Đừng ra lệnh, hãy nói để trẻ hiểu

Tất cả cha mẹ đều có cơ hội trở thành 1 khuôn mẫu giáo dục tốt cho trẻ, thông qua cách nói chuyện với trẻ, cách mà chúng ta đáp ứng với hành vi của trẻ. Nhớ rằng, khi chúng ta dùng lời nói hổ báo cấm đoán, ra lệnh cho trẻ, thì trẻ sẽ dùng cách hổ báo và ra lệnh với những người khác, thậm chí với chính bạn khi bạn trở nên già. Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh trẻ, ảnh hưởng đến cách đáp ứng và hành vi của trẻ trong cuộc sống. 

Đây là những tình huống quen thuộc hằng ngày nhưng nếu chúng ta chú ý và thay đổi cách hành xử từ những điều nhỏ quen thuộc này, nó lại mang lại giá trị và bài học rất lớn với trẻ

1. Đi đứng phải cẩn thận chứ!

Cách nói khác:

“Con có nhớ bạn Rùa làm sao thắng bạn Thỏ không? Chính nhờ vào sự kiên trì, cẩn thận và chậm rãi bước đi, không quá hấp tấp vội vàng. Con nghĩ chúng ta cần quan sát và đi chậm lại giống bạn Rùa không?”

2. Suỵt! Im lặng nào

Cách nói khác:

[Giọng bạn nhỏ lại và nói]: Nàng công chúa Lọ Lem sẽ nói thỏ thẻ khi bước vào bữa tiệc có nhiều người xung quanh. Con làm được không con?

3. Thật xấu hổ, toàn làm sai

Cách nói khác:

Lúc nhỏ cha cũng không biết làm. 

Con biết chỗ nào con không làm được không?

4. Nín ngay, không mua gì hết, ở nhà có một đống rồi

Cách nói khác:

Nào, hãy nín khóc, cầm khăn lau hết nước mắt. 

Nói mẹ nghe con muốn cái gì? Tại sao con muốn nó?

[Nếu trẻ không nín hoặc vẫn lè nhè] 

Con sẽ nín khóc nói mẹ nghe hay mẹ sẽ ra tính tiền ngay bây giờ, và mẹ không nghe nữa?

5. Trễ giờ rồi, đi thôi con

Cách nói khác:

“Con muốn chúng ta đi bây giờ hay chúng ta chơi thêm 5 phút nữa rồi sẽ đi?”

6. Không được, nguy hiểm, con còn nhỏ không được chơi [Khi trẻ đòi chơi trò chơi nào đó]

Cách nói khác:

“Mẹ thấy nó không an toàn, con có thể té ngã đau. Con có thể chơi, nhưng sẽ chơi cùng mẹ. Được chứ!”

Để kết, tôi muốn nhắc lại câu nói của Mẹ Teresa “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy về nhà và yêu thương gia đình mình” Câu nói này thật sự ý nghĩa và rất cần thiết cho những người đang trong cuộc sống gia đình như chúng ta.

4 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

    • Cách tối ưu nhất là hỏi ý kiến của trẻ: “Nói mẹ nghe con muốn cái gì? Tại sao con muốn nó?” sau đó khi bạn đã hiểu được mong muốn của trẻ mới có thể giảng giải được

  1. Nếu bé khó chịu ko vừa ý những điều mẹ ko cho làm trước bé hay đánh bame, nhưng dạo này bé chuyển qua là tự đánh bản thân, quăng đồ nữa ạ thì nên làm sao bs?

    • chào bạn, do trẻ nhỏ chưa đủ ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc mình đang có và thường sử dụng các dạng phi ngôn ngữ như đánh, la hét, đánh cha mẹ, thậm chí tự đánh mình hoặc tự vò đầu, bức tai…là thường gặp. Cách khuyên nhủ cho trẻ hiểu hay la mắng trẻ, thậm chí khẽ tay đau là không hiệu quả vì thực ra trẻ chưa nhận thức được hành vi của bản thân. Cách đáp ứng này đôi lúc còn tạo cho trẻ nhận ra đó là cách lấy được sự chú ý của cha mẹ và tiếp tục sử dụng cho lần sau. Cách đáp ứng tốt nhất được khuyên là cho trẻ thấy hành vi phi ngôn ngữ này là nhàm chán, thì trẻ sẽ dần tự bỏ nó. Do đó, với các hành vi không phiền phức như tự cào, vò đầu, đánh bản tản thân thì đơn giản bạn bỏ qua, cứ làm việc bạn đang làm hoặc cứ làm điều bạn cần làm với trẻ. Với các hành vi gây phiền phức như đánh đau/cào cấu đau ai đó, bạn đơn giản nói giọng nghiêm là “Bin, mẹ đau, không được làm vậy”, sau đó không nói gì thêm, cũng không cần khuyên hay đôi co, và ngưng tương tác với trẻ trong 5 tiếng đếm thầm (1,2,3,4,5) hoặc cứ tiếp tục làm việc bạn đang làm, sau đó tương tác lại bình thường. Cách đáp ứng trên sẽ tạo cảm giác nhàm chán về hành vi phi ngôn ngữ của trẻ đang dùng và trẻ sẽ tự bỏ nó sau đó. Thực ra đứa trẻ nào cũng rất thông minh. Khi trẻ nhận ra nó không hiệu quả gây chú ý mẹ mình, và nhàm chán thì sẽ biết cách không tự làm đau bản thân và tự bỏ nó như 1 điều hiển nhiên. Chúc bé vui khỏe.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây