Bạn biết không, theo 1 báo cáo từ các nhà khoa học tại ĐH Oxford thì một trong những nguồn stress lớn nhất của cha mẹ đang có con nhỏ là về sự tăng trưởng của trẻ. Thật ra có đến 90% nguyên nhân trẻ chậm tăng cân hay sụt cân là có liên quan đến thiếu hụt năng lượng. Mà thiếu hụt năng lượng liên quan đến đa dạng các nguyên nhân như: trẻ ăn uống không đủ dinh dưỡng, trẻ ăn các thực phẩm không lành mạnh ít dinh dưỡng dẫn đến gây biếng ăn hoặc ăn ít trong bữa chính như trẻ ăn bim bim quá nhiều, hoặc do tiêu hao năng lượng quá nhiều do mức độ vận động cao, hoặc do trẻ thường xuyên bị bệnh. Khi bệnh, cơ thể trẻ phải gia tăng sản xuất các thành phần cho hệ miễn dịch để chống trả lại tác nhân gây bệnh. Đó cũng là nguyên nhân sau 1 đợt bệnh chúng ta thấy trẻ thường sụt cân hoặc tăng cân chậm là điều dễ hiểu. Nếu tình trạng chậm tăng cân hay sụt cân này kéo dài có thể làm trẻ bị chậm tăng trưởng cũng như ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và nhận thức của trẻ.
Vậy, như thế nào là trẻ đang tăng cân khoẻ mạnh?
Tăng cân khỏe mạnh không đơn giản chỉ là những con số về cân nặng của trẻ qua từng tháng. Mà tăng cân khỏe mạnh là khi đứa trẻ đó đạt được đủ dinh dưỡng và năng lượng để duy trì các chức năng hằng ngày như vận động, vui chơi, học hỏi để phát triển. Không chỉ vậy, khi trẻ tăng cân khỏe mạnh thì cơ thể trẻ luôn có đủ năng lượng và sức đề kháng tốt để chống trả lại các tác nhân gây bệnh cũng như ít mắc các bệnh vặt hơn. Và một khi trẻ có sức đề kháng tốt thì thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn, trẻ cũng nhanh chóng bắt kịp đà cao lớn bằng bạn bè và tăng cân tốt trở lại. Chính điều này tạo ra một chu trình khỏe mạnh bền và vững cho sức khỏe của trẻ.
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ GIÚP TRẺ TĂNG CÂN KHOẺ MẠNH:
1. Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn cân bằng với đa dạng các nhóm thực phẩm.
2. Duy trì tín hiệu no-đói hằng ngày cho trẻ. Để làm vậy, bạn nên cho trẻ ăn đúng giờ các bữa chính và bữa phụ, thậm chí cả những ngày trẻ bị bệnh. Khi đó trẻ sẽ ăn uống ngon miệng và dễ chấp nhận ăn những món mới hơn.
3. Giúp trẻ có cơ hội vui chơi và vận động hợp lý. Tưởng rằng vận động làm trẻ tiêu hao thêm năng lượng, nhưng thực tế vận động và vui chơi hợp lý sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn và duy trì cân nặng khỏe mạnh so với trẻ ít vận động hoặc dành quá nhiều thời gian nằm dài chơi Ipad hoặc xem TV.
4. Giúp trẻ có giấc ngủ đầy đủ. Giấc ngủ tốt sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái. Những nhà nghiên cứu tại ĐH Otago, New Zealand, cho biết: trẻ ngủ không tốt thường liên quan đến sự mất cân bằng năng lượng hơn so với trẻ ngủ đủ.
5. Hạn chế việc trẻ ăn các thực phẩm kém lành mạnh như bánh kẹo, bim bim,… suốt cả ngày vì những thực phẩm này thường ít dinh dưỡng, không tốt cho trẻ. Hơn nữa, điều này cũng ảnh hưởng đến tín hiệu no đói của trẻ cũng như làm trẻ không nhận đủ năng lượng và dinh dưỡng trong bữa chính.
6. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho trẻ. Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong ngày như trái cây, hạt ăn dặm, sữa… Trong đó, trái cây nên đa dạng loại và có thể tăng các yếu tố kích thích giác quan của trẻ như dạng trái cây xiên que hoặc trái cây dĩa cho 1 ít siro dâu hoặc 1 muỗng kem tươi. Còn sữa, trẻ có thể uống 2 hộp/ngày (300-400ml) vào buổi sáng, hoặc chiều tan học hoặc những lúc vui chơi – những thời điểm năng lượng trẻ xuống thấp, để giúp trẻ duy trì năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng.
7. Ưu tiên chọn những loại thực phẩm tiện cho trẻ kể cả trong lúc hoạt động hoặc đi học ở bên ngoài, cũng như có những thành phần dinh dưỡng hỗ trợ đề kháng, tiêu hoá của trẻ. Như trong sữa bột pha sẵn Dielac Grow Plus, ngoài chứa đạm whey với nhiều axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu và tăng cân khỏe mạnh, còn có hỗ trợ đề kháng của sữa non, công thức đã được nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh Dưỡng giúp giảm 60% tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ.
8. Hãy tạo một bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong gia đình, điều này không chỉ giúp gắn kết tình cảm mà còn giúp trẻ phát triển và tăng trưởng tốt hơn. Nhóm nghiên cứu của TS. Montgomery, BV Hoàng Gia London nghiên cứu trên 1300 gia đình và nhận thấy: những trẻ thường xuyên sống trong môi trường căng thẳng có ít hormone tăng trưởng hơn và chậm phát triển hơn các bé sống trong môi trường thoải mái và vui vẻ.