Cúm B có thể trở thành mối nguy hiểm với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Với mong muốn giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về cúm B, sau đây sẽ là những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Văn Lý – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Cúm B là gì?
Cúm B là một bệnh về đường hô hấp phổ biến ở người gây nên bởi virus. Khác với virus cúm A có nhiều chủng gây bệnh (H1N1, H3N2, H5N1,…), virus cúm B chỉ có một loại chủng duy nhất.Loại virus này ít biến đổi về cấu trúc kháng nguyên, và chỉ có thể gây nên các bệnh cúm thông thường, diễn biến đơn giản và có thể kết hợp với những loại virus cúm khác gây bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân gây cúm B
Tác nhân gây cúm B trực tiếp là do virus. Khác với virus cúm A, virus cúm B không biến đổi để tạo thành những chủng nguy hiểm. Virus cúm B chỉ có một chủng duy nhất, đây là loại vi khuẩn lành tính gây ra những triệu chứng như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, đã từng có một số trường hợp tử vong do nhiễm cúm B. Việc nắm bắt được những nguyên nhân gây cúm là điều cần thiết để điều trị và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên cúm B là sự lây truyền qua đường hô hấp giữa người với người. Việc lây lan cúm có thể bắt nguồn từ những hành động sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: giao tiếp, nói chuyện với người bị cúm.
- Người nhiễm cúm B hắt hơi, sổ mũi, ho: Virus cúm có chứa trong tiết dịch của họ có thể xâm nhập trực tiếp vào những người xung quanh qua mũi, miệng.
- Dùng chung đồ dùng sinh hoạt: dùng chung chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt,… với người bị bệnh.
- Tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm khuẩn: virus cúm B có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài từ vài giờ cho tới vài ngày. Do đó, các vi khuẩn trong tiết dịch của người bệnh có thể dễ dàng bám dính vào những đồ vật tập trung nhiều vi khuẩn như tay nắm cửa, công tắc, điều khiển, điện thoại di động và lây cúm cho những người bình thường.
- Do đến những nơi đông người: những nơi công cộng tập trung đông người là điều kiện lý tưởng để virus cúm B lây nhiễm. Những chỗ như trường học, bể bơi, chợ, lễ hội là những nơi bạn cần chú ý có những biện pháp phòng ngừa cúm khi tới.
Ngoài ra, một số yếu tố là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh cúm B phải kể đến là yếu tố thời tiết. Tuy bệnh cúm B lưu hành quanh năm ở nước ta, nhưng thời tiết vào mùa đông hoặc những lúc giao mùa là thời điểm thuận lợi để dịch cúm B bùng phát. Đặc biệt là ở những nơi vệ sinh kém, người dân còn thiếu ý thức về phòng tránh và điều trị bệnh.
Triệu chứng của cúm B
Như đã đề cập ở trên, virus B là loại vi khuẩn lành tính. Khi bị nhiễm virus, thời gian ủ bệnh khi xuất hiện những triệu chứng cúm là từ 1 đến 3 ngày. Và bệnh diễn biến trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Tất cả mọi người đều là đối tượng của virus cúm B, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người già và người mắc bệnh mạn tính là những nhóm người dễ bị lây nhiễm cúm B hơn cả.
Trong thời gian phát triệu trứng, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Viêm đường hô hấp trên: đau họng, ho, sổ mũi.
- Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi.
Đa phần người nhiễm bệnh cúm B sẽ tự khỏi bệnh sau một thời gian ngắn. Bệnh không có kháng sinh, và sau khi bị nhiễm bệnh, chỉ một thời gian sau người bệnh sẽ bị nhiễm virus trở lại.
Phòng tránh bệnh cúm B
Virus cúm B lưu hành quanh năm, thời tiết vào mùa đông hoặc những lúc giao mùa là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, lây lan và tạo thành dịch cúm. Đặc biệt là ở những khu vực vệ sinh kém, những vùng có dân trí thấp, ít được tiếp xúc với các dịch vụ y tế như dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Virus cúm B là chủng virus có sức đề kháng kém nhưng lại có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài khá lâu. Do đó, để phòng cúm B một cách hiệu quả, mỗi người cần thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Người bệnh cần chủ động ngăn ngừa virus lây lan sang những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, sử dụng viên ngậm IgY Gate.
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt khi trong nhà có người bị nhiễm cúm B.
- Rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn.
- Dọn dẹp nơi ở xung quanh, sử dụng những dung dịch tiệt trùng, diệt khuẩn để dọn dẹp nhà cửa, nơi làm việc, đặc biệt là những chỗ tập trung nhiều vi khuẩn như tay nắm cửa, công tắc đèn, điện thoại, điều khiển…
- Hạn chế đến những nơi công cộng đông người, khi đi ra đường nên đeo khẩu trang y tế.
Giải pháp phòng ngừa cúm B hiệu quả từ kháng thể OvalGen FL
Việc tìm ra kháng thể IgY của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chống lại các chủng virus gây bệnh cúm ở người. Công nghệ áp dụng kháng thể trực tiếp để bất hoạt virus này đã được ứng dụng trong mỗi viên ngậm IgYGate F.
Khi ngậm sản phẩm trong miệng, kháng thể Ovalgen FL sẽ được giải phóng và tạo thành một màng lưới giúp “bắt dính” các loại chủng virus gây cúm phổ biến như H1N1, H3N2. H5N1 và cúm B. Sự linh hoạt trong cơ chế tác dụng của viêm ngậm không những giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…từ đó giúp mau chóng hết cúm mà còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Sử dụng viên ngậm IgYGate F thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa.
Sản phẩm là người bạn đồng hành không thể thiếu của người dân Nhật Bản, nay đã có mặt tại Việt Nam trên hầu khắp các đại lý, nhà thuốc trên toàn quốc.