KHI TRẺ ƯƠNG BƯỚNG BẠN NÊN LÀM GÌ?

Bạn nghĩ điều nào dưới đây là hiệu quả với trẻ khi trẻ ương bướng hay làm điều gì đó chưa đúng?
• Làm trẻ sợ để trẻ không tái phạm bằng la mắng, thậm chí khẽ thật đau vào tay trẻ
• Bình tĩnh khuyên nhủ, giải thích điều đó là không được phép.
• Cho trẻ thấy thái độ giận dữ, không được phép.
Thực ra, tất cả những điều trên sẽ không hiệu quả với 1 đứa trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ vẫn sẽ lập lại, tái phạm cùng 1 cách như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra trước đó. Tại sao như vậy?
Điều này được giải thích là do trẻ không nhận thức được hành vi đó là sai, là chưa đúng. Đơn giản trẻ sẽ lập lại đúng hành vi đó như cách trẻ làm ban đầu. Việc đánh mắng, khuyên nhủ không phải là cách để giúp trẻ nhận ra hành vi. Trẻ cần 1 dạng thông tin hiệu quả hơn cho não bộ của trẻ học. Đó là thông tin dạng nguyên nhân- hệ quả. Thông tin dạng này giúp mọi đứa trẻ nhận ra hành vi tốt hơn và biết cách “để làm tốt hơn” để tránh hệ quả. TS. Carolyn, ĐH Washington giải thích: cha mẹ không cần phải suốt ngày chạy theo trẻ la hét hay đánh đòn để ngăn trẻ làm cái này cái kia, ngược lại hãy nhàn hạ truyền đạt về nguyên nhân-hệ quả với trẻ và trao quyền cho trẻ xử lý. Đứa trẻ vốn rất thông minh và luôn biết cách đánh giá tốt hơn bất kì ai và sẽ chọn đúng hệ quả tốt nhất cho trẻ.
Có 2 dạng hệ quả nên dạy trẻ:
1. Hệ quả tự nhiên: nó xảy ra như kết quả tự nhiên của vấn đề.
Hệ quả tự nhiên nên là dạng hệ quả có thể kiểm soát tốt về an toàn, không gây vấn đề nguy hiểm cho trẻ và tránh gây các vấn đề liên quan đến tổn thương tâm lý như kì thị hình thể.
Đây là 1 số ví dụ bạn có thể tham khảo.
VD, trẻ ngủ dậy trễ, không chịu sinh hoạt cá nhân nhanh, thì trẻ đi học trễ và bị thầy cô phạt.
Đó là hệ quả tự nhiên
VD, trẻ đòi mở hộp mực mà không mang bao tay, thì tay trẻ dính mực và phải đi rửa tay.
Đó là hệ quả tự nhiên
Là cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái, không muốn trẻ gặp vấn đề trong bất kì tình huống nào. Và luôn tìm cách la mắng, cảnh báo để bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể làm trẻ mất đi cơ hội nhận ra vấn đề. Vấn đề có kiểm soát, an toàn và không tổn thương là có đủ cân trọng để dạy trẻ bài học về thay đổi hành vi. Trẻ con vốn rất thông minh, thậm chí quá thông minh đến nổi trẻ hiểu rằng “cha mẹ sẽ luôn kiểm soát các vấn đề cho trẻ”. Do đó trẻ trở nên bị động khi có vấn đề. Do đó, một khi trẻ nhận ra vấn đề có thể xảy ra, và hậu quả đạt được không mong muốn, trẻ sẽ tìm cách để làm tốt hơn. Đó là sự thông minh của 1 đứa trẻ.
2. Hệ quả có điều kiện: nó xảy ra với 1 điều kiện
Để hệ quả có điều kiện hiệu quả, điều kiện phải phù hợp độ tuổi và phải đủ cân trọng với mong đợi của trẻ để buộc trẻ suy nghĩ đưa ra quyết định. Hệ quả có điều kiện phải được thông báo trước và có thể kết hợp với kỹ thuật 1,2,3 magic để cho trẻ có thời gian đưa ra quyết định.
VD1, trẻ vào siêu thị lựa chọn rất nhiều bánh kẹo. Lúc này, bạn la mắng bắt trẻ chỉ được chọn 1 gói bánh hay 1 gói kẹo. Bạn sẽ mất cả tiếng để kì kèo với điều này. Thay vào đó, hãy bắt đầu cho trẻ hệ quả có điều kiện. Chọn 1 hoặc con sẽ không có gì – đó là điều kiện và hệ quả bạn nên nói rõ cho trẻ. Để làm dễ cho trẻ đưa ra quyết định, bạn có thể áp dụng kỹ thuật 1,2,3 magic ở đây. Như, bạn nói “Bin, con có 2 phút để đưa ra quyết định, chọn chỉ 1 trong những món này. Nếu không, chúng ta ra về và không mua gì”. Bạn bắt đầu bấm điện thoại cài thời gian cho trẻ biết 2 phút là như thế nào. Khi kết thúc, nếu không có cái nào được chọn, bạn nên ra về với trẻ mà không có gói kẹo nào được mua dù trẻ có bướng bỉnh ra sao.
VD2: Trẻ ăn rất lâu, mất tập trung và luôn mất cả tiếng gồng hồ để ăn xong. Bạn có thể bắt đầu dùng hệ quả có điều kiện. Tuy nhiên, nó cần phải nói cho trẻ trước bữa ăn. Điều kiện và hệ quả là: sau 30 phút, con ăn không hết cơm, rau, thịt, canh (quy định càng rõ các thành phần càng tốt), thì con sẽ không được chơi ABC đến ngày mai (đây phải là thứ mà có đủ cân trọng để buộc trẻ đưa ra quyết định). Khi kết thúc, bạn kiên quyết thực hiện hệ quả theo điều kiện.
Để thành công cho chiến thuật hệ quả có điều kiện này, bạn phải đủ cứng rắn, và kiên định thực hiện hệ quả với trẻ và trở nên miễn nhiễm với mọi chiêu trò cầu xin của trẻ. 1,2 lần đầu sẽ khó khăn do gặp phải phản kháng của trẻ. Nhưng, 1 lần nữa tôi muốn nhắc lại điều này: đứa trẻ vốn rất thông minh. Khi nhận ra hệ quả của cha mẹ là không thể thay đổi, đứa trẻ sẽ biết cách làm tốt hơn.
[*] Tất cả các bé từ 18 tháng tuổi trở lên đều có thể tuân thủ nguyên tắc về nguyên nhân-hệ quả tốt. Với các bé dưới 18 tháng tuổi, do khả năng tập trung ngắn, cha mẹ có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
1. Hướng trẻ đến hoạt động khác.
2. Vì phần lớn trẻ bướng bỉnh trong giai đoạn này là chủ yếu muốn lôi kéo sự chú ý của cha mẹ về các hoạt động trẻ làm, do trẻ thiếu ngôn ngữ, nhận thức chưa hoàn chỉnh, nên đôi lúc rất ương bướng và khó chịu. Bạn vẫn có thể dùng cách nguyên nhân-hệ quả. Tuy nhiên, hệ quả lúc này chính là thái độ của cha mẹ. Thái độ không hứng thú với hành vi trẻ làm sẽ cho trẻ 1 hệ quả nhàm chán, không vui, không đủ cân trọng để lôi kéo sự chú ý cha mẹ. Lúc này trẻ sẽ tự bỏ.
VD, trẻ hay giơ tay đánh vào mặt của cha mẹ, hay bất kì ai.
Nếu hành vi không đáng ngại, không đau. Lúc này, bạn nên nghiêm mặt, không tương tác với trẻ 5 tiếng đếm thầm hoặc tiếp tục làm công việc bạn đang làm. Sau đó tương tác với trẻ lại bình thường.
Nếu hành vi gây đáng ngại (VD, đánh vào mặt ông bà), hoặc đánh đau, bạn nên nghiêm mặt và nói “Bin, không được đánh vậy, mẹ đau”, không tương tác với trẻ 5 tiếng đếm thầm hoặc tiếp tục làm công việc bạn đang làm. Sau đó tương tác với trẻ lại bình thường.
Cả hai cách đáp ứng trên đều cho trẻ 1 hệ quả nhàm chán, không được chú ý bởi cha mẹ. Trẻ con vốn thông minh, và biết chọn phương án tốt hơn để chú ý cha mẹ. Do đó, trẻ sẽ tự bỏ nó mà không cần đòn roi, hay la mắng nào.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây