Điều trị cúm A H1N1 như thế nào? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

điều trị bệnh cúm H1N1
điều trị bệnh cúm H1N1

Cúm H1N1 là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên. Đây là loại cúm lây truyền rất nhanh từ người này sang người khác hoặc từ vật mang virus biến thể lây bệnh sang người. Vậy điều trị bệnh cúm H1N1 như thế nào? 

Phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1

Điều trị H1N1 không phức tạp như nhiều người nghĩ, nhưng căn bệnh này khá nguy hiểm khi bùng phát thành dịch. Nguyên tắc chung khi các bác sĩ áp dụng điều trị H1N1 bao gồm:

  • Cách ly hoặc bệnh nhận tự chủ động cách ly trong trường hợp phát hiện ra có những biểu hiện của cúm H1N1 như: sốt, đau viêm họng, họng có đờm, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy. Thời gian cách ly là  7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh.
  • Nếu bệnh có những biểu hiện nhẹ thì dùng thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp, dùng các loại thuốc này cho cả những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
  • Sử dụng phương pháp điều trị hỗ trợ đối với những người bị nặng, có thể yêu cầu bệnh viện tuyến trên giúp đỡ với những trường hợp này.

Sử dụng thuốc điều trị cúm H1N1

Hai loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cúm H1N1 hiện nay là Tamiflu và Relenza. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh cúm này đều tự khỏi và không cần bất cứ một loại thuốc nào. Để tránh cho việc lạm dụng thuốc khiến virus H1N1 biến đổi và tăng đề kháng chống thuốc, WHO khuyến cáo chỉ nên sử dụng Tamiflu và Relenza trong những trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng và dùng với những người có nguy cơ nhiễm cúm cao. Tất cả các trường hợp còn lại, WHO không khuyến khích sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1
Phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1

Tamiflu và Relenza thường được sử dụng khi cúm đã bùng phát thành vùng dịch, lan rộng ra trên cộng đồng, người bệnh có kèm theo những triệu chứng sau đây thì mới cần sử dụng thuốc: tụt huyết áp, khó thở, tím tái, ho ra đờm sẫm màu, đặc hoặc có máu, tức ngực, sốt cao liên tục trong 3 ngày. Ở trẻ em, các triệu chứng nặng của bệnh sẽ nguy hiểm hơn như khó đánh thức, người lờ đờ, không chạy nhảy vui đùa.

Một điểm bất lợi của việc sử dụng thuốc chống virus đó là khó đem lại hiệu quả đối với bệnh nhân số đông. Trên thực tế, Tamiflu và Relenza chỉ hoạt động theo nguyên tắc kìm hãm sự phát triển của virus H1N1 trong cơ thể người bệnh, chứ không tiêu diệt được virus hoàn toàn. Thời gian tác dụng của thuốc là 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng của cúm, theo chuyên ngành thì đó là thời gian virus vừa mới xâm nhập vào cơ thể, tồn tại ở trong máu và chuẩn bị xâm nhập vào các tế bào của các cơ quan hô hấp.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ để giảm những biến chứng của H1N1 gây nên ở người bệnh, bao gồm:

  • Hạ sốt: Sử dụng paracetamol để hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 39oC.
  • Suy hô hấp: Sử dụng các loại kháng sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Cho người bệnh thở Oxy và nằm gối đầu cao từ 30-45o
  • Suy đa phủ tạng: Đây là biến chứng nặng nề của H1N1 cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời.

Giúp giảm nhanh triệu chứng cúm bằng IgYGate F

Được phát triển bởi Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản, sản phẩm Viên ngậm IgY Gate F là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học trong hơn 20 năm.

Viên ngâm IgYGate F có chứa kháng thể Ovalgen F là người bạn đồng hành của mỗi gia đình giúp bạn tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể theo mùa; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm; đặc biệt nếu đã mắc cúm sử dụng viên ngậm giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt… . Sử dụng viên ngậm mỗi ngày, bạn sẽ không còn phải lo lắng về sức khỏe của bản thân cũng như mỗi khi tới những chỗ có nguy cơ lây cúm cao như trường học, chợ, những nơi công cộng đông người.

Sản phẩm hiện được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô trên toàn quốc.

Những phương pháp phòng bệnh cúm H1N1

Nắm được phương pháp phòng bệnh cúm H1N1, bạn sẽ có khả năng ngăn ngừa được virus cúm mỗi khi đến mùa hoặc có dịch. Đối với những người có nguy cơ dễ bị bệnh nặng hoặc lây nhiễm, như sức đề kháng kém, hệ hô hấp yếu, khi có những biểu hiện như sốt cao do cúm, đau ngực cần đến những trung tâm y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra,  trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cần chú ý tới những vấn đề sau để việc phòng bệnh cúm H1N1 hiệu quả:

Những phương pháp phòng bệnh cúm H1N1
Những phương pháp phòng bệnh cúm H1N1
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh.
  • Hạn chế chùi tay lên mắt, mũi miệng, đưa tay vào miệng cắn móng tay…
  • Che miệng mỗi khi sổ mũi, hắt hơi hoặc sử dụng khăn để thấm tiết dịch của cơ thể lây lan ra tay, cơ thể và các vật dụng, mọi người xung quanh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện của bệnh cúm như ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt…
  • Hạn chế đến những nơi có khả năng lây lan bệnh cao như những nơi công cộng đông người, bể bơi, công viên, trường học, lễ hội. Nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn chín uống sôi và kết hợp vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý đó là cần phải đảm bảo nơi ở, nơi làm việc luôn được khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên lau dọn bằng những loại nước tẩy rửa có công dụng diệt khuẩn như cồn 70 độ, nước Javel, … Điều này rất cần thiết bởi virus cúm H1N1 có khả năng tồn tại ở môi bên ngoài rất lâu. Virus sống được từ 1 đến 2 ngày trên các đồ gia dụng thông thường như giường, tủ, bàn, ghế thậm chí là trên điện thoại di động, 12 giờ trên quần áo, 5 phút trong lòng bàn tay. Trong môi trường nước virus H1N1 có thể sống tới 4 ngày, ở trong môi trường lạnh 0 độ C, virus có thể tồn tại trong vòng 1 tháng. Do đó, việc vệ sinh môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết để đẩy lùi dịch cúm H1N1.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây