HÀNH VI TRẢ TREO HAY LÁO XƯỢC CỦA TRẺ NHỎ

“HÀNH VI TRẢ TREO HAY LÁO XƯỢC CỦA TRẺ NHỎ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG ĐIỀU TRẺ XEM ONLINE MỖI NGÀY”
Đây là lời cảnh báo gần đây của nhóm các chuyên gia tại Verywell Family. Ngày nay hầu hết mỗi nhà đều có TV kết nối internet hoặc 1 chiếc smart phone, do đó trẻ con được cho xem TV, youtube, tittok … quá sớm và trở nên dễ dàng tiếp xúc với rất nhiều ngôn ngữ hay cách hành xử chưa được chọn lọc. Trong độ tuổi phát triển ngôn ngữ sớm trước 8 tuổi, trẻ rất dễ tiếp nhận và sử dụng nó mà chưa đủ hiểu là nên nói hay không.

KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU TRẢ TREO VÀ TẠI SAO TRẺ LẠI TRẢ TREO?

Trả treo là một hành vi thường gặp ở trẻ sau 1 năm khi học nói, thường từ 3 tuổi trẻ bắt đầu biết cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc trẻ có. VD, trẻ thể hiện sự tức giận và không đồng ý có thể hét lên: con ghét mẹ! Lớn hơn, trẻ có thể biết cách điều chỉnh cho phù hợp nội dung như “sao mẹ bắt con làm chứ! mẹ không thương Bin à” Thực ra, nó không phải xấu và không phải không thể sữa chữa. Nó chỉ là cách trẻ còn “vụng về” trong sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình.
KHI NÀO HÀNH VI NÀY ĐÁNG QUAN TÂM?
Khi trẻ có những hành vi sau:
+ Trả treo đi với các hành động như đánh, mắng đồ vật hay làm đau người khác.
+ Trả treo đi kèm với nói dối và không trung thực.
+ Trả treo vẫn tiếp diễn sau 12 tuổi

LÀM SAO GIÚP TRẺ KHÔNG CÒN TRẢ TREO NỮA?

1. Khi trẻ trả treo và vấn đề không lớn và không đáng quan tâm, bạn im lặng bỏ qua và tỏ vẻ không ủng hộ những lời này của trẻ. Trẻ sẽ sớm không sử dụng nó nữa.
2. Khi trẻ từ 4 tuổi trả treo dạng hứa hẹn, VD như “được rồi để con làm”. Thực ra, trẻ chỉ nói nhưng không thực hiện như lời hứa. Lúc này, bạn đừng tiếp tục tranh cãi hay bắt ép trẻ làm, bạn chỉ đơn giản cho trẻ thời gian thực hiện và hậu quả của việc không thực hiện như “con có 5 phút để trả điện thoại lại bàn của mẹ. nếu không, sau 5 phút mẹ sẽ cất nó và con sẽ không được chơi đến ngày mai, mẹ bắt đầu bấm giờ”.
3. Khi giao tiếp với trẻ, bạn đừng ra lệnh mà hãy nói cho trẻ hiểu, hướng dẫn khi trẻ cần, cho trẻ biết luật và hậu quả rõ ràng, không đôi co hay trả treo với trẻ. Đó là những điều trẻ học về giao tiếp với người khác kể cả bạn. Hãy nhớ rằng bạn là tấm gương soi chiếu hành vi của trẻ mỗi ngày.
4. Như đã đề cập sớm ở đầu bài, bạn nên xem xét các loại hình video, các kênh xã hội online mà trẻ đang xem hay đang theo dõi… liệu nội dung có phù hợp với trẻ hay không. Phần lớn các ngôn ngữ rác trẻ trước 8 tuổi sẽ học từ những thứ mà trẻ xem online mỗi ngày. Nếu phát hiện, bạn nên khóa các kênh đó khỏi danh sách xem của trẻ và giới hạn thời gian xem trên màn hình điện tử của trẻ.
5. Với các trẻ có hành vi phức tạp như đi kèm với nói dối hay không trung thực, bạn nên cho trẻ biết bạn biết tất cả điều trẻ đang nói. Với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, bạn chỉ cần cho trẻ thấy bạn biết điều trẻ nói là không đúng thì trẻ sẽ tự điều chỉnh và nói thật hơn. Với trẻ lớn hơn 5 tuổi, khi biết trẻ đang trả treo với điều chưa đúng, bạn nên cho trẻ biết là bạn biết trẻ nói chưa đúng và cho trẻ thời gian và sự lựa chọn. VD, trẻ nói “con quên, được chưa?”, bạn nên đáp ứng “được rồi, ai cũng sẽ có lúc quên, cả mẹ cũng vậy, quên 1 lần là có thể chấp nhận, nếu quên lần thứ 2 thì không thể chấp nhận. Con có thể chọn quên làm lần thứ 2 và sẽ không được chơi với nó nữa cho 1 tuần hoặc con chọn làm nó và mẹ xem việc con quên lần đầu như 1 tai nạn.”

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây