DẠY NHỮNG ĐỨA TRẺ YÊU THƯƠNG

Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ vừa tôn vinh 9 câu chuyện về 9 gia đình nổi tiếng có những anh chị em yêu thương, đoàn kết và tất cả họ đều trở thành những người vang dội bậc nhất trong xã hội nước Mỹ. Như chị em nhà Wojcicki trở thành nhà khoa học, CEO của Youtube và CEO của công ty công nghệ gen hàng đầu thế giới. Hay, anh em nhà Emanuel đã chinh phục y học, chính trị và Hollywood. Anh em nhà Simmons là họa sĩ, rapper và ông trùm truyền thông. Những anh chị em nhà Srinivasan là một thẩm phán, một quan chức y tế công cộng và một doanh nhân, còn các anh chị em Gay viết sách, điều hành các công ty và thiết kế những cây cầu. Điểm chung của các gia đình này là họ không hẳn xuất phát điểm là lớn lên trong 1 gia đình giàu có, nhưng tất cả họ đều lớn lên trong 1 gia đình có cha mẹ yêu thương, quan tâm, luôn ưu tiên đầu tư giáo dục và hơn hết họ luôn được dạy cách yêu thương lẫn nhau. Trong gia đình họ không có sự phân biệt, sự thiêng vị hay không công bằng nào. Họ đều nhận ra sự thành công của bản thân sẽ không là gì đáng kể, cũng chẳng hạnh phúc gì, Chỉ khi những người anh chị em ruột của họ cũng cùng nhau thành công và sống hạnh phúc. Đó mới là 1 gia đình với tình yêu bền vững. Và đây cũng là bài học quan trọng mà chúng ta cần dạy trẻ:

DẠY NHỮNG ĐỨA TRẺ YÊU THƯƠNG

Thực ra là cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình được vươn xa, thành công và chung sống hạnh phúc. Tuy nhiên, việc dạy các con yêu thương và đoàn kết không phải chỉ làm khi chúng lớn mà ngay chính từ lúc nhỏ này. Trong cách chúng ta ứng xử, cách chúng ta giải quyết xung đột và cách chúng ta yêu thương các con là lúc chúng ta đang dạy trẻ tình yêu và sự đoàn kết giữa các con.
Đây là 4 cách để khơi lòng yêu thương và đoàn kết giữa các anh chị em trong nhà:

Cha mẹ không phải lúc nào cũng can thiệp vào xung đột giữa các con

Trẻ con chơi với nhau thì dĩ nhiên không tránh khỏi xung đột. Việc giúp các con giải quyết xung đột là nên làm. Tuy nhiên, giải quyết tất cả xung đột là không nên bởi vì các con sẽ cần phải tự học cách điều hòa và giải quyết xung đột giữa các con. Đó là cách thỏa thuận giữa những đứa trẻ. Khi cha mẹ can thiệp thì chỉ làm tăng sự ngờ vực về quyền lực, ngược lại khi 2 đứa trẻ tự giải quyết thì chúng học được cách thỏa hiệp.
Vậy khi nào cha mẹ cần can thiệp? Khi chúng làm tổn thương nhau như đánh nhau chẳng hạn, thì cha mẹ nên can thiệp ngay. Nguyên tắc can thiệp là dựa trên công bằng và luật lệ. VD, dù ai sai hay đúng, đánh nhau là không được phép trong nhà (quy định luật này rõ ràng cho trẻ hiểu trước đó) và tất cả đều bị phạt nếu xảy ra đánh nhau.

Dành thời gian cho con, nhưng chia ra làm các phần sau:

• Dành thời gian riêng cho mỗi đứa trẻ
• Dành thời gian cho các đứa trẻ chơi, trò chuyện cùng nhau và cùng với cha mẹ
Thực ra, với trẻ dưới 6 tuổi thường có tính cố hữu cao. Nghĩa là trẻ xem thời gian bên mẹ là 1 phần trong cố hữu. Đó là sự phát triển tự nhiên, do đó, cha mẹ nên dành thời gian 1 cách công bằng cho các bé, đừng vì bé nhỏ được chăm lo hơn mà bỏ bê 1 số hoạt động cùng bé lớn.

Không nên dùng các từ lôi kéo sự ganh tị

Các câu nói tưởng chừng như vô ý nhưng nó trở thành khái niệm “goody” trong mỗi trẻ khi nói về anh chị em của mình. VD, cha mẹ thường so sánh với chị mình là chị ngoan học giỏi, thì đứa em luôn nghĩ rằng “mình làm sao goody bằng chị được”.
Cũng đừng lấy đứa này làm nền cho đứa khác. VD “chị Na làm con khóc hả, chị Na hư mẹ la chị Na nhé (thực ra chỉ là câu nói vui để dỗ trẻ”

Tạo hoạt động vui chơi để cả hai cùng tham gia

• Các hoạt động cùng gia đình và ở đó các trẻ tham gia cùng nhau là 1 cách rất tốt để học về yêu thương và chia sẻ. Tuy nhiên, khi chơi phải quy định luật lệ rõ ràng, cách thức chơi và thưởng phạt rõ ràng, không thiên vị, không bất công bằng trong phân bố trò chơi hay lượng chơi/lượt chơi. Những điều này quan trọng để trẻ nhận ra vai trò cũng mỗi trẻ trong 1 hoạt động chung của gia đình. Khi bạn tự giảm lượng cho bé nhỏ, bạn nghĩ bạn đang thương và muốn tốt cho bé nhỏ, nhưng thực ra bạn đang làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về công bằng của trẻ. Đứa trẻ sẽ có cái nhìn sai lệch và nó ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức của trẻ sau này
• Có thể phân chia công việc nhà dựa vào sức và độ tuổi và nên nói rõ với các bé.
• Các bé lớn có thể được mời chăm sóc em. Bạn nên hiểu rằng là trẻ được mời, chứ không có trách nhiệm chăm sóc em. Điều này nghe có vẻ kì cục, sao lại mời, đáng lẻ là nghĩa vụ chứ. Tuy nhiên, thực ra chúng ta không thể bắt 1 ai có nghĩa vụ phải làm điều gì trừ khi họ cảm thấy điều đó là nên làm. Điều quan trọng ở đây là giúp trẻ lớn hiểu và tham gia giúp đỡ. VD, mẹ bận tay, con giúp mẹ lấy bình sữa cho em nhé. Trẻ sẽ học được cách nhìn thấy sự khó khăn của ai đó và từ đó tự xây dựng sự quan tâm và hỗ trợ. Đó là cách chúng ta dạy những đứa con trong gia đình. Chỉ khi hiểu được điều này, khi đứa này nhìn thấy khó khăn của đứa khác, chúng hiểu và nhận ra làm cách nào hỗ trợ. Đó là đoàn kết tình anh chị em. Ngược lại, đứa trẻ lớn lên mà chỉ được bảo là phải giúp em chứ, sao anh chị em không yêu thương nhau thì chúng không thể hiểu “tại sao phải giúp nó chứ?”

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây