DẠY DỖ TRẺ TRONG KỸ LUẬT LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Bạn nghĩ nếu 1 đứa trẻ được nuôi dưỡng trong 1 gia đình có kỹ luật và 1 gia đình không hề có kỹ luật gì cả cứ để trẻ tự do thoải mái, thì đứa trẻ nào lớn lên hạnh phúc và thành công hơn. Trong một quyển sách nổi tiếng của TS. Christopher, ĐH Sydney, Úc, ông nhấn mạnh: cha mẹ không chỉ phải là 1 mẫu gương có kỷ luật với trẻ, mà gia đình bạn cũng cần có những phương pháp dạy dỗ và kỹ luật hợp lý. Vì điều này sẽ giúp trẻ xây dựng tính kỷ luật cho bản thân. Dĩ nhiên, những đứa trẻ này lớn lên sẽ trở nên hạnh phúc và thành công hơn.
Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King’s College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand cũng đã cho thấy những đứa trẻ được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ sẽ có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.
Thật ra, trong mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển và hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi và gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà liệu trẻ có trở nên buông bả hay trở nên có kỷ luật sau đó. VD, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.

DẠY DỖ TRẺ CÓ KỸ LUẬT HỢP LÝ LÀ GÌ?

Dạy dỗ trẻ có kỹ luật là 1 phương pháp cho thấy mang hiệu quả giáo dục cao vì chúng mang đến cho trẻ đủ sự áp lực, nhưng cũng đủ tích cực để phát triển bản thân trẻ, hay còn gọi là kỹ luật tích cực hay kỹ luật hợp lý. Nghĩa là trẻ cần phải được dạy để hiểu sự giới hạn, các luật lệ, và sự tôn trọng các quyết định của người khác từ nhỏ. Điều này là cần thiết với trẻ con. Khi sinh ra, trẻ bắt đầu học hỏi cách thế giới xung quanh hoạt động ra sao. Nếu bạn tạo cho trẻ thấy 1 thế giới quá dễ dãi, muốn gì được nấy thậm chí những điều vô lý thì chúng ta chỉ đang tạo 1 thế giới khác cho trẻ, chứ không phải thế giới trẻ đang sống. Sống trong 1 thế giới được giả lập, trẻ thiếu đi các công cụ cần thiết để vượt qua các mối quan hệ và thách thức trong cuộc sống hiện thực như kỷ luật tự giác, tôn trọng người khác và hợp tác với bạn bè. Liệu đứa trẻ đó có thực sự hạnh phúc khi lớn!
Khi nào bạn áp dụng các kỹ luật tích cực cho trẻ?
Càng sớm càng tốt, khi trẻ bắt đầu hiểu thế giới trẻ đang sống. Có thể bắt đầu từ việc ăn dặm, việc chơi, việc giao tiếp, việc học… Tuy nhiên, mỗi độ tuổi trẻ sẽ hiểu cách kỹ luật khác nhau.
* Dưới 18 tháng tuổi: trẻ thực sự không hiểu về hành vi nào là sai hay đúng. La mắng hay khẽ tay đau đó không phải cách giáo dục tốt và hiệu quả vì trẻ vẫn sẽ lập lại các hành vi đó. Điều cha mẹ nên làm là phân biệt rạch ròi thái độ với những đòi hỏi của trẻ. Chỉ có 2 thái độ “cho phép” hoặc “không cho phép” và kiên định với thái độ và quyết định của bản thân. Dù trẻ năn nỉ, khóc lóc, bướng bỉnh, bạn không chuyển từ “không” sang “có” hoặc ngược lại. Chính cái mập mờ này mà làm đứa trẻ hình thành 1 vùng màu xám cho các đòi hỏi.
* Từ 18 tháng tuổi -6 tuổi: Vẫn tiếp tục giữ thái độ có hay không, tuy nhiên, độ tuổi này trẻ bắt đầu nhận ra điều gì nên làm, điều gì không. Nghĩa là trẻ có thể biết về luật lệ, nhưng nhớ rằng trẻ vẫn chưa thật sự hiểu hành vi nào là sai hay đúng. Do đó, la mắng hay đánh đau luôn là phương pháp không hiệu quả. Điều hiệu quả ở đây là cho trẻ biết quy trình diễn ra nên như thế nào, đâu là giới hạn, đâu là hậu quả của vi phạm giới hạn, đâu là được khen thưởng tán dương, đâu là bị phạt… Trẻ sẽ tuân thủ tốt nếu được cho hiểu tốt các luật lệ này. Do đó, bạn nên sớm giới thiệu các luật lệ rõ ràng trong hoạt động hằng ngày của trẻ như luật chơi, luật ăn, luật im lặng, luật dùng Ipad…

NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM ĐỂ DUY TRÌ TÍNH KỶ LUẬT CHO TRẺ

Song song với thiết lập luật lệ và kỷ luật với trẻ, cha mẹ nên bắt đầu giúp trẻ xây dựng kỷ luật cho bản thân thông qua những điều sau:
a. Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định
Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.
Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.
b. Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ
c. Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.
Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.
Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây