miệng là cửa vào của hệ tiêu hoá. Các thực phẩm và vi sinh vật cũng theo con đường này mà vào cơ thể. Giống như đường ruột mặc dù có phần khiêm tốn hơn, nhưng miệng cũng có trên 6 tỷ vi sinh vật gồm 700 loài khác nhau gồm nấm, vi khuẩn và vi rút cùng tồn tại. Chúng cũng có loại có lợi, có hại và trung tính. Các nhà khoa học tại ĐH Rochester, Mỹ cho thấy: sự mất cân bằng hệ vi sinh vật khoang miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như gia tăng vấn đề sức khỏe răng miệng, sự viêm nhiễm, kém ăn kéo dài, tăng trưởng kém và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm tiềm ẩn khác.

NẤM MIỆNG TÁI ĐI TÁI LẠI LIÊN TỤC

Rất nhiều mẹ tỏ ra lo lắng khi chỉ mới vài ngày con bị nấm trắng cả miệng. Nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans, là 1 vi sinh vật tồn tại và sinh sống trong khoang miệng với trẻ từ 1 ngày tuổi và tiếp tục phát triển và ổn định trong suốt năm đầu tiên. Chúng có thể chung sống hòa bình, tuy nhiên khi sự mất cân bằng xảy ra và phát triển quá mức chúng có thể dẫn đến sự viêm nhiễm như bệnh nấm miệng ở trẻ. Nó thường gặp với trẻ sinh non hoặc trẻ sinh khỏe mạnh dưới 6 tháng tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở tất cả trẻ lớn hơn 1 tuổi. Vậy vì sao lại xảy ra sự mất cân bằng này?
• Do tăng nguồn nấm từ bên ngoài: như nhiễm nấm từ mẹ trong lúc sinh, hoặc các dụng cụ cho bú hoặc ăn dặm không vệ sinh tốt. Nấm cũng có thể lan truyền thông qua các vật dụng trẻ hay ngậm như ti giả.
• Do mất cân bằng sau mỗi đợt bệnh phải dùng kháng sinh. Bởi vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn.
• Sau bệnh hoặc khi cơ thể của trẻ có hệ miễn dịch suy yếu.
Đó đều là những điều kiện thuận lợi để nấm tăng sinh và gây ra vấn đề viêm nhiễm. Nếu không được chữa trị, tình trạng nhiễm nấm sẽ kéo dài, thậm chí nhiều tháng.
Nấm miệng có thể ảnh hưởng vị giác, khả năng thèm ăn hay ít bú của trẻ. Cũng có thể gây viêm nhiễm lên ti của mẹ khi trẻ bú. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của trẻ và điều kiện mẹ cho trẻ bú.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Xuất hiện những mảng trắng với hình thù kì lạ xuất hiện trên lưỡi, thậm chí phần má trong của trẻ. Nó khó để rửa trôi hoặc chà sạch. Khi nặng, nó có thể gây đau làm trẻ bỏ hay biếng bú/ăn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường hay khóc hoặc khó chịu.

CÁCH PHÒNG NGỪA NẤM MIỆNG

• Không lạm dụng kháng sinh cho cả mẹ và trẻ, chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
• Cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh vì sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng quan trọng mà còn giúp trẻ có hệ miễn dịch khởi đầu khỏe mạnh.
• Khi trẻ ăn dặm, nên bắt đầu giới thiệu đa dạng thực phẩm để trẻ có đầy đủ dinh dưỡng và có hệ miễn dịch tốt.
• Thường xuyên kiểm tra sự xuất hiện các mảng trắng trong miệng của trẻ. Nếu mảng trắng xuất hiện nhiều, gây khó chịu cho trẻ, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn.
Thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ. Có thể dùng loại gạt răng miệng y tế để vệ sinh cho trẻ. Nên chọn loại có chất liệu vải không quá cứng, có tính kháng khuẩn có tẩm sẵn dịch kháng khuẩn chống nấm giúp làm sạch mảng bám, cặn sữa hiệu quả hơn cho trẻ.
Cách thực hiện: rửa sạch tay bằng xà phòng, dùng đầu ngón tay phủ gạt nhúng vào nước ấm và sau đó chà nhẹ nhàng các khu vực trong miệng, đặc biệt như lưỡi và 2 má bên trong.
• Trẻ sơ sinh cũng nên có cơ hội vận động như cho trẻ 1 vài dịp trong ngày nằm sấp lúc chơi đùa với bố mẹ. VD, nằm sấp trên bụng mẹ hay sàn nhà. Điều này không chỉ giúp trẻ làm khỏe mạnh các cơ lớn giúp phát triển vận động mà còn giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Note:
Xiao, J., Fiscella, K.A. & Gill, S.R. Oral microbiome: possible harbinger for children’s health. Int J Oral Sci 12, 12 (2020).

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây