GIA ĐÌNH – TÀI SẢN VÔ GIÁ KHÔNG THỂ ĐỊNH GIÁ BẰNG VẬT CHẤT

GIA ĐÌNH - TÀI SẢN VÔ GIÁ KHÔNG THỂ ĐỊNH GIÁ BẰNG VẬT CHẤT
GIA ĐÌNH - TÀI SẢN VÔ GIÁ KHÔNG THỂ ĐỊNH GIÁ BẰNG VẬT CHẤT

Bạn có từng nghĩ rằng thành công phải gắn liền với nhà cao, xe sang, tài sản kếch xù?

Bạn có ngưỡng mộ ai đó chỉ vì họ giàu có?

Bạn có vô thức so sánh bản thân với người khác qua những gì họ sở hữu?

Khi muốn thể hiện tình yêu với con hay người thân, bạn có chọn quà cáp, tiền bạc thay vì thời gian và sự quan tâm?

Nếu câu trả lời là “có”, có lẽ vật chất đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn nhiều hơn bạn tưởng. Khi để vật chất dẫn dắt, lòng tốt trở thành sự trao đổi, sự cho đi đi kèm kỳ vọng được đáp lại, còn những khoảnh khắc yêu thương dần bị quy đổi thành giá trị vật chất.

HẠNH PHÚC TỪ VẬT CHẤT – NGẮN NGỦI VÀ KHÔNG BỀN LÂU

Nghiên cứu cho thấy niềm vui từ việc sở hữu đồ vật chỉ thoáng qua. Giống như cơn khát không bao giờ được giải, càng có nhiều, con người lại càng muốn nhiều hơn. Khi đó, một sự “đủ đầy” sẽ không bao giờ đủ.

Nhưng điều gì thực sự mang lại hạnh phúc lâu dài? Đó là những giây phút bên gia đình, sức khỏe tốt, những trải nghiệm ý nghĩa. Ngay cả khi có tiền, đầu tư vào những điều này vẫn mang lại giá trị hơn nhiều so với chạy theo những món đồ mới.

NUÔI DẠY CON BẰNG VẬT CHẤT – MỘT CÁI GIÁ ĐẮT

Nhiều bậc cha mẹ thưởng phạt con bằng quà cáp mà không biết rằng họ đang gieo mầm tư duy vật chất vào trẻ. Một nghiên cứu tại Đại học Missouri cho thấy trẻ em được thưởng bằng đồ vật dễ mất đi động lực nội tại – chúng làm mọi thứ chỉ để nhận quà, chứ không phải vì yêu thích hay tự hào về bản thân.

Lớn lên, những đứa trẻ này có xu hướng gặp khó khăn tài chính, ít hài lòng với cuộc sống và thậm chí đối mặt với vấn đề trong các mối quan hệ. Việc cha mẹ dùng vật chất để điều khiển hành vi con trẻ có thể để lại hậu quả lâu dài hơn họ tưởng.

TÌNH YÊU, TRẢI NGHIỆM & ĐỘNG LỰC – NHỮNG THỨ TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng:

  • Dành thời gian chất lượng bên con, cùng con tham gia các hoạt động ý nghĩa.
  • Khuyến khích, động viên con không chỉ khi thành công mà cả trong quá trình nỗ lực.
  • Trò chuyện, lắng nghe con để trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà không cần đến quà cáp.

Những điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực nhiều hơn là đơn giản mua cho con một món đồ, nhưng chính là cách giúp trẻ hiểu rằng giá trị thật sự không nằm ở vật chất mà ở sự kết nối giữa con người với nhau.

GIÁO DỤC LÒNG BIẾT ƠN – CHÌA KHÓA CHO HẠNH PHÚC

Lòng biết ơn không chỉ giúp trẻ bớt phụ thuộc vào vật chất, mà còn khiến chúng hạnh phúc hơn. Hãy giúp con hình thành thói quen này từ sớm:

  • Dạy con trân trọng: Khuyến khích trẻ nói lời cảm ơn và nhận ra giá trị của những điều giản dị xung quanh.
  • Cho con cơ hội được cho đi: Để con cảm nhận niềm vui từ việc giúp đỡ người khác.
  • Làm gương: Cha mẹ hãy thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày để con noi theo.

Trong một thế giới đầy cám dỗ vật chất, khi chúng ta dùng trái tim và thời gian để yêu thương con, con cũng sẽ học cách dùng trái tim và thời gian để yêu thương lại. Và đó là thứ dù có bao nhiêu tiền cũng không thể mua được. Như, vị Tỷ Phú tự thân Carlos Slim, người từng được tổ chức Oxfam (Anh) ước tính phải mất 220 năm để tiêu hết số tiền đang có nếu mỗi ngày ông tiêu thả ra 1 triệu đô, từng nói: “gia đình là thứ mà tiền bạc trên thế giới này không thể mua được.” Đừng để gia đình trở thành một thứ có thể định giá.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây