KHÔNG CHỈ NGƯỜI LỚN MÀ TRẺ EM CŨNG STRESS

Đó là tiêu đề của tờ báo New York Times được đăng gần đây. Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao trẻ ăn uống khó khăn hơn trẻ khác? Đôi lúc ăn nhưng có vẻ trẻ không tăng trưởng tốt? Tại sao nhiều lúc trẻ ương bướng khó hiểu? Tất cả những điều này có thể liên quan đến những cảm xúc không thể giải tỏa khi đó của trẻ. Thực ra trẻ con cũng chịu cùng nguồn stress như người lớn chúng ta. Như khi bạn cảm thấy bực bội vì trời nóng thì trẻ cũng như vậy, đôi lúc bạn cảm thấy chán ăn thì trẻ cũng như vậy. Thêm vào đó, do thiếu ngôn ngữ để diễn đạt và cha mẹ cũng không hiểu các cảm xúc trẻ có để chấp nhận các khó khăn trẻ gặp, điều này dẫn đến trẻ cảm giác như bị “bỏ mặc” và càng trở nên stress hơn.

TRẺ HAY KHÓC HOẶC BỘC LỘ CẢM XÚC BỞI MỘT LÝ DO TƯỞNG CHỪNG NHƯ VÔ LÝ. TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY?

Phát triển cảm xúc là một phần quan trọng của trẻ lúc nhỏ và là cơ hội tốt giúp trẻ nhận ra cảm xúc bản thân cũng như biết cách giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan hơn. Và nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân cũng như với những người khác. Đó chính cách để trẻ xây dựng năng lực trí tuệ cảm xúc, hay thường được gọi là EQ. Đừng bỏ qua những lúc này hoặc cho rằng trẻ con chỉ bướng bỉnh, phá phách mà bỏ mặc trẻ. Đây là 2 điều bạn nên làm để giúp trẻ quản lý cảm xúc tốt hơn.

Đừng bỏ mặc, hãy cùng trẻ chấp nhận cảm xúc trẻ có.

Khi trẻ khóc tức tưởi vì một lý do tưởng chừng như vô lý nào đó. Lúc này, bạn nên bế trẻ ra 1 góc, ngồi xuống để mắt bạn và trẻ ngang bằng nhau và nói với trẻ: “Con có thể khóc, mẹ sẽ đợi. Khi nào khóc xong, nói với mẹ rồi chúng ta đi tiếp”. Nói xong, bạn đừng đôi co hay cố dụ dỗ để trẻ nín khóc sớm hơn, chỉ cho trẻ thấy mẹ đang đợi cảm xúc của trẻ tan biến. Bài học ở đây đứa trẻ học được là tự quản lý cảm xúc bản thân và có trách nhiệm để kết thúc nó. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng: cơn khóc của trẻ cho những lần sau sẽ giảm và số lần khóc vô cớ sẽ ít dần.

Giúp trẻ điều tiết cảm xúc bằng dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng cho thấy có ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. BS Hyland, Cleveland, Mỹ từng nhấn mạnh: “Một chế độ ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động và mức độ hiếu động của trẻ. Nó ảnh hưởng đến hành vi vì lượng đường trong máu của chúng giống như tàu lượn siêu tốc lên xuống cả ngày”. Do đó, nên xây dựng thói quen ăn ít ngọt cho trẻ từ sớm, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm, sữa có vị nhạt dễ uống và không nên chứa đường sucrose. Không những vậy, một thành phần có trong sữa mẹ là MFGM thì các nhà khoa học lại phát hiện nó có liên quan đến hoạt động phát triển trí tuệ cảm xúc EQ của trẻ: giúp tăng khả năng tập trung, điều hoà cảm xúc và hành vi ở trẻ nhỏ. Và khi có sự kết hợp của cả MFGM và DHA lại cho thấy có sự tăng các mối nối thần kinh liên quan đến trí tuệ & cảm xúc ở trẻ.

Cùng trẻ tận hưởng sự tĩnh lặng

Bạn sẽ nghĩ rằng, trẻ con biết gì đâu mà cảm nhận tĩnh lặng. Nhưng không, thật ra trẻ con vốn là bậc thầy trong phát triển kỹ năng tĩnh lặng vì trẻ ít bị ảnh hưởng bởi cuộc sống như người lớn chúng ta. Khi trẻ được dạy để lắng nghe và cảm nhận sự tĩnh lặng của tự nhiên, trẻ sẽ biết cách để tránh các rắc rối trong cảm xúc.
Cách làm khá đơn giản. Dành thời gian cuối tuần hay 1 buổi chiều trong tuần, cùng trẻ đi dạo công viên hoặc 1 nơi ngoại thành. Sau buổi đi dạo, cùng trẻ ngồi chơi trên băng ghế và nói về điều gì đã nghe và thấy. Lắng nghe cách trẻ hiểu và nói về nó là đủ. Đó là kỹ thuật phản xạ lại điều trẻ cảm nhận và nghe thấy trong tĩnh lặng.
Như, Mẹ Teresa từng nói “Cuộc sống nảy nở trong im lặng của cây cỏ, hoa lá; vũ trụ xoay chuyển trong im lặng của mặt trăng, mặt trời và các vì sao. Và con người cũng cần tĩnh lặng để đổi mới bản thân.”

TẠI SAO CÓ TRẺ ĂN UỐNG TỐT, CÓ TRẺ KHÔNG?

Thực ra, không phải lỗi của trẻ mà do cha mẹ chúng ta thiếu thấu hiểu sở thích và nhu cầu của trẻ:
• Mỗi trẻ có đáp ứng khác nhau với lượng ăn và mùi vị thức ăn và điều này luôn thay đổi. Việc rập khuôn các bữa ăn làm trẻ chán. Thậm chí, khi bạn giới thiệu hoài món trẻ đã thích cũng làm trẻ chán.
• Khi thấy trẻ ăn ít, bạn lo lắng và áp lực. Nhớ rằng, trẻ cũng áp lực y như bạn. Do đó, bạn càng ép, dụ trẻ ăn, trẻ càng trở nên ương bướng, stress và nỗi sợ về bữa ăn bắt đầu phát triển.
• Hệ tiêu hoá không tốt cũng có thể làm trẻ chán ăn, mất hứng thú thử món mới.
Những mẹo để trẻ ăn uống tốt trên bàn ăn
• Về giao tiếp: cho trẻ lựa chọn 1 trong 2 hơn là cho trẻ quá nhiều lựa chọn. VD. Thay vì nói “con ăn rau nhé” thì hãy nói “cà rốt hoặc susu con lấy cái nào?”. Khi có lựa chọn cụ thể trẻ cảm thấy bản thân có trách nhiệm để thực hiện nó và trẻ cũng tập trung vào lựa chọn.
• Về đa dạng bữa ăn: bạn nên kiên nhẫn giới thiệu đa dạng thực phẩm, món trẻ thích và cả món trẻ không thích. Làm các bữa ăn sáng tạo. Não bộ trẻ vốn linh hoạt, càng nhiều trải nghiệm trẻ sẽ học được ăn uống đa dạng hơn.
• Giúp trẻ có 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh:
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh không chỉ giúp trẻ ăn uống tốt hơn mà còn hỗ trợ phát triển cảm xúc của trẻ vì hệ tiêu hoá là nơi có đến 90% hormone hạnh phúc được tạo ra. Do đó, để trẻ có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh bạn nên:
• Cho trẻ ăn đúng giờ, tránh ép trẻ ăn để trẻ phát triển tín hiệu no đói tự nhiên.
• Phân bổ bữa chính – phụ một cách hợp lý.
• Cho trẻ 1 chế độ ăn đa dạng. Đặc biệt là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như: các chất xơ dễ hoà tan, thành phần đạm A2 từ New Zealand có cấu trúc an toàn với niêm mạc ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu khỏe.
Để trẻ khoẻ mạnh, phát triển tốt cả về cảm xúc và trí tuệ. Thì bố mẹ đừng bỏ mặc mà hãy quan tâm, giúp trẻ nhận ra và học cách kiểm soát cảm xúc của trẻ. Thêm vào đó, thiết kế bữa ăn lành mạnh và xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ. Ưu tiên lựa chọn nguồn thực phẩm, sữa tốt cho tiêu hoá cũng như có bổ sung các dưỡng chất như DHA & MFGM giúp trẻ phát triển thông minh IQ và tình cảm EQ. Như trong sữa Enfa, ngoài các thành phần kể trên giúp hỗ trợ trẻ phát triển đúng nhu cầu, họ còn chú trọng đến vị ngọt của sản phẩm: Enfa không chứa đường sucrose và có vị nhạt dễ uống, tốt cho trẻ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây