Cúm A là gì? Tìm hiểu chung về bệnh cúm A: Nguyên nhân, Điều trị

Cúm A H1N1
Cúm A H1N1

Cúm H1N1 là bệnh gây nên bởi một chủng virus cúm A. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh cúm phổ biến ở con người. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm này, sau đây igygate.vn sẽ gửi tới bạn những thông tin hữu ích về bệnh cúm H1N1 do Bác sĩ Lê Thị Bính cung cấp.

Cúm H1N1 là gì?

Cúm H1N1 là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tinh do virus gây nên. Không giống như các chủng cúm H5N1 và cúm H7N9 lây từ gia cầm sang người, cúm H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc với virus trong nước, tiết dịch khi người ho hoặc hắt hơi. Virus H1N1 cũng có khả năng tồn tại ở ngoài môi trường bên ngoài trong một thời gian dài, do đó việc người bình thường tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus sau đó đưa vào mắt, mũi, miệng cũng khiến họ bị lây nhiễm cúm H1N1..

Cúm H1N1 tại Việt Nam

Ngày 31/05/2009, Việt Nam phát hiện ca cúm H1N1 đầu tiên trong cả nước. Số trường hợp lây nhiễm tăng lên gần 800 ca chỉ sau hai tháng. Căn bệnh này lây lan ra gần 30 tỉnh của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ khi bệnh được phát hiện ở Việt Nam tới giờ đã có hàng nghìn người nhiễm và số lượng người tử vong lên tới hơn 50 người.

Những đặc tính của virus cúm H1N1

Sở dĩ, bệnh có sức lây lan mạnh tới vậy bởi vì do những đặc tính của virus cúm H1N1 có khả năng lây lan qua đường hô hấp cũng giống như sự lây truyền của bệnh cúm theo mùa. Loại virus này mang trong mình những đặc tính sau:

  • Virus lây truyền từ người này sang người khác do hắt hơi. sổ mũi (khi đó virus cúm ở trong các tiết dịch người bệnh có thể sẽ tiếp xúc với cơ thể người bình thường qua đường hô hấp để gây bệnh).
  • Virus có khả năng tồn tại từ 1 đến 2 ngày khi ở môi trường bên ngoài như các vật dụng trong gia đình, bàn, ghế, giường tủ, điện thoại di động, tay nắm cửa… trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và 5 phút trong lòng bàn tay.
  • Virus cúm H1N1 có khả năng sống trong môi trường nước 4 ngày ở nhiệt độ 22 độ C và gần một tháng ở 0 độ C.
  •  Kể từ khi có triệu chứng của bệnh, người nhiễm cúm H1N1 có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh trong vòng 8 ngày.
  • Bệnh lây lan càng mạng khi có sự tiếp xúc trực tiếp, ở nơi công cộng, tập trung đông người.

Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1

Như đã đề cập ở phần trên, bệnh cúm H1N1 lây lan qua đường hô hấp. Hơn nữa, do khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của loại virus này rất cao nên tốc độ lây truyền của  cúm H1N1 là vô cùng mạnh mẽ. Virus cúm H1N1 trong điều kiện bình thường có khả sống từ 24 tới 28 tiếng, trong môi trường nước có thể lên tới 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C. Người mắc cúm H1N1 có thể do những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1
Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1
  • Hít phải khí có chứa dịch tiết của người bệnh: Khi người nhiễm bệnh sổ mũi, hắt hơi, trong tiết dịch đưa ra ngoài cơ thể họ luôn chưa một lượng virus cúm H1N1. Những người xung quanh vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với chúng sẽ có khả năng nhiễm cúm nếu không có biện pháp phòng ngừa.
  • Tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus: Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu, có thể lên tới 2 ngày trên những vật dụng gia đình như tay nắm cửa, bàn, ghế, giường, tủ,… Một khi người chưa bị nhiễm bệnh chạm tay vào rồi lại đưa tay trực tiếp lên miệng, virus sẽ theo đường hô hấp xâm nhập vào phổi gây nên bệnh cúm H1N1 nguy hiểm.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: Người bị nhiễm cúm H1N1 có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh trong vòng 7 ngày từ khi có những triệu chứng của bệnh. Do đó, một người binh thường khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua giao tiếp, hôn hoặc quan hệ tình dục thì khả năng bị nhiễm virus cúm H1N1 là khó tránh khỏi. Đặc biệt là ở những nơi công cộng đông người như công viên, lễ hội, bể bơi thì sự lây lan của virus càng mạnh mẽ.

Phải làm gì khi bị cúm H1N1?

Đa số những người khỏe mạnh sau khi bị nhiễm  H1N1 sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tỷ lệ tử vong theo thống kê những năm gần đây thì số người chết do nhiễm cúm H1N1 là 0-4%. Đây là một con số tuy không cao những vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không chú ý những triệu chứng nặng của cúm H1N1.

Để hạn chế biến chứng cũng như giúp bạn đọc không còn bị khó chịu trong cơ thể khỉ bị mắc cúm, bác sĩ Tần sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích để đối phó với cúm H1N1 một cách hiệu quả.

Điều trị H1N1

Tamiflu và Relenza là hai loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cúm H1N1. Đây là thuốc kháng virus và có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nhưng virus H1N1 cũng có thể phát triển và kháng được thuốc. Các bác sĩ chỉ khuyên dùng Tamiflu và Relenza khi xuất hiện những triệu chứng nặng của bệnh.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này là thời gian sử dụng thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Do đó nếu sau thời gian này sử dụng thì thuốc sẽ không còn tác dụng nữa, vì khi ấy vi khuẩn đã từ trong máu xâm nhập được vào các tế bào của cơ quan hô hấp.

Điều trị H1N1
Điều trị H1N1

Cách ly người bệnh

Virus cúm H1N1 lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, cách ly người nhiễm bệnh là bước rất cần thiết để ngăn không cho bệnh bùng phát thành dịch. Đối với gia đình có người bị H1N1, cần thực hiện những bước cách ly sau:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt…).
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng khẩu trang cả ở trong nhà và ngoài đường.

Vệ sinh sạch sẽ

Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của virus H1N1 rất cao, có thể lên tới 2 ngày khi tồn tại trên những vật dụng gia đình, 12h trên quần áo, 5 phút trong lòng bàn tay, vi khuẩn có thể sống tới 1 tháng trong môi trường nước 0 độ C. Với đặc tính nguy hiểm này, việc vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở xung quanh là điều vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan của H1N1.

Chú ý những triệu chứng

Người bệnh có khả năng khỏi H1N1 mà không cần điều trị, nhưng vẫn có xác suất biến chứng. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 70 người tại Việt Nam tử vong vì cúm H1N1. Do đó, không thể bỏ qua những triệu chứng nguy hiểm của bệnh. Khi cơ thể của bạn xuất hiện những dấu hiệu này, cần tới ngay những trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế trường hợp xấu xảy ra:

  • Khó thở, đau ngực tiết dịch ở mũi, họng có máu.
  • Người mệt mỏi, không tỉnh táo, bị mất nước, lười hoạt động, khó thức dậy vào buổi sáng.

Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1

Virus cúm H1N1 là loại virus có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể bị virus tấn công, từ trẻ em mới sinh cho tới người già, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. H1N1 có khả năng bùng phát và trở thành dịch lớn trên cả nước. Sở dĩ virus có khả năng lây lan mạnh mẽ đến vậy là do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.

Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài rất lâu. Cụ thể, nó có thể sống đước tới hai ngày “bám dính” trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn… Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm phải virus cúm H1N1 là từ 0-4%. Mức độ tử vong sẽ phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.

Cúm H1N1 có những biểu hiện không khác gì với cúm thường, bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, có thể sốt. Với những người khỏe mạnh có sức đề kháng cao, sau khi bị nhiễm bệnh vài ba ngày sẽ tự khỏi bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc.

Những biến chứng của bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho người nhiễm phải cúm H1N1, bao gồm:

  • Suy hô hấp cấp: Tình trạng nguy hiểm này xảy ra khi người bệnh có biểu hiện của những triệu chứng lấm sàng như khó thở, thiếu oxy, mạch đập nhanh và thở dốc, có dấu hiệu tổn thương phổi. Ngoài ra có thể kèm thêm một số dấu hiệu như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan.
  • Xuất hiện bệnh mạn tính: Một số trường hợp hiếm gặp sẽ xuất hiện các bệnh mạn tính như suy gan mạn, các bệnh tim mạch, đái đường, hen suyễn, COPD.

Phụ nữ có thai có tỷ lệ biến chứng cúm H1N1 cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn bởi phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ dàng bị virus gây nên những biến chứng. Do đó, các bà bầu cần để ý kỹ những dấu hiệu của biến chứng cúm H1N1 để có thể điều trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1
Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1

Khi bạn có những biểu hiện sau đây của các biến chứng nguy hiểm do cúm H1N1 gây ra, hãy nhanh chóng tới những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chẩn đoán và điều trị:

  • Khó thở, tiết dịch ở mũi, họng (đờm), chuyển sang màu sanh đậm và đặc, có lẫn máu, huyết áp thấp, ngực đau.
  • Không tỉnh táo, co giật, có cảm giác người yếu đi, khó thức dậy vào buổi sáng.
  • Xảy ra tình trạng mất nước, lười hoạt động, lượng nước tiểu giảm, cơ thể rơi vào trạng thái lơ mơ.

Xóa nỗi lo cúm H1N1 cùng kháng thể IgY

Với sự phát triển của khoa học, các nhà khoa học viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công kháng thể thụ động IgY ( Ovalgen F ) được chiết xuấtừ lòng đỏ trứng gà giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt… từ đó giúp nhanh khỏi cúm.

Hàm lượng kháng thể IgY có chứa trong mỗi viên ngậm IgYGate F có khả năng giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm H1N1

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây