DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN

Dạy con tính kiên nhẫn
Dạy con tính kiên nhẫn
Ngày nay có rất nhiều người trẻ thông minh, sáng tạo và giỏi giang. Nhưng một điều mà nhiều bạn trẻ ngày nay không giữ được, đó là sự kiên nhẫn và đợi đến lượt. Tôi từng gặp nhiều người đã rồ máy xe chạy khi đèn đỏ còn 3 giây nữa, và hầu như ai cũng chạy khi còn đúng 1 giây; chỉ có 1 số ít người từ từ chạy khi đèn xanh bật tín hiệu.
Tôi cũng chứng kiến một bạn trẻ cố len vào quầy tính tiền, mặc dù mọi người đã xếp hàng trước đó. Cũng gần đến lượt anh này rồi, nhưng anh ta chen, đẩy hàng hóa người trên lên và xếp hàng hóa mình vào. Kết thúc là một sự tranh cãi và đánh nhau.

CÓ NÊN DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN?

Tính kiên nhẫn sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, có thời gian không gian cho trẻ suy nghĩ. Các bé 2.5 tuổi có thể suy nghĩ và so sánh giữa 2 lựa chọn. Tính kiên nhẫn còn giúp sự tư duy phát triển, tạo nên tính cách ôn hòa và chịu lắng nghe khi các bé lớn.
Gs.Kumst, S., ĐH Maastricht, Hà Lan cho biết: Dạy tính kiên nhẫn cho các bé có thể bắt đầu bằng việc dạy bé biết tôn trọng sự thỏa thuận giữa bé và 1 ai đó. Ví dụ, bạn nên dạy bé thỏa thuận với bạn 1 điều gì đó mà cả bạn và bé phải tôn trọng thỏa thuận này để làm theo.
Trong 1 thí nghiệm đơn giản về 1 loại kẹo dẻo (Marshmallow), trẻ được giao kèo 1 thỏa thuận với cô giáo là sẽ được 2 viên kẹo nếu bé đợi đến khi cô vào phòng trở lại mà trẻ chưa ăn viên kẹo thứ 1. Trẻ có thể học cách giữ thỏa thuận, có không gian suy nghĩ về lựa chọn, có sự trì hoãn hành động để giữ đúng thỏa thuận.
Trẻ cũng học hỏi tính kiên nhẫn từ chính bố mẹ của bé. Hãy đừng làm trẻ mất kiên nhẫn vì sự mất kiên nhẫn của bạn.

ỨNG DỤNG SỰ THỎA THUẬN ĐỂ RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN NHẪN

TRONG VIỆC ĂN: Trẻ cần được biết bạn có kiên nhẫn cho bé ăn. Nhưng đừng thể hiện như thế này: Mẹ bực lắm, nãy giờ con ăn gần 1 tiếng rồi, mẹ quá kiên nhẫn với con rồi. Thay vì như vậy, đơn giản, bạn quy định 20 phút cho bữa ăn phụ, 30 phút cho bữa ăn chính. Và thỏa thuận với trẻ thời gian này, nếu con ăn không hết mẹ sẽ cất.
TRONG VIỆC ĐÒI ĐỒ CHƠI: Việc bé hay vòi đồ chơi hoặc giành đồ chơi là thông thường ở trẻ con. Hãy thỏa thuận con sẽ được chơi trong 20 phút, sau đó đến lượt bạn. Nếu không giữ đúng thỏa thuận, con sẽ không được chơi món đồ chơi này nữa mãi mãi.
TRONG ĐI NGỦ: 20 phút nữa, mẹ sẽ tắt đèn, mẹ nghĩ con có đủ thời gian hoàn tất vài trang truyện/sách con đang xem và có đủ thời gian “chúc ngủ ngon” gấu Tedy và Giầy Bum. Giao kèo vậy nhé!
TRONG ĐI DẠO: Con có thể chạy chơi, nhưng không chạy quá cây cột kia xa tầm mắt mẹ, con có thể nghịch nước ở vòi, nhưng không đi gần cái hồ. Con có thể hỏi mẹ những điều con không biết, nhưng không được hỏi mẹ lúc đang lái xe. Ta giao kèo vậy nhé!
TRONG VIỆC HỌC HÀNH: Điểm 6 là một điểm không xấu, nhưng mẹ nghĩ con có thể lấy điểm 8 chỉ cần con học lại chỗ này. Mẹ không cần con có điểm 10, mẹ mong muốn con có 2 điểm 8, gia đình mình sẽ đi công viên cuối tuần nhé. [Việc học hành là khá áp lực với các bé, đặc biệt các bé từng bị chê hoặc mất căn bản trong việc học, việc cha mẹ đưa ra những thỏa thuận nhỏ hơn, thực tế hơn và chỉ cho bé cần cố gắng chỗ nào, sẽ tốt hơn là thỏa thuận lớn.

3 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, một điều cũng rất quan trọng nên dạy trẻ từ nhỏ đó là giúp trẻ xây dựng tính kỷ luật từ sớm. Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King’s College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand đã cho thấy những đứa trẻ nào đã được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ thường có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.
    Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển và hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi và gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà liệu trẻ có trở nên buông bỏ hay kỷ luật sau đó. VD, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.
    Đây là những điều cha mẹ nên làm để duy trì tính kỷ luật cho trẻ:
    a. Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định
    Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.
    Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.
    b. Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ
    c. Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.
    Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.
    Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, thì một khi chê công cụ này gọi là xem thường. Chúc các bé vui khoẻ

  2. Anh ơi, bé 4 tuổi nhưng rất nóng tính mỗi khi không vừa lòng việc gì là con hét lớn, khó chịu, mất bình tĩnh. Em nên làm sao để con thay đổi vậy ạ

    • Chào bạn, trẻ nhỏ thường thiếu ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc trẻ đang có, nên thường dùng dạng phi ngôn ngữ như la hét, giơ tay đánh người khác như cha mẹ hoặc tự đánh bản thân là rất thông thường. Để giúp trẻ có hành vi tốt hơn, bạn nên bắt đầu giới thiệu luật lệ và nguyên tắc cho trẻ. VD, luật chơi, nguyên tắc nói chuyện. Luật chơi thì nên rõ ràng cái gí được phép, cái gì không (VD, khóc lè nhè đòi chơi lại khi hết lượt, chơi ăn gian, giành lượt…), chơi đẹp và chơi không đẹp là như thế nào, hậu quả nếu vi phạm và phần thưởng nếu có hành vi đúng khi chơi. Còn nguyên tắc nói chuyện như không nói khi vừa ăn vừa nói, không nói khi khóc, … Tất cả điều này đều được nói cho trẻ trước. Tại sao giới thiệu luật và nguyên tắc là quan trọng với trẻ. Vì độ tuổi này, trẻ phát triển tính độc lập cao, khi trao quyền để trẻ quyết định, trẻ sẽ làm theo luật rất tốt. Song song đó, bạn nên dạy trẻ 1 số câu để thể hiện cảm xúc, VD, con giận vì …, con không thích vì… Khi sử dụng ngôn ngữ tốt thì trẻ sẽ ít các hành vi bằng phi ngôn ngữ. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây