LÀM MẸ KHÔNG MÀU HỒNG NHƯ CHÚNG TA NGHĨ

Làm cha mẹ có thực sự là màu hồng
Làm cha mẹ có thực sự là màu hồng

CÓ CON KHIẾN CUỘC SỐNG CỦA BẠN KHÁC ĐI RẤT NHIỀU

Có 1 điều mà nhiều người phụ nữ phải thừa nhận rằng có con dường như khác hẳn những điều họ được xem, được nghe và được thấy. Có thể bạn nghĩ rằng có con sẽ có nhiều thời gian vui chơi cùng con, dẫn trẻ đi check-in vui vẻ, nhưng thực tế là trẻ khóc la suốt ngày, không chịu chụp hình, toàn bám mẹ không làm được gì hết. Một báo cáo tại Anh cho thấy: khi là mẹ của những đứa trẻ dưới 5 tuổi, những người phụ nữ bị mất gần 80% thời gian không thực sự là của bản thân họ!

Vậy, có phải khi làm cha mẹ, họ thực sự đang đánh mất nhiều thứ hơn trước đó?
Thực ra, không phải vậy! Làm cha mẹ có thể sẽ làm chúng ta mất đi nhiều thứ: có thể là thời gian riêng của bản thân, tiền bạc, công sức. Tuy nhiên, không có gì mất đi mà không có ý nghĩa đằng sau nó. Và cũng không có điều gì tự nhiên biến mất, mà thực ra nó chỉ chuyển sang 1 trạng thái khác, một dạng năng lượng khác – mà nơi đó không còn là cuộc sống cá nhân hoặc cuộc sống chỉ 2 vợ chồng, mà là cuộc sống của gia đình có vợ chồng và con cái.

Trở lại nghiên cứu tại Anh được nhắc ở trên, gần 80% thời gian người phụ nữ mất đi đã biến thành thời gian yêu thương, dạy dỗ những đứa trẻ đang lớn từng ngày. Đó là 1 biến đổi rất đáng nể!

LÀM CHA MẸ CÓ THỰC SỰ LÀ MẤT ĐI NHIỀU THỨ

Chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, mất tự do khi làm cha mẹ, nhưng ngược lại khoa học đã cho chúng ta biết những người cha mẹ sẽ có được những thứ mà khi họ làm cha mẹ.
1. Nếu như trước kia bạn là 1 người thích làm gì thì làm thì bây giờ bạn là 1 người biết đâu là sự ưu tiên. Bạn hiểu rằng điều gì là ưu tiên cho gia đình, điều gì là cần cho gia đình và những đứa trẻ. Bài học nhận biết về ưu tiên là khó cho đến khi họ biết rằng có thứ quan trọng hơn cả chính họ.
2. Nếu như trước kia bạn hở tí là bỏ cuộc, khó tí là tìm kiếm giúp đỡ thì bây giờ bạn là 1 người tự cường hơn bao giờ hết. WHO từng nhấn mạnh về sự tự giúp đỡ của người phụ nữ khi mang thai và nuôi con. Họ trở nên mạnh mẽ hơn trong tìm kiếm thông tin, giải pháp và sự tự tin trong bản thân. Điều này chỉ có được khi họ thực sự yêu 1 ai đó hơn chính họ.
3. Nếu như trước kia bạn dễ bị cuốn hút bởi cái gì đó, hoạt động gì đó, câu nói gì đó, ai đó thì bây giờ bạn trở nên lí trí và suy nghĩ tốt hơn. Bạn không dễ bị làm tức giận vì 1 câu nói của ai đó, và bạn cũng không dễ dàng chi 1 số tiền cho 1 hoạt động vô nghĩa. Lúc này, bạn rèn luyện được sự đánh giá và đưa quyết định bằng lí trí hơn là được dẫn dắt bởi số đông hay cảm xúc.
4. Nếu như trước kia bạn hay nghĩ về bản thân mình trước, thì bây giờ bạn biết nghĩ về người khác hơn. Thực ra đó là 1 biến đổi lớn về tình yêu. Ngay từ lúc mới sinh ra mỗi con người chúng ta được phát triển theo cách yêu bản thân như 1 cách tự nhiên. Và tất cả loài vật đều phát triển điều này. Tuy nhiên, con người phát triển tình yêu của họ không dừng ở bản thân, mà là với những người khác. Tình yêu của họ phát triển lên con cái, người thân, thậm chí những người xung quanh. Đó là tình yêu lớn! Đó mới là cốt lõi để xã hội loài người phát triển.

5. Nếu như trước kia bạn cảm thấy khó chịu, tiếc nuối, đau khổ khi mọi thứ không đi đúng kế hoạch thì bây giờ bạn biết về giới hạn và buông bỏ. Khi bạn nuôi con, bạn hiểu rằng đứa trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những hạn chế khác nhau về cả vận động, ngôn ngữ và nhận thức. Và thậm chí mọi thứ được lên kế hoạch đều đúng y như sách vở thì đứa trẻ cũng có thể sẽ cho bạn 1 kết quả khác biệt vì mỗi đứa trẻ là khác nhau. Không bao giờ có 1 người mẹ hoàn hảo, và đừng trách bản thân khi bạn không hoàn hảo như ai, mà chỉ cần 1 người mẹ hiểu biết và biết linh động uyển chuyển. Đó mới là người mẹ tốt! Chúng ta chỉ cần 1 người mẹ tốt đã đủ nuôi lên 1 đứa con tuyệt vời mà không cần 1 người mẹ hoàn hảo.

5 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, thiên chức vĩ đại mà tạo hóa chỉ ban cho những người phụ nữ là được mang thai và sinh ra những thiên thần đáng yêu. Chỉ khi đã mang thai và làm mẹ mới hiểu hết nỗi khó nhọc của mang thai 9 tháng 10 ngày là như thế nào? Bạn biết không, từ khi mang thai đến khi đứa trẻ chào đời, cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi và nguy hiểm. Trong giai đoạn này, tim và phổi của họ phải làm việc 150%, thận phải kiệt sức để lọc máu mỗi ngày. Trong 1 bài đăng của tạp chí khoa học Scientific American, họ ví cơ thể của người phụ nữ mang thai là như đang trải qua 1 cuộc chạy marathon, nhưng mà họ phải chạy đến 9 tháng 10 ngày. Không chỉ vậy, sau sinh họ còn phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và căn bệnh không dễ dàng gì như trầm cảm, trí nhớ cá vàng, đau cổ tay… Và sau đó họ còn 1 chặng đường dài với rất nhiều thời gian, công sức và tuổi thanh xuân để nuôi dạy đứa trẻ thành người. Do đó, là 1 người phụ nữ, bạn có quyền tự hào về bản thân mình, vì những đóng góp to lớn không chỉ cho hạnh phúc gia đình mà còn cho thế giới này. Chúc các bé vui khỏe.

    • Chào bạn, đọc sách cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khác người lớn chúng ta. Trẻ không đọc sách từ trang đầu đến trang cuối. Khi đọc sách cho trẻ bạn cần quan tâm điều trẻ muốn nghe và câu chuyện trẻ thích sẽ thảo luận. Buổi đọc sách không đơn thuần là từ 1 phía ở bạn và trẻ chỉ là thụ động ngồi nghe. Trẻ cần là người chủ động từ việc chọn sách, chọn nhân vật muốn được mẹ kể, chọn trang sách trẻ cảm thấy thích… Tất cả những điều này là quan trọng để hình thành văn hóa đọc của trẻ từ sớm và trẻ sẽ tự yêu thích đọc sách ch khi trẻ lớn hơn. Bên dưới là 1 tài liệu hay (có tiếng Việt) nhằm hướng dẫn cha mẹ cách đọc sách và làm sao xây dựng tình yêu sách của trẻ từ nhỏ. Tài liệu cũng cho bạn 1 số câu trả lời cho những câu hỏi xoay quanh việc đọc sách cho trẻ nhỏ như: 1. Chọn sách như thế nào hợp với trẻ ở mỗi độ tuổi; 2. bạn nên chuẩn bị gì trước đọc sách
      cùng con? 3. Trẻ dễ bị phân tâm, làm thế nào để
      thu hút sự tập trung của trẻ? 4. Tôi nên làm gì nếu trẻ muốn lật sang trang tiếp theo khi câu chuyện chưa kết thúc? 5.Trẻ thích tôi đọc cùng một cuốn sách nhiều lần, điều đó có ổn không? Và sẽ còn nhiều băn khoăn khác nữa. Hầu hết các câu hỏi này đều sẽ được giải đáp trong tài liệu này. Bạn có thể đọc tài liệu này ở đây: https://api.pccr.tw/uploads/108_c534441499.pdf Chúc bé vui khỏe

  2. Bác cho mẹ cháu xin tư vấn với ak, bé 20th nhưng rất bướng, ko xin bất cứ thứ gì dù là rất muốn, ko cho thì ăn vạ. 20th nhưng ko chịu nói, cháu ko xem điện thoại, tv

    • chào bạn, tôi chia câu hỏi bạn thành 3 ý trả lời. [1] đầu tiên nên hiểu về sự đòi của trẻ. Trẻ tuổi này bạn nên bắt đầu dạy trẻ về giới hạn. Dưới 2 tuổi trẻ hiểu giới hạn thông qua thái độ của cha mẹ, nghĩa là thái độ 1 là 1, 2 là 2, cho là cho, không là không của cha mẹ. Nếu chúng ta không rõ ràng, hoặc thay đổi quyết định theo ý trẻ muốn thì đứa trẻ sẽ rất khó hiểu giới hạn. Khi không hiểu về giới hạn trẻ sẽ đòi hỏi vô hạn. Thực ra, khi thiết lập nguyên tắc giới hạn, đứa trẻ nào cũng cảm thấy khó chịu lúc đầu, nhưng khi trẻ hiểu nó là thứ duy nhất cần tuân theo để mọi việc được diễn ra thì trẻ rất thông minh để làm tốt nó. [2] Khi trẻ đòi 1 thứ và thường la khóc, thì đó là cách mà đứa trẻ thường dùng, nghĩa là trẻ dùng cách phi ngôn ngữ. Phi ngôn ngữ là la hét, khóc, thậm chí đánh người khác, hoặc bản thân. Song song với dạy trẻ thiết lập giới hạn ở trên, bạn cần dạy trẻ về sử dụng ngôn ngữ để diễn tả điều trẻ muốn. Như, dạy trẻ 1 số câu ngắn để nói như “con ghét”, “con muốn …”, “con không muốn”… Khi trẻ dùng dạng ngôn ngữ và bạn muốn cho thì nên cho trẻ và khuyến khích trẻ như “đúng rồi, cái chén, Bin con muốn lấy cái chén đúng không?” Đánh tay dạng hoan hô với trẻ để trẻ hiểu bạn đang tích cực đáp ứng và lấy cho trẻ cái chén. Tại sao cần các bước này? Vì nó giúp trẻ được khích lệ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt điều trẻ muốn. [3] Về giúp trẻ học nói, bạn có thể khuyến khích trẻ giao tiếp theo 1 số gợi ý như hình đính kèm. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây