Cúm A là gì? Nguyên nhân gây bệnh, Cách phòng chống hiệu quả

Cúm A
Cúm A

Có ba chủng cúm bao gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó cúm A là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch cúm ở người. Có nhiều tác nhân gây nên bệnh cúm A nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại virus: H1N1, H3N2 và H5N1. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quán về cúm A, sau đây sẽ là những thông tin được bác sĩ Lê Thị Mẫn (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cung cấp với igygate.vn.

Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát thành ổ dịch lớn trể cả nước. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm do các chủng virus cúm A gây nên làm tử vong tới hàng trăm ngàn người.

Yếu tố gây bệnh cúm A?

Trải qua thời gian, cúm A biến thể phân thành nhiều phân nhóm cúm khác nhau gây nên những đại dịch nguy hiểm trong lịch sử loài người, tiêu biểu là: H2N8 (1889-1890), H3N8 (1900-1903), H1N1 (1918-1919 và 1946-1947; 1977-1978), H2N2 (1957-1958), H3N2 (1968-1969 ).

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hai phân nhóm cúm A phổ biến nhất hiện nay đó là H1N1 và H3N2. Ngoài ra vào năm 1997, các nhà khoa học phát hiện chủng cúm A với tên gọi H5N1 trên một người tại Hồng Kông. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp nhiễm H5N1 và 234 người bị tử vong do chủng cúm này.

Với đặc tính cấu tạo đặc biệt, virus cúm A có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc kháng nguyên để gây nên những triệu chứng nguy hiểm ở người. Tùy vào mức độ thay đổi của virus, thậm chỉ chỉ cần sự thay đổi lớn trên bề mặt kháng nguyên của virus cũng có thể gây nên đại dịch lớn. Tổ chức Y tế thế giới lo ngại virus cúm A H3N2 và H1N1 tái tổ hợp với virus H5N1 để tạo ra một chủng virus mới hung hãn hơn, lan truyền mạnh hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người.

Nguyên nhân gây bệnh cúm A

Nguyên nhân trực tiếp

Cúm A là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus gây nên. Cúm có thể phát triển thành ổ dịch lớn, bùng phát trên một diện rộng trở thành dịch lây lan trên cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới. Vào năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận virus cúm H1N1, một phân nhóm của cúm A, đã lây lan trong 160 quốc gia và làm hơn 800 người tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh cúm A
Nguyên nhân gây bệnh cúm A

Virus cúm A thường biến đổi, các nhà khoa học phân nhóm virus bằng các ký tự chữ H, N và chữ số đứng sau.Việc ký hiệu các nhóm virus này dựa vào các tiêu chí: năm phát hiện, nơi phát huyện ra virus, chỉ số kháng nguyên Hemagglutinin và Neuramidase.

Vỏ của virus cúm A là glycoprotein bao gồm hai kháng nguyên là kháng nguyên Hemagglutinin ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H) và kháng nguyên Neuraminidase trung hòa (viết tắt là N). Trải qua thời gian dài, hiện nay kháng nguyên H đã biến đổi qua 15 loại từ H1 tới H15, kháng nguyên N có 9 loại từ N1 tới N9.

Nhờ đặc tính cấu tạo, virus cúm A có khả năng tổ hợp hai loại kháng nguyên H và N để tạo nên các phân nhóm khác nhau của virus cúm A. Kể từ khi phát hiện ra virus cúm A, hai kháng nguyên này luôn luôn biến đổi và tạo thành những loại virus mới thuộc nhóm A hung hãn, mãnh liệt hơn. Một ví dụ tiêu biểu cho sự nguy hiểm của virus cúm A đó là dịch cúm H5N1 xảy ra vào năm 2008 đã gây ra cái chết cho hàng trăm người trên thế giới. Sở dĩ cúm A/H5N1 gây nên tình trạng tử vong cao ở người tới vậy là do cơ thể con người lúc đó còn rất xa lạ với loại virus cúm này. H5N1 là một trong những biến thể của virus cúm A bắt nguồn từ gà, trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus này là do tiếp xúc với gà mang virus H1N1 biến thể.

Nguyên nhân gián tiếp

Nguyên nhân trực tiếp gây cúm A ở người do các chủng cúm A phổ biến nhất là H1N1, H3N2 và H5N1.  Virus lây truyền qua đường hô hấp, mỗi khi người bệnh sổ mỗi hay hắt hơi, những tiết dịch trong cơ thể người cúm thoát ra môi trường bên ngoài sẽ mang theo một lượng virus cúm. Người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với những tiết dịch này sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cúm.

Bản chất của virus cúm A là lipoprotein, đa số các phân nhóm của loại virus này có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời, bị tiểu diệt ở nhiệt độ lớn hơn 56 độ C,… Tuy nhiên, khi tồn tại ở môi trường bên ngoài trong điều kiện bình thường, đặc biệt là lúc thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, virus cúm A có thể tồn tại hàng giờ, thậm chí là vài ngày.

Với những đặc tính nguy hiểm của virus cúm A, một người có thể bị nhiễm bệnh bởi những nguyên nhân sau:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm cúm qua giao tiếp, người bình thường bị những tiết dịch trong cơ thể của người bệnh như nước mũi, họng khi sổ mũi, hắt xì xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp như hít, nuốt phải.
  • Do sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn…) với người  bị nhiễm bệnh, hoặc vô tình chạm vào những đồ gia dụng trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, tay nắm cửa…) và sau đó đưa tay lên mũi, miệng cũng có khả năng lây nhiễm cúm A cao.
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm cúm A cũng có thể lây bệnh từ các loài đồng vật có vú như lợn, ngựa hay các loài chim, gia cầm.
  • Những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, công viên, bể bơi là môi trường thuận lợi cho virus cúm A lây lan.

Các phương pháp phòng bệnh cúm A

Cúm A lây lan qua đường hô hấp, chính vì thế các phương pháp phòng chống cúm A cũng không quá phức tạp với mọi người. Để phòng cúm A hiệu quả, bác sĩ Cúc nhấn mạnh cần phải vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở sạch sẽ, đồng thời chú ý thực hiện những phương pháp sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất từ 2 đến 3 lần một ngày.
  • Sử dụng những sản phẩm có công dụng sát khuẩn để rửa tay, mặt, nhỏ mũi và sát khuẩn họng hằng ngày.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc tay để che miệng, mũi, mỗi khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó rửa sạch tay và cho khăn giấy vào thùng rác.
Các phương pháp phòng bệnh cúm A
Các phương pháp phòng bệnh cúm A
  • Không nên cho tay lên mắt, mũi, miệng bởi vi khuẩn cúm A có thể từ tay và lây nhiễm qua các bộ phận trên.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, tuân thủ thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh (thìa, đĩa, chén, bát, khăn…)
  • Tắm rửa hằng ngày và giặt sạch quần áo sau khi thay ra, không để quần áo dính nước.

Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ

  • Khử trùng những đồ vật có khả năng là nơi trú ẩn của virus nhiều nhất như điện thoại, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn phím, chuột vi tính, cần gạt toilet, điều khiển tivi.
  • Đảm bảo chỗ ở và làm việc luôn được dọn dẹp sạch sẽ, luôn đảm bảo văn phòng làm việc được thoáng mát. Vệ sinh và khử trùng những bề mặt như bàn làm việc, bàn ăn, bếp ăn.
  • Tẩy uế chuồng trại khi có gia cầm mắc dịch, sử dụng những dung dịch thuốc theo chỉ định của cơ quan kiểm dịch.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, đeo khẩu trang y tế khi đến những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với những người có triệu chứng cúm A.

Cần lưu ý rằng tuy virus cúm A đa phần là loại virus có sức đề kháng yếu, có khả năng bị tiêu diệt ở nhiệt độ lớn hơn 56 độ C, nhưng khi tồn tại ở môi trường bên ngoài, nhất là khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, thời gian sống sót của virus cúm A có thể lên tới vài ngày. Do vậy, việc vệ sinh cá nhân của như nơi ở xung quanh rất cần thiết để phòng bệnh cúm A cũng như những căn bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là khi mùa dịch tới.

Sử dụng những phương pháp y tế

  • Thực hiện tiêm chủng phòng chống virus cúm. Để cơ thể có kháng thể chống lại virus cúm, việc dùng chủng ngừa là điều cần thiết, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đều là những đối tượng lý tưởng để virus cúm A tấn công và gây bệnh.
  • Khi cơ thể có những biểu hiện nặng như khó thở, co giật, sốt cao, ho, sổ mũi ra tiết dịch có chứa máu. Lúc này cơ thể bạn đã bị suy hô hấp do bội nhiễm virus, cần đến ngay những cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Di chứng của cúm A

Virus cúm A tấn công và gây nên những tổn thương cho hệ hô hấp của cơ thể khiến cơ thể bị suy yếu. Những tổn thương trên phổi cũng cần một thời gian lâu dài để phục hồi.

Di chứng của cúm A
Di chứng của cúm A

Ở phụ nữ mang thai, khả năng bị nhiễm cúm A nhiều hơn ở người bình thường do cả hai cơ thể sống đều phải chống chọi với virus, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm. Hơn nữa, trong nhiều nghiên cứu khoa học, virus cúm có khả năng gây đột biến gen dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi, phổ biến nhất là trong vòng 3 tháng đầu.

Trên đây là những thông tin bổ ích và cần thiết cho mọi người về cúm A – căn bệnh phổ biến ở người. Đây là chứng bệnh tuy đơn giản nhưng vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho người mắc phải. Đừng để cúm A trở thành nỗi ám ánh của bạn và gia đình. Một giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi sổ mũi, nhức đầu, sốt… và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm đến từ Nhật Bản đó là sử dụng IgY gate F mỗi ngày.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây